2.2.3.1. Đánh giá về số lượng và cơ cấu lao động trong giai đoạn 2012 - 2014 của Công ty.
12 năm 2014 số lao động trong Công ty TNHH XD - TM Việt Séc là 193 lao động. Trong đó, được phân bố như sau:
- Khối các phòng ban có 22 người chiếm 11,40%.
- Các đơn vị trực tiếp sản xuất là 171 người chiếm 88,60%.
Do Công ty TNHH XD - TM Việt Séc là Công ty xây dựng thủ công là chủ yếu cho nên lượng công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty chiếm tỷ trọng rất cao là 88,60% trong tổng số lao động của Công ty.
2.2.3.2. Cơ cấu theo bộ phận chức năng
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu nhân viên theo bộ phận chức năng STT Bộ phận chức năng Số lượng Tỷ trọng % 1 Kỹ sư xây dựng 8 4.15 2 Kiến trúc sư 12 6.22 3 Kỹ sư điện 2 1.04 4 Nhân viên hành chính 6 3.11 5 Công nhân 165 85.49 Tổng cộng 193
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH XD - TM Việt Séc, năm 2015) 1. Về đội ngũ cán bộ quản lý của công ty
Cán bộ quản lý gồm chỉ huy các cấp trên công trường, các nhân viên kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ, tùy theo chức trách được giao mà có chức danh khác nhau. Trách nhiệm cán bộ quản lý là đảm bảo cho các hoạt động xây dựng trên công trường thực hiện đúng thiết kế, đúng tiến độ, đúng quy trình quy phạm, đúng quy tắc an toàn và đúng dự toán nhưng lại trong bối cảnh dễ có nhiều biến động về thiết kế, về thời tiết, về cung ứng, về giá cả và các rủi ro khác.
Quản lý công trình là những nhân viên có năng lực phẩm chất tốt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường đại học chuyên nghiệp, đồng thời đã qua chỉ đạo thực tiễn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Mặt khác công ty thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật thông qua hình thức đào tạo tại chỗ.
- Số kỹ sư xây dựng là 8 người, chiếm 4,15% trong tổng số nhân viên của công ty.
- Số kiến trúc sư là 12 người, chiếm 6,22% - Số kỹ sư điện là 2 người, chiếm 1,04%
- Số nhân viên hành chính là 6 người, chiếm 3,11%
2. Về đội ngũ công nhân của công ty
Công nhân kỹ thuật xây dựng chia thành ba nhóm chính: công nhân kết cấu, công nhân hoàn thiện và công nhân cơ điện. Tùy theo chuyên môn mà công nhân kỹ thuật có tên gọi khác nhau như thợ nề, thợ mộc, thợ sắt, thợ bê tông, thợ hàn, thợ điện, thợ máy, … Một số khâu thi công có máy móc phức tạp hay cần kỹ thuật cao (trong lắp máy) thì có cả kỹ sư trực tiếp tham gia lao động.Công nhân kỹ thuật phải qua đào tạo tại các trường dạy nghề sơ cấp, trung cấp, … và được cấp chứng chỉ.
Công nhân lao động phổ thông làm các lao động nặng nhọc như bốc vác, vận chuyển, đào đắp, phá dỡ, thu dọn, … Một số làm thợ phụ cho công nhân kỹ thuật. Công nhân lao động chỉ cần được huấn luyện ít ngày về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và kỷ luật lao động. Ngoài các loại nhân lực nói trên, trên công trường còn có một số nhân lực khác như vận tải, bảo dưỡng trang thiết bị và xe cộ, bảo vệ, giữ kho,… Hiện nay số công nhân lao động: thợ mộc, thợ hồ, thợ sơn, thợ vecni sơn dầu, phụ hồ là 165 người.
Đội ngũ công nhân là lực lượng lớn, chiếm đến 85,49%, là nòng cốt trong thi công, có nhiều kinh nghiệm làm việc và xử lý tình huống kỹ thuật phức tạp, yêu nghề. Đội ngũ này đa số trưởng thành từ thực tế, ít hiểu biết về lý thuyết, tư tưởng ngại học tập nâng cao trình độ, một số ít thì bảo thủ. Đây là những nhược điểm cần phải khắc phục. Vì vậy, công ty cần phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại để nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật.