Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu văn hóa của người khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 40 - 45)

2.1.2.1. Địa hình

Kiên Giang là một tỉnh đặc thù của vùng ĐBSCL có cả đồng bằng, núi rừng, bờ biển và hải đảo. Phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m) so với mặt biển. Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thủy triều biển Tây

nên thường xảy ra ngập úng vào mùa mưa và nhiễm mặn vào mùa khô, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa phương. Phần hải đảo có địa hình khá phức tạp, gồm nhiều đảo và núi nằm rải rác trên mặt biển thuộc địa bàn huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải.

2.1.2.2. Khí hậu

Kiên Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao và ổn định , đặc điểm chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Tổng lượng bức xạ trong năm từ 120 - 130 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình từ 270C - 27,70C. Biên độ nhiệt trong năm khá nhỏ, dao động từ 20

C - 30C. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.500 – 2.700 giờ/năm cả trên đất liền cũng như ngoài hải đảo.

Một năm được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình ở đất liền từ 1.600 - 2.100 mm/năm, ở hải đảo từ 2.400 - 2.900 mm/năm. Đỉnh của mùa mưa là vào tháng 8, lượng mưa trong tháng có thể đạt từ 300 mm – 500 mm.

Bảng 2.1: Chế độ nhiệt ở một số địa điểm

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình

Nhiệt độ tối đa trung bình

Nhiệt độ tối thiểu trung bình

Nhiệt độ tối đa tuyệt đối

Nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối Phú Quốc 27,0 30,0 24,0 38,1 16,0 Hà Tiên 27,1 30,2 23,9 37,6 14,8 Rạch Giá 27,2 31,1 24,4 37,8 14,8 Nguồn: [5]

Qua phân tích trên cho thấy Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; có nền nhiệt và số giờ nắng cao quanh năm là những thuận lợi cơ bản để tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch.

2.1.2.3. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 634627 ha chiếm 15,78% diện tích đất tự nhiên toàn vùng ĐBSCL. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất năm 2010 cho nông nghiệp là 573240 ha chiếm 90,33%, diện tích đất phi nông nghiệp là 56239 ha chiếm 8,86% và đất chưa sử dụng là 5149 ha chiếm 0,81%. Đất dành cho các dự án phát triển du lịch khoảng 9934 ha chiếm tỷ lệ không đáng kể so với diện tích đất phi nông nghiệp; hầu hết diện tích đất cho các dự án phát triển du lịch tập trung ở khu vực đô thị, ven biển và một số đảo như: TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Hải, Phú Quốc.

2.1.2.4. Sông ngòi

Kiên Giang có một mạng lưới thủy văn đa dạng, bao gồm biển Tây và một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phong phú.

Tổng chiều dài sông ngòi của Kiên Giang 205493km, phân bố hầu khắp lãnh thổ. Ba con sông lớn chảy trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là: sông Cái Lớn (dài 44,8km), sông Cái Bé (dài 58,2km) và sông Giang Thành bắt nguồn từ Campuchia và đổ ra vịnh Thái Lan ở Hà Tiên. Ngoài ra, còn có hệ thống kênh đào như: kênh Vĩnh Tế, kênh Hà Tiên - Rạch Giá, kênh Cái Sắn, kênh Rạch Giá - Long Xuyên, kênh T3, kênh T4, kênh T5...có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT – XH trong đó có du lịch của Kiên Giang.

2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật của Kiên Giang khá phong phú. Là tỉnh có diện tích rừng rất lớn với tổng diện tích rừng hiện có là 106.085 ha, chiếm 16,72% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tài nguyên rừng có giá trị lớn nhất của Kiên Giang là dãy rừng rậm nhiệt đới thường xanh ở VQG Phú Quốc. Ngoài ra, Kiên Giang còn có rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập nước ở VQG U Minh Thượng có diện tích 8.053 ha với nhiều loài sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Rừng ở Kiên Giang có ý nghĩa quan trọng đối với KT - XH, bảo vệ tài nguyên môi

trường đặc biệt là giữ nguồn nước, phục vụ cho việc nghiên cứu hệ sinh thái và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác trên 63.000 km2. Hệ sinh thái biển phong phú và nhiều loại quý hiếm như: San hô, thảm cỏ biển… Biển Kiên Giang là biển ấm, thềm lục địa thoải, không có vực sâu, có nhiều loài rong biển sinh sống, lại có nguồn lợi hữu cơ phong phú từ sông ngòi, kênh rạch nên có nhiều loài thuỷ sản sinh sống.

2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản

Kiên Giang không giàu tài nguyên khoáng sản, song những khoáng này có giá trị phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng.

2.1.2.7. Đánh giá chung về các yếu tố tự nhiên

Nhìn chung, Kiên Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch

Kiên Giang là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn, có vai trò quan trọng đối với Quốc gia và khu vực: khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, khu bảo tồn tự nhiên Hòn Chông – Hà Tiên.

Hệ sinh thái rừng, biển rất đa dạng và phong phú trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm.

Vùng biển Kiên Giang là một ngư trường rộng lớn với trữ lượng hải sản vô cùng lớn với nhiều loại hải sản quý hiếm, hàng năm cung cấp một lượng hải sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Là tỉnh có bờ biển dài và nhiều bãi biển rộng. Đặc điểm các bãi biển Kiên Giang là rộng, nước trong, cát trắng phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch như: bãi biển Mũi Nai – Hà Tiên; bãi Dài, bãi Vòng, bãi Sao…tại Phú Quốc, các đảo Thổ Chu, quần đảo Bà Lụa, Hòn Tre, Hòn Sơn, Hòn Chông, Hòn Nghệ…là những bãi biển đẹp có giá trị đối với phát triển du lịch, trong đó nhiều bãi biển chưa được đầu tư khai thác.

Kiên Giang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng khu vực như: Núi Đá Dựng, Hòn Phụ Tử, Thạch Động, hang Moso…

Một phần của tài liệu văn hóa của người khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)