VÂN TAY SẮC KÝ CỦA LOÀI GYMNEMA LATIFOLIUM WALL E

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, di truyền và bán định lượng gymnemagenin của loài dây thìa canh lá to (gymnema latifolium wall ex wight) ở việt nam (Trang 56 - 57)

WIGHT

Quan sát hệ sắc ký của 5 mẫu thử Gymnema latifolium Wall. ex Wight dƣới ánh sáng thƣờng sau khi triển khai với điều kiện ở phần 2.2.3.2 (hình 3.10) nhận thấy: mẫu GL1 (thu hái ở Tây Ninh) trên sắc ký đồ không thấy xuất hiện vết 5 (Rf = 0,52) và thấy có xuất hiện thêm vết có Rf < 0,07. Sắc ký đồ Mẫu GL2 (thu hái ở Gia Lai cho thấy vết 1 (Rf = 0,07) nhạt hơn mẫu GL1 và vết 5 (Rf = 0,52) có xuất hiện nhƣng mờ. Mẫu GL5 (thu hái tại Tuyên Quang) có sự xuất hiện mờ nhạt của vết 1 (Rf = 0,07). Sắc ký đồ của 2 mẫu GL3 (thu hái tại Hòa Bình) và GL4 (thu hái tại Thái Nguyên) là tƣơng tự nhau. Nhƣ vậy có sự khác nhau trong sắc ký đồ của 5 mẫu Gymnema latifolium Wall. ex Wight nghiên cứu. Điều này cũng tƣơng tự với sự khác nhau trong đặc điểm di truyền, khi mẫu GL1 (thu hái tại Tây Ninh) có đặc

49

điểm di truyền khác nhất với các mẫu còn lại. Do các mẫu đƣợc tiến hành cùng một quy trình chiết xuất, pha loãng với cùng một nồng độ, nên sự khác nhau giữa màu sắc, độ đậm nhạt của các vết sắc ký là có ý nghĩa.

Gymnemagenin thuộc nhóm triterpen saponin. Có thể xảy ra phản ứng khử nƣớc giữa Gymnemagenin với vanillin (là một hợp chất aldehyd thơm) trong dung dịch acid sulfuric tạo các nhóm methylen chƣa bão hòa sẽ tạo màu với aldehyd [28], [54]. Sắc ký đồ của các mẫu thử và mẫu chuẩn Gymnemagenin với hệ dung môi Toluen: Ethylacetate: Acid formic (20:16:4) sau khi phun thuốc thử, quan sát ở ánh sáng thƣờng cùng xuất hiện vết Gymnemagenin (Rf = 0,16; RSD = 0,88%). Điều này phù hợp với nghiên cứu định tính của tác giả Phạm Hà Thanh Tùng (2012) cho thấy sự xuất hiện của Gymnemagenin trong lá dây thìa canh lá to. Nhƣ vậy quy trình chiết xuất với sự thủy phân bằng acid và kiềm dƣới điều kiện nhiệt độ và trong thời gian kéo dài 4 - 8 giờ là quy trình chiết xuất phù hợp giúp thu đƣợc Gymnemagenin [43].

Hệ sắc ký thu đƣợc sau quy trình chiết xuất (mục b phần 2.2.3.1), điều kiện chạy sắc ký (phần 2.2.3.2), quan sát dƣới ánh sáng thƣờng với số lƣợng vết cùng giá trị hệ số lƣu giữ Rf và màu sắc đƣợc mô tả trong bảng 3.6 có thể bƣớc đầu là hệ vân tay sắc ký giúp định tính, nhận biết loài dây thìa canh lá to Gymnema latifolium

Wall. ex Wight.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, di truyền và bán định lượng gymnemagenin của loài dây thìa canh lá to (gymnema latifolium wall ex wight) ở việt nam (Trang 56 - 57)