phương
Một dân tộc dù là nhỏ bé và lạc hậu về kinh tế, nhưng dân tộc đó vẫn có khả năng đóng góp những giá trị văn hóa xứng đáng vào di sản văn hóa chung của nhân loại. Những di sản văn hóa ấy có thể trở thành tài nguyên du lịch của quốc gia.
Với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, với những công trình kiến trúc độc đáo, những lễ hội, làng nghề truyền thống đặc sắc, những loại hình nghệ thuật phong phú… Văn hóa dân tộc Khmer được xem là tài nguyên du lịch quý giá. Nó góp phần làm phong phú thêm tài nguyên nhân văn của địa phương nói riêng và của Quốc gia nói chung. Các đối tượng văn hóa Khmer thực sự là tài nguyên du lịch hấp dẫn bởi tính phong phú, đặc sắc, tính truyền thống và tính địa phương của nó.
Qua quá trình cộng cư lâu đời cùng các dân tộc Kinh – Hoa – Khmer…trên địa bàn cư trú; người Khmer đã có sự giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em. Nhưng cơ bản, người Khmer vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc, những cốt cách, tinh hoa của dân tộc mình. Thể hiện rõ nét qua các ngôi chùa Khmer và sinh hoạt ở mỗi Phum sóc, gắn liền với phật giáo Nam Tông Tiểu thừa, qua tiếng nói, chữ viết, ẩm thực, các hình thức nghệ thuật như: hội họa, điêu khắc, âm nhạc…Những bản sắc vô cùng độc đáo đó của đồng bào Khmer đã đóng góp không nhỏ vào nét đặc sắc của văn hóa địa phương, đem lại cho địa phương một tiềm năng to lớn trong việc khai thác những giá trị văn hóa vào hoạt động du lịch.
Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer là một thành tố không thể thiếu trong việc tạo ra sự đa dạng cho các sản phẩm du lịch của địa phương, một loại sản phẩm in dấu ấn truyền thống và nhân văn của dân tộc. Đồng thời, là cơ sở chủ yếu tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Khmer đã và đang là chất liệu chủ yếu để xây dựng các chương trình du lịch, các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, khác biệt với các sản phẩm du lịch văn hóa của các dân tộc khác.
Chương 2: VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG KHAI THÁC DU LỊCH Ở KIÊN GIANG 2.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lí
Kiên Giang nằm trong vùng ĐBSCL, tổng diện tích tự nhiên là 6.346 km2, bằng 1,90% diện tích cả nước và 15,78% diện tích vùng ĐBSCL. Cách thủ đô Hà Nội 1976 km
Kiên Giang nằm trong khoảng tọa độ địa lý: Từ 1010
30’ đến 1050
32’ kinh độ đông và từ 90
23’ đến 100
32’ vĩ độ bắc. Lãnh thổ bao gồm hai bộ phận: phần đất liền và phần hải đảo.
Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, và Hậu Giang; Phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; Phía Tây giáp vịnh Thái Lan; Phía Bắc giáp Campuchia. Nằm ở tận cùng phía Tây Nam của đất nước, tuy cách xa các trung tâm kinh tế lớn, nhưng lại rất gần các nước trong khu vực. Kiên Giang có đường biên giới trên bộ với Campuchia, có cửa ngõ ra biển Đông thông qua vịnh Thái Lan, phần phía biển của Kiên Giang giáp với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia, cách vùng phát triển công nghiệp và du lịch nổi tiếng Đông Nam Thái Lan khoảng 500 km, cách vùng phát triển phía Đông Malaysia khoảng 700 km, cách Singapore 1000 km. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, là cửa ngõ thông thương với các nước bên ngoài của vùng ĐBSCL.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Kiên Giang là một tỉnh đặc thù của vùng ĐBSCL có cả đồng bằng, núi rừng, bờ biển và hải đảo. Phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m) so với mặt biển. Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thủy triều biển Tây
nên thường xảy ra ngập úng vào mùa mưa và nhiễm mặn vào mùa khô, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa phương. Phần hải đảo có địa hình khá phức tạp, gồm nhiều đảo và núi nằm rải rác trên mặt biển thuộc địa bàn huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải.
2.1.2.2. Khí hậu
Kiên Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao và ổn định , đặc điểm chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Tổng lượng bức xạ trong năm từ 120 - 130 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình từ 270C - 27,70C. Biên độ nhiệt trong năm khá nhỏ, dao động từ 20
C - 30C. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.500 – 2.700 giờ/năm cả trên đất liền cũng như ngoài hải đảo.
Một năm được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình ở đất liền từ 1.600 - 2.100 mm/năm, ở hải đảo từ 2.400 - 2.900 mm/năm. Đỉnh của mùa mưa là vào tháng 8, lượng mưa trong tháng có thể đạt từ 300 mm – 500 mm.
Bảng 2.1: Chế độ nhiệt ở một số địa điểm
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ tối đa trung bình
Nhiệt độ tối thiểu trung bình
Nhiệt độ tối đa tuyệt đối
Nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối Phú Quốc 27,0 30,0 24,0 38,1 16,0 Hà Tiên 27,1 30,2 23,9 37,6 14,8 Rạch Giá 27,2 31,1 24,4 37,8 14,8 Nguồn: [5]
Qua phân tích trên cho thấy Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; có nền nhiệt và số giờ nắng cao quanh năm là những thuận lợi cơ bản để tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch.
2.1.2.3. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 634627 ha chiếm 15,78% diện tích đất tự nhiên toàn vùng ĐBSCL. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất năm 2010 cho nông nghiệp là 573240 ha chiếm 90,33%, diện tích đất phi nông nghiệp là 56239 ha chiếm 8,86% và đất chưa sử dụng là 5149 ha chiếm 0,81%. Đất dành cho các dự án phát triển du lịch khoảng 9934 ha chiếm tỷ lệ không đáng kể so với diện tích đất phi nông nghiệp; hầu hết diện tích đất cho các dự án phát triển du lịch tập trung ở khu vực đô thị, ven biển và một số đảo như: TP. Rạch Giá, Hà Tiên, Kiên Hải, Phú Quốc.
2.1.2.4. Sông ngòi
Kiên Giang có một mạng lưới thủy văn đa dạng, bao gồm biển Tây và một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phong phú.
Tổng chiều dài sông ngòi của Kiên Giang 205493km, phân bố hầu khắp lãnh thổ. Ba con sông lớn chảy trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là: sông Cái Lớn (dài 44,8km), sông Cái Bé (dài 58,2km) và sông Giang Thành bắt nguồn từ Campuchia và đổ ra vịnh Thái Lan ở Hà Tiên. Ngoài ra, còn có hệ thống kênh đào như: kênh Vĩnh Tế, kênh Hà Tiên - Rạch Giá, kênh Cái Sắn, kênh Rạch Giá - Long Xuyên, kênh T3, kênh T4, kênh T5...có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT – XH trong đó có du lịch của Kiên Giang.
2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật của Kiên Giang khá phong phú. Là tỉnh có diện tích rừng rất lớn với tổng diện tích rừng hiện có là 106.085 ha, chiếm 16,72% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tài nguyên rừng có giá trị lớn nhất của Kiên Giang là dãy rừng rậm nhiệt đới thường xanh ở VQG Phú Quốc. Ngoài ra, Kiên Giang còn có rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập nước ở VQG U Minh Thượng có diện tích 8.053 ha với nhiều loài sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Rừng ở Kiên Giang có ý nghĩa quan trọng đối với KT - XH, bảo vệ tài nguyên môi
trường đặc biệt là giữ nguồn nước, phục vụ cho việc nghiên cứu hệ sinh thái và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác trên 63.000 km2. Hệ sinh thái biển phong phú và nhiều loại quý hiếm như: San hô, thảm cỏ biển… Biển Kiên Giang là biển ấm, thềm lục địa thoải, không có vực sâu, có nhiều loài rong biển sinh sống, lại có nguồn lợi hữu cơ phong phú từ sông ngòi, kênh rạch nên có nhiều loài thuỷ sản sinh sống.
2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản
Kiên Giang không giàu tài nguyên khoáng sản, song những khoáng này có giá trị phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
2.1.2.7. Đánh giá chung về các yếu tố tự nhiên
Nhìn chung, Kiên Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
Kiên Giang là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn, có vai trò quan trọng đối với Quốc gia và khu vực: khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, khu bảo tồn tự nhiên Hòn Chông – Hà Tiên.
Hệ sinh thái rừng, biển rất đa dạng và phong phú trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm.
Vùng biển Kiên Giang là một ngư trường rộng lớn với trữ lượng hải sản vô cùng lớn với nhiều loại hải sản quý hiếm, hàng năm cung cấp một lượng hải sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Là tỉnh có bờ biển dài và nhiều bãi biển rộng. Đặc điểm các bãi biển Kiên Giang là rộng, nước trong, cát trắng phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch như: bãi biển Mũi Nai – Hà Tiên; bãi Dài, bãi Vòng, bãi Sao…tại Phú Quốc, các đảo Thổ Chu, quần đảo Bà Lụa, Hòn Tre, Hòn Sơn, Hòn Chông, Hòn Nghệ…là những bãi biển đẹp có giá trị đối với phát triển du lịch, trong đó nhiều bãi biển chưa được đầu tư khai thác.
Kiên Giang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng khu vực như: Núi Đá Dựng, Hòn Phụ Tử, Thạch Động, hang Moso…
2.1.3. Các yếu tố kinh tế xã hội
2.1.3.1. Dân cư, dân tộc
- Dân Cư: So với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, dân số Kiên Giang được xếp vào loại cao. Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số Kiên Giang là 1.708 ngàn người, Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2006 – 2010 khảng 1,40%/ năm.
Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng như: TP. Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, và các huyện: Giồng Riềng, Tân Hiệp, Gò Quao, Châu Thành. Các huyện đồi núi thấp và hải đảo thì tương đối ít hơn như: Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải. Phần lớn dân số sinh sống ở các vùng nông thôn, theo thống kê sơ bộ năm 2009, Kiên Giang có khoảng 1.233.228 người sống ở khu vực nông thôn, 445.020 người sống ở thành thị. Dân thành thị tập trung chủ yếu ở TP.Rạch Giá và thị xã Hà Tiên, số còn lại cư trú ở các thị trấn như: thị trấn Kiên Lương (Kiên Lương), thị trấn Dương Đông (Phú Quốc) và thị trấn Tân Hiệp (Tân Hiệp).
- Về dân tộc: Kiên Giang là địa bàn cư trú của trên 10 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5% sinh sống ở khắp các huyện thị trong tỉnh. Người Khmer có khoảng 210.899 người chiếm khoảng 12,49% (2009) tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Gò Quao. Người Hoa chiếm khoảng 2,2% sinh sống ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành. Còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng...
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng
• Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có vai trò quan trọng để kết nối với các trung tâm phát triển, thúc đẩy phát triển KT - XH, trong đó có du lịch và đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn và khu vực ĐBSCL.
- Về đường bộ: Kiên Giang có 5 tuyến quốc lộ nối với các tỉnh. Giao thông nội bộ các thị xã, thị trấn được nâng cấp và láng nhựa. Hệ thống giao thông nông thôn khá phát triển. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đều được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V đường đồng bằng, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên địa bàn tỉnh. Các tuyến đường bộ quan trọng nhất là:
+ Quốc lộ 80: là tuyến đường dài và quan trọng nhất của tỉnh Kiên Giang, nối liền Cần Thơ, An Giang với Rạch Giá, Hà Tiên đến tận biên giới Campuchia.
+ Quốc lộ 61: từ TP. Rạch Giá qua Gò Quao đến thị xã Vị Thanh (Hậu Giang). + Quốc lộ 63: Từ An Biên qua Vĩnh Thuận sang Cà Mau.
+ Tỉnh lộ 11: bắt đầu từ ngã ba Ba Hòn, cắt quốc lộ 80, chạy dọc bờ biển Hòn Chông và Rạch Đùng, dài gần 29 km.
+ Tuyến đường N1, N2 nối với nước bạn Campuchia nên có ý nghĩa quan trọng đối với thu hút khách trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra còn một số tuyến như: tuyến Minh Lương – Tắc Cậu, An Biên –Vĩnh Thuận, Bến Nhứt – Giồng Riềng, Rạch Sỏi – Tà Niên, Chắc Kha – Bàn Tân Định, Cầu Hoàng – Kênh Cụt, Tri Tôn – Hòn Sóc. Huyện đảo Phú Quốc cũng có hệ thống đường bộ khá phát triển với chiều dài 73 km bao gồm các tuyến từ thị trấn Dương Đông đi Dương Tơ, Hàm Ninh và từ Dương Đông đi lên phía bắc đảo.
Đường đô thị, đường nông thôn từng bước được đầu tư. Trong đó có 65% xã có đường nhựa hóa, bê tông hóa. Giao thông đường bộ trên các đảo lớn như Phú Quốc, Hòn Tre, Lại Sơn…đã được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đến các điểm tài nguyên du lịch còn hạn chế. Hệ thống giao thông cấp xã còn rất xấu, gặp khó khăn đi lại trong mùa mưa. Cơ sở hạ tầng một số khu vực chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ phát triển du lịch.
- Về đường thủy: Hầu hết các huyện, thị, các trung tâm và các xã đều có hệ thống sông rạch rất thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, đi lại của khách du lịch, đồng
thời cũng tạo ra các điểm tham quan du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và miệt vườn. Một số tuyến đường thủy quan trọng góp phần quan trọng đối với phát triển du lịch như: Rạch Giá đi Hà Tiên, Long Xuyên; Rạch Sỏi đi An Biên, Long Hưng, Thới Bình. Ngoài ra còn có các tuyến Kiên Lương – Long Xuyên, Hà Tiên – Châu Đốc và các tuyến đường ngắn trong tỉnh.
Đường biển có tuyến Rạch Giá – Phú Quốc và Hà Tiên – Phú Quốc. Ngoài ra, các tuyến ngắn từ Rạch Giá đi các đảo, chủ yếu đi theo tàu đánh cá hoặc tàu chở hàng. Tổng cộng có khoảng 21 tàu cao tốc đi các đảo, trong đó có tàu cao tốc 5 sao Jupiter Cruiser (Công ty Seastar – Ngôi sao biển) năng lực vận chuyển 800 khách, chạy tuyến Phú Quốc – Sihanouk Ville (Campuchia) khai thác du lịch quốc tế.
-Về đường hàng không: Kiên Giang hiện có hai sân bay đang hoạt động là Rạch Giá và Dương Đông (Phú Quốc). Đảm bảo cho loại máy bay dưới 60 chỗ cất hạ cánh; trung bình có trên 5 – 12 chuyến bay/ngày chuyên chở khách ước đạt 140000 – 150000 hành khách/năm. Sân bay quốc tế Dương Tơ – Phú Quốc đang được thi công với công suất thiết kế 3 triệu lượt hành khách/năm. Tuyến đường hàng không đang hoạt động là TP. Hồ Chí Minh – Rạch Giá – Phú Quốc.
•Bưu chính - viễn thông
Hoạt động bưu chính viễn thông của Kiên Giang có bước phát triển nhanh chóng, khá hiện đại và đồng bộ, đáp ứng cho nhu cầu phát triển KT – XH, trong đó có du lịch và phục vụ cho an ninh quốc phòng. Hiện nay, trên địa bàn đã có mạng lưới bưu cục phát triển rộng khắp, toàn tỉnh có 33 bưu cục. Mạng thông tin liên lạc phủ sóng đến các xã, lãnh hải và một số đảo. Năm 2010 ước đạt gần 1 triệu máy điện thoại thuê bao, mật độ điện thoại ước đạt 85 máy/100 dân. Số thuê bao Internet ước đạt 29360 thuê bao.
Nguồn cung cấp điện năng đã được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia đến các