2.2.1.1. Phân tích hình thái
Mô tả phân tích đặc điểm hình thái của các mẫu nghiên cứu theo phƣơng pháp mô tả phân tích [1], [3]. Trong nghiên cứu các đặc điểm đƣợc mô tả, thuộc các nhóm: Dạng sống, Thân, Lá, Hoa, Quả, Hạt (bảng 2.2). Dụng cụ sử dụng trong phân tích bao gồm: Kính lúp soi nổi Leica EZ4, máy ảnh kỹ thuật số chụp trực tiếp (Canon EOS 60D + Canon 100mm f2.8 Macro) hoặc máy ảnh chụp qua kính lúp soi nổi (Canon SD4500IS).
Bảng 2.2. ặc điểm hình thái mô tả các mẫu G.latifolium Wall. ex Wight
Stt Đặc điểm Các đặc điểm mô tả
1. Dạng sống Dạng sống, chiều cao
1. Thân Hình dạng thân già, bề mặt cành non, màu sắc nhựa mủ 2. Lá Cách mọc của lá, cuống lá, hình dạng phiến, hình dạng mép,
số cặp gân chính, chiều dài x chiều rộng, bề mặt trên, bề mặt dƣới
3. Hoa Kiểu cụm hoa, số hoa mỗi cụm, chiều dài cụm hoa, lá bắc, đài (hình dạng, bề mặt), tràng (hình dạng, tràng phụ), bộ nhị (trụ nhị nhụy, thể truyền phấn), bộ nhụy (hình dạng kích thƣớc lá noãn, núm nhụy.
4. Quả Loại quả, hình dạng quả, kích thƣớc dài x rộng
20
2.2.1.2. Xác định tên khoa học
Tên khoa học đƣợc xác định dựa trên khóa phân loại và mô tả loài trong các tài liệu thực vật trong nƣớc (Khóa phân loại của Trần Thế Bách [2] , các bản mô tả trong sách Cây cỏ Việt Nam (tập 2, 2000) của Phạm Hoàng Hộ [7], Từ điển thực vật thông dụng của Võ Văn Chi [5]) và các tài liệu ngoài nƣớc (Thực vật chí Trung Quốc [18], Thực vật chí Đài Loan [35], Thực vật chí Đông Dƣơng [23]). Các mẫu sau khi tra khóa đƣợc so sánh đối chiếu với các tiêu bản type hoặc isotype của loài tham khảo từ mẫu lƣu tại phòng tiêu bản Paris (phiên bản online) và các phòng tiêu bản trên thế giới (nếu có).