Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch gắn với văn hóa Khmer

Một phần của tài liệu văn hóa của người khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 104 - 105)

Tổ chức không gian du lịch văn hóa dân tộc Khmer là một hướng đi mới đặt ra cho ngành du lịch Kiên Giang. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tiềm năng giá trị văn hóa khmer, kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hiện có của tỉnh, có thể xác định 3 cụm có thể phát triển du lịch gắn với văn hóa Khmer như sau:

- Cụm 1: TP. Rạch Giá – Hòn Đất với khoảng 36.811 người Khmer sinh sống (2009), đây là cụm phát triển du lịch văn hóa Khmer quan trọng của tỉnh. Vì TP.Rạch Giá vừa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, đồng thời TP. Rạch Giá cũng là trung tâm nhận khách và phân phối khách, có quốc lộ 80 chạy qua. Trên khu vực thành phố có nhiều ngôi chùa mang kiến trúc độc đáo, trong đó có chùa Láng Cát ( ở phường Vĩnh Lạc) được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa, ngoài ra các lễ hội lớn của người Khmer cũng được tổ chức tại đây. Các điểm du lịch tiêu biểu tại thành phố Rạch Giá như: Chùa Láng Cát, chùa Phật lớn, chùa Thôn Dôn... bảo tàng tỉnh nơi hiện đang lưu giữ, bảo tồn nhiều hiện vật quý của đồng bào Khmer, các lễ hội lớn như Ook Om Bok, Đôlta, Chol Chnam Thmay… Đặc biệt, từ TP. Rạch Giá khách du lịch có thể thuận lợi tham quan một số điểm du lịch gắn với văn hóa dân tộc Khmer ở Huyện Hòn Đất với hơn 15 ngôi chùa trong đó nổi tiếng nhất là chùa Sóc Xoài và làng nghề truyền thống làm gốm màu.

- Cụm 2: Gò Quao – Giồng Riềng – Châu Thành cụm hiện có khoảng 121.062 người Khmer sinh sống (2009), với khoảng gần 40 ngôi chùa, và nhiều lễ hội lớn được tổ chức trong năm. Các điểm du lịch tiêu biểu: chùa Cà Lang Ông, chùa Giồng Đá, chùa Sóc Ven, làng nghề truyền thống dệt chiếu ở Tà Niên, tham gia các lễ hội. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể tham quan rất nhiều ngôi chùa khác trong vùng và tham quan nghề mây tre, nghề đan lục bình ở Giồng Riềng…

- Cụm 3: Hà Tiên – Kiên Lương có khoảng 20.030 người sinh sống trên địa bàn (2009), với khoảng 12 ngôi chùa. Các điểm du lịch tiêu biểu: Chùa Xà Xía, chùa Tà Phọt, chùa Mũi Nai…làng nghề truyền thống đan cỏ Bàng, lễ hội truyền thống.

Trong thời gian tới tuyến nối Kiên Giang – TP. Hồ Chí Minh – ĐBSCL, Kiên Giang – Campuchia – Chanthaburi (Thái Lan) được kết nối chính thức càng có nhiều sự kiện, nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đặc trưng, khách càng muốn đến với Kiên Giang. Nguồn lợi du lịch gắn với văn hóa Khmer là nguồn lợi sẵn có, dễ khai thác, đầu tư ít tốn kém và góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Khmer

Để khai thác có hiệu quả du lịch văn hóa Khmer cần lựa chọn những sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc để liên kết với các hoạt động du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch khám phá… là không thể thiếu tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của Kiên Giang. Trên cơ sở đó hình thành các tuyến du lịch lấy văn hóa dân tộc Khmer làm sản phẩm chủ đạo.

Một phần của tài liệu văn hóa của người khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh kiên giang (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)