Công tác sắp xếp, bố trí lao động (biên chế nhân lực nội bộ doanh nghiệp)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH XD TM Việt Séc (Trang 45 - 46)

Phân công lao động là tìm cách, biết cách giao việc cho người hoặc sắp xếp người vào việc đảm bảo người phù hợp với việc nhất có thể. Trong doanh nghiệp sản xuất nếu người cán bộ quản lý có trình độ phân công bố trí lao động đúng, hợp lý sẽ đảm bảo sử dụng lao động hợp lý, tiết kiệm sức lao động, phát huy tính chủ động và sáng tạo của mỗi người. Tạo điều kiện duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài cũng như sự hứng thú của người lao động. Đồng thời vẫn đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vật chất kỹ thuật như máy móc, thiết bị vật tư. Từ đó năng suất lao động sẽ cao, hiệu quả sản xuất sẽ tốt. Nếu phân công lao động không đúng thì người lao động không phát huy được năng lực sở trường, làm việc trái ngành, trái nghề dẫn đến hậu quả người lao động chán nản, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chung của doanh nghiệp.

Để tiến hành phân công bố trí lao động hợp lý, hàng năm lãnh đạo Công ty căn cứ vào số lượng lao động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của cán bộ công nhân viên để xây dựng phương án bố trí phân công lao động cho phù hợp với trình độ, năng lực sở trường. Đồng thời tiến hành kiểm tra đánh giá năng lực của nhân viên xem bộ phận nào cần phải thay thế, chuyển đổi cán bộ cho phù hợp với công việc.

+ Đối với cán bộ quản lý: Đây là công việc phức tạp, quan trọng nhất đòi hỏi phải bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng lực điều hành, quản lý chỉ đạo tốt.

+ Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: Là những cán bộ được giao nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động của cán bộ lãnh đạo, làm công việc chuyên môn nghiệp vụ theo chức trách nhiệm vụ được giao. Do vậy phải bố trí cán bộ có trình độ nghiệp vụ theo chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc được giao.

+ Đối với công nhân, nhân viên phục vụ: Là những người trực tiếp lao động và phục vụ đòi hỏi phải bố trí những cán bộ có trình độ bậc thợ, tay nghề phù hợp với công việc và năng lực sở trường của từng người.

Với những tiêu chuẩn của công tác sắp xếp, bố trí lao động hợp lý Công ty đã điều phối lao động thực tế thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thống kê số lượng lao động hiện có theo chức danh tại Công ty cuối năm 2014

STT Chức danh Lao động

hiện có

Lao động

định biên Cân đối

I Cán bộ lãnh đạo 13 24 Thiếu 11

1 Giám đốc 1 1 Đủ

2 Phó giám đốc 1 2 Thiếu 1

3 Kế toán trưởng 0 1 Thiếu 1

4 Trưởng phòng 4 4 Đủ

5 Phó phòng 4 10 Thiếu 6

6 Đội trưởng 3 3 Đủ

7 Đội phó 0 3 Thiếu 3

II Cán bộ đơn thuần 180 182 Thiếu 2

1 Nhân viên HC, KT, CN 179 179 Đủ

2 Nhân viên phục vụ 1 3 Thiếu 2

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH XD - TM Việt Séc, năm 2015)

Qua bảng 2.4 ta thấy số lượng lao động hiện có theo chức danh tại Công ty tương đối đủ theo định biên, chỉ một số bộ phận còn đang thiếu do chưa tìm được người phù hợp với công việc. Mặc dù việc bố trí sắp xếp cán bộ công nhân viên trong Công ty là hợp lý về số lượng so với định biên lao động nhưng thực tế ở Công ty cho thấy đôi khi vẫn còn tồn tại sự thiếu khách quan trong đánh giá chất lượng, trình độ của người lao động. Với một số cán bộ có năng lực công tác chưa cao, chưa phù hợp hoàn toàn với vị trí công tác nhưng do làm việc lâu năm, do các mối quan hệ,... nên vẫn còn tiếp tục làm việc ở vị trí đó. Việc bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo cấp trung và cấp cao của doanh nghiệp chưa theo bình bầu, cấp trên chỉ định, đưa xuống dẫn đến không đủ năng lực trình độ, để đảm đương nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH XD TM Việt Séc (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w