3.1.2.1. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch biển và các đảo: Với các loại hình như tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, lặn biển; thám hiểm đại dương…
- Sản phẩm du lịch gắn liền với các lễ hội và tín ngưỡng: Xây dựng các sản phẩm du
lịch gắn với hoạt động lễ hội như: Các chương trình phục vụ khách đi dự lễ hội; cung cấp các dịch vụ cho khách hành hương như nhà hàng ăn uống, lưu trú và vận chuyển.
- Sản phẩm du lịch gắn với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các công trình
văn hóa trên địa bàn: Đây là nguồn tài nguyên thu hút khách du lịch rất lớn của Kiên
- Sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch đồng quê và du lịch sông nước miệt vườn: Kiên Giang có sự đa dạng hệ sinh thái tại các VQG, đồng bằng vùng Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau…đây là những tài nguyên quan trọng thu hút khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch làng nghề, du lịch làng quê: Một số nghề truyền thống có thể phục vụ phát triển du lịch ở Kiên Giang như: Sản phẩm gốm màu tại ấp Đầu Doi (Hòn Đất), nghề đan cỏ bàng ở Kiên Lương, Giang Thành, nghề chế tác Mỹ nghệ ở Hà Tiên…
- Du lịch thương mại, công vụ: Hằng năm Kiên Giang có nhiều hội nghị, hội thảo khu
vực, trong nước được tổ chức, đây là dịp để tổ chức các chương trình du lịch cho loại khách này.
- Du lịch thăm thân: Ở Kiên Giang số lượng bà con Việt Kiều về thăm quê và đi du
lịch ngày càng tăng, họ đã dành nhiều thời gian đi tham quan các điểm du lịch trên địa bàn.
3.1.2.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch
a) Điểm du lịch
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có thể xây dựng được nhiều điểm cho du khách tham quan như:
- Điểm du lịch Bảo tàng tỉnh; Khu di tích Nguyễn Trung Trực; chùa Láng Cát - Khu du lịch Ba Hòn
- Điểm du lịch VQG U Minh Thượng
- Điểm du lịch chùa Hang – Thạch Động; cửa khẩu Hà Tiên, Lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung, Đông Hồ.
- Điểm du lịch Bãi Chén
- Các điểm du lịch gắn với làng nghề truyền thống: nghề đan cỏ bàng, nghề làm gốm màu, làng nghề chế tác đồi mồi…
b) Cụm du lịch
- Cụm du lịch sinh thái đảo Phú quốc: Các loại hình du lịch chủ yếu là nghỉ dưỡng biển, thám hiểm, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, thể thao, hội nghị, làng nghề… - Cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và các vùng phụ cận: Các loại hình du lịch chủ yếu: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử và tâm linh, du lịch làng nghề, lễ hội, tín ngưỡng…du lịch chuyên đề như đa dạng sinh học núi đá vôi. - Cụm du lịch Rạch Giá – Kiên Hải và phụ cận: Các loại hình du lịch chủ yếu: Du lịch sinh thái nhà vườn, sinh thái biển đảo, tham quan các di tích lịch sử, lễ hội… - Cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận: Loại hình du lịch chủ yếu: Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, các di tích lịch sử, du lịch sinh thái vườn… d) Tuyến du lịch
- Các tuyến du lịch quốc tế và liên vùng
+ Từ Campuchia – Hà Tiên – Kiên Lương – Rạch Giá – Phú Quốc – các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.
+ Từ TP. Hồ Chí Minh – Rạch Giá – Phú Quốc – các tỉnh ĐBSCL - Các tuyến du lịch địa phương
+ Từ TP. Rạch Giá đến các cụm du lịch khác như: Hà Tiên; VQG U Minh
Thượng; huyện Kiên Hải; Phú Quốc
+ Từ Hà Tiên đến các điểm du lịch: Kiên Lương – Hòn Đất – Rạch Giá.
+ Từ Phú Quốc đến các cụm du lịch khác: Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà
3.1.2.3. Định hướng về khách du lịch
a. Khách du lịch quốc tế
Khách quốc tế đến Kiên Giang trong những năm tới vẫn là thị trường các nước Châu Á như: Camphuchia, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… Ngoài ra Kiên Giang còn thu hút được một lượng khách không nhỏ đến từ các nước khác như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Oxtralia, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ý. Tuy nhiên, Kiên Giang cần biện pháp thu hút, mở rộng thị trường khách quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường ASEAN, Đông Á, Tây Âu và Đông Âu.
b. Khách nội địa
Khách du lịch nội địa đến Kiên Giang thuộc nhiều thành phần từ nhiều địa phương trong nước, động cơ mục đích đi du lịch đa dạng, khách sử dụng phương tiện chủ yếu là ô tô, tàu thủy và máy bay để đến Kiên Giang.
Cần khai thác mạnh thị trường khách du lịch nội địa, trong đó chú trọng thị trường từ các đô thị lớn và các tỉnh ĐBSCL.