Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu văn hóa của người khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 109 - 111)

Tri thức con người là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển KT - XH. Hiện nay, đặc biệt là ngành kinh doanh du lịch, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch và thu hút khách du lịch. Chính vì vậy công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn du lịch cho nguồn nhân lực cần được coi là khâu quan trọng để phát triển du lịch Kiên Giang. Đặc biệt, là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm du lịch cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về văn hóa người Khmer và các hoạt động của ngành du lịch có liên quan đến văn hóa Khmer. Để có thể truyền tải hết những cái đẹp, cái hay và nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa của người Khmer đến du khách. Ngoài ra, cần chú trọng đào tạo hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ để phục vụ khách du lịch quốc tế.

Hiện tại trình độ của cán bộ phục vụ cho ngành du lịch Kiên Giang còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, kỹ năng phục vụ, đặc biệt số lao động phổ thông chiếm đa số ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lao động có tay nghề cao, chuyên gia rất ít; không chỉ yếu về chuyên môn mà trình độ ngoại ngữ cũng rất hạn chế. Tại các khu, điểm du lịch thì trình độ dân trí thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hầu như không có, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên, bản sắc văn hóa hạn chế, đời sống và thu nhập của họ bấp bênh là rào cản lớn đối với việc phát triển du lịch trên địa bàn. Vì vậy, việc đầu tư đào tạo nhân lực của ngành là việc làm cấp thiết bao gồm những nội dung cụ thể sau:

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại Sở văn hóa, thể thao và du lịch và các phòng thuộc thị xã, thị trấn và các huyện. Bồi dưỡng nghiệp vụ các cán bộ đương nhiệm kết hợp với chính sách ưu đãi tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực làm nguồn cho công tác quản lý và hoạch định chính sách.

- Đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo bổ sung cho nguồn nhân lực hiện có, và có thể phân chia thành nhiều thành phần với các trình độ khác nhau thậm chí tập trung đào tạo nghề và ngoại ngữ nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng căn bản về du lịch cho lực lượng lao động.

- Xã hội hóa công tác du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân, mở các lớp tập huấn cho cộng đồng về kiến thức nghiệp vụ du lịch, bảo vệ tài nguyên. Đặc biệt, là đồng bào dân tộc Khmer những người sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch tại các khu điểm du lịch.

- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ con em đồng bào dân tộc khmer tham gia đào tạo các chuyên ngành về du lịch. Đồng thời, địa phương phải có chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lao động này trở về địa phương sau khi được đào tạo.

- Cần đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển trường nghiệp vụ du lịch trên địa bàn trực tiếp hay kiên kết đào tạo. Xây dựng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản

công tác quản lí và đào tạo nguồn lực du lịch; đổi mới chương trình nội dung phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch.

- Tăng cường trao đổi hợp tác kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, tham gia hội nghị và hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của tổ chức du lịch thế giới cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch.

Một phần của tài liệu văn hóa của người khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)