Do điều kiện nghiên cứu trong thời gian ngắn và mẫu thu phân tán khắp nơi trong cả nƣớc nên đề tài không thể thu đƣợc trọn vẹn các bộ phận cơ quan sinh sản của các mẫu nghiên cứu. Các mẫu nghiên cứu đều đƣợc thu mẫu và lƣu tiêu bản tại phòng tiêu bản Bộ môn Thực vật – Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội để phục vụ công tác kiểm tra, giám định lại tên khoa học khi cần thiết.
Trong nghiên cứu, các mẫu nghiên cứu đều đƣợc mô tả và so sánh đối chiếu với các đặc điểm đã công bố của loài và tiêu bản type các mẫu nghiên cứu đều có đặc điểm đặc trƣng của loài Gymnema latifolium Wall. ex Wight và phân biệt với các loài cùng chi Gymnema R.Br. dựa trên các đặc điểm sau:
Toàn thân có lông hung dày đặc (phân biệt với loài Gymnema inodorum
(Lour.) Decne.toàn thân nhẵn).
Nhựa mủ vàng, kích thƣớc lá (phân biệt với loài Gymnema sylvestre
(Retz) R. Br. ex Schult có lá nhỏ và nhựa mủ trắng).
Phiến lá hình trứng (phân biệt với loài Gymnema yunnanense Tsiang hình bầu dục).
Do đó, dựa trên các dữ liệu về hình thái này các mẫu nghiên cứu đƣợc sơ bộ giám định là Gymnema latifolium Wall. ex Wight. Sự khác biệt nhỏ về hình thái của các mẫu nghiên cứu (đặc điểm cánh trên thân già, bề dày của lá, hình dạng gốc lá, chiều dài của quả,...) có thể do nhiều yếu tố nhƣ điều kiện sinh thái, thổ nhƣỡng nơi cây mọc tự nhiên hoặc có thể do chính bản chất di truyền. Do vậy, nghiên cứu tiếp tục khảo sát các đặc điểm về di truyền của các mẫu nghiên cứu với các mục đích sau:
Bổ sung các dữ liệu di truyền để khẳng định chính xác tên khoa học của loài (đặc biệt với các mẫu không thu đƣợc bộ phận sinh sản).
Nghiên cứu tính đa dạng dƣới loài của các mẫu dựa trên đặc điểm di truyền.
45