Nhận xét chung về ý nghĩa của văn hóa Khmer trong khai thác du lịch tỉnh

Một phần của tài liệu văn hóa của người khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 80 - 81)

gian, cúng cơm (Sên – Prên), cúng cơm ông bà, cha mẹ, cúng trong đạo Bà – la – Môn...

2.3. Nhận xét chung về ý nghĩa của văn hóa Khmer trong khai thác du lịch tỉnh Kiên Giang Kiên Giang

Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, các giá trị văn hóa cũng được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Với nền văn hóa truyền thống đa dạng và giàu bản sắc, những nét văn hóa của người Khmer Kiên Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung thực sự là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, có thể khai thác phục vụ khách du lịch không chỉ ở trong nước mà cả khách du lịch quốc tế.

Vượt qua không gian và thời gian, cùng với đầu óc không ngừng sáng tạo, bàn tay khéo léo tài ba của những nghệ nhân đã sản sinh ra một nền văn hóa đặc sắc đậm chất Khmer Nam bộ. Điều này thể hiện rõ nhất trong nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer. Chùa Khmer có kiến trúc cổ rất đẹp, nhiều ngôi chùa được xây dựng cách đây trên 100 năm, được trang trí bằng các hoa văn, họa tiết độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (chùa Láng Cát, Chùa Sóc Xoài…). Chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn thể hiện nét sinh hoạt văn hóa của người Khmer.

Bên cạnh sự đặc sắc về kiến trúc thì lễ hội truyền thống của người Khmer cũng là một nét văn hóa độc đáo. Đến với lễ hội của người Khmer Kiên Giang, du khách sẽ được hiểu thêm về con người ở một vùng đất, cũng như dấu ấn đặc sắc của nền văn minh lúa nước. Lễ hội của người Khmer mang tính cộng đồng cao, biểu hiện rất rõ qua các sinh hoạt văn hóa trong các lễ hội: Ook Om Bok (lễ cúng trăng), Chol Chnam Thmay (tết đón năm mới), Đolta (lễ cúng ông bà)... Đây là những dịp để đồng bào Khmer thể hiện những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của mình.

Ngoài ra, văn hóa của người Khmer còn hấp dẫn du khách ở những làng nghề truyền thống như: Làm gốm màu, dệt chiếu, đan cỏ Bàng… những món ăn đặc trưng của dân tộc hay ở những loại hình nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, để khai thác giá trị văn hóa của người Khmer vào hoạt động du lịch thì tỉnh Kiên Giang cần phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du lịch. Đồng thời phải đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo những giá trị văn hóa đặc sắc.

Một phần của tài liệu văn hóa của người khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)