Một số chỉ tiêu nhập thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tại nhà thuốc bệnh viện thanh nhàn năm 2013 (Trang 59)

Bảng 3.17 Một số chỉ tiêu nhập thuốc

Nhận xét

- Hoạt động tiếp nhận thuốc của Nhà thuốc BV Thanh Nhàn được thực hiện khá nghiêm túc, chặt chẽ và kiên quyết không tiếp nhận các thuốc không đạt chất lượng. Trong năm 2013 chỉ có 0,31% thuốc sau khi tiếp nhận vào kho thực hiện trả cho nhà cung ứng.

STT Nội dung Tỷ lệ %

1 Tỷ lệ % thuốc không đạt chất lượng phải trả về 0,31

2 Tỷ lệ % số lô thuốc có phiếu kiểm nghiệm 56,51

49

- Theo qui định của BYT: khi thực hiện kiểm nhập thuốc thì với các lô thuốc mới phải có phiếu kiểm nghiệm. Trong năm 2013 chỉ có 56,51% các lô thuốc mới là có phiếu kiểm nghiêm.

3.3.7. Một số chỉ tiêu dược lâm sàng và thực hiện qui chế dược chính

Bảng 3.18 Một số chỉ tiêu lâm sàng

STT Nội dung Chỉ tiêu

1 Tỷ lệ % đơn thuốc phản hồi với bác sỹ được chấp nhận 79,4

2 Tỷ lệ % số đơn thuốc không hợp lệ được bán 56,51

3 Tỷ lệ % số đơn có tương tác thuốc được bán 89,17

4 Tỷ lệ % số bệnh nhân đến mua thuốc kê đơn không có

đơn được bán 67,51

Nhận xét

- Số đơn thuốc do nhà thuốc kiểm tra thấy có nghi ngờ về tác dụng hoặc liều lượng hay tương tác thuốc phản hồi với bác sỹ kê đơn được chấp nhận chiếm tỷ lệ khá cao 79,4%.

- Có một tỷ lệ tương đối lớn đơn thuốc có thủ tục hành chính chưa chính xác (viết tắt tên bệnh nhân hoặc địa chỉ chưa rõ ràng) nhà thuốc vẫn bán thuốc (chiếm 56,51%).

- Vẫn còn một số lượng lớn đơn thuốc có tương tác nhưng nhà thuốc vẫn bán mà không có ý kiến phản hồi với bác sỹ kê đơn. Có 89,17% đơn bán trong tổng số đơn thuốc có tương tác.

- Có 67,51% số bệnh nhân đến mua thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn nhưng nhà thuốc vẫn bán trong tổng số bệnh nhân không có đơn đến mua thuốc kê đơn.

50

3.5.8. Một số chỉ tiêu về mức độ đảm bảo nhu cầu thuốc và chất lượng thuốc

Bảng 3.19 Chỉ tiêu về mức độ đảm bảo nhu cầu thuốc và chất lượng thuốc

STT Nội dung Chỉ số

1 Tỷ lệ % đơn thuốc đáp ứng được đầy đủ 93,69

2 Tỷ lệ % số bệnh nhân không mua được thuốc 1,23 3 Tỷ lệ % số thuốc bệnh nhân khiếu lại phàn nàn về

chất lượng 0,17

Nhận xét

- Nhà thuốc đáp ứng được đa số nhu cầu thuốc cho các bệnh nhân đến mua thuốc (93,69%).

- Có 1,23% số bệnh nhân đến mua nhưng nhà thuốc không có bất kỳ một thuốc nào ở trong đơn đáp ứng cho bệnh nhân.

- Số bệnh nhân có khiếu lại phàn nàn chiếm tỷ lệ rất thấp 0,17% trong tổng số số bệnh nhân đến mua thuốc.

51

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Về tổ chức

Mô hình tổ chức Nhà thuốc BV Thanh Nhàn được tổ chức rất chặt chẽ với sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc BV và quản lý chuyên môn của khoa dược, tổ kiểm tra chuyên môn của BV. Đồng thời tại nhà thuốc cũng thành lập các bộ phận chức năng đảm bảo từng mặt hoạt động của nhà thuốc. Mặc dù sự phân chia giữa các bộ phận chỉ có tính tương đối nhưng với sự phân công cụ thể như vậy sẽ gắn trách nhiệm đến từng bộ phận đảm bảo cho các hoạt động trong các mặt công tác vừa có tính toàn diện vừa có tính chuyên sâu.

4.2. Về nhân lực

Về số lượng nhân sự: với cơ cấu 01 dược sỹ đại học và 01 dược sỹ cao đẳng và 10 dược sỹ trung học, Nhà thuốc BV Thanh Nhàn có số lượng nhân viên khá đông đảo và về cơ cấu đảm bảo đáp ứng được các qui định của BYT về yêu cầu nhân sự trong nhà thuốc BV. Đồng thời số lượng nhân viên làm việc trong nhà thuốc nhiều hơn rất nhiều so với một số bệnh viện khác trên cùng đóng trên địa bàn thành phố như: Bệnh viện Hữu Nghị (có 01 DSĐH kiêm nhiệm và 02 DSTH), Bệnh viện Huyện Thanh Trì (01 DSĐH kiêm nhiệm và 01 DSTH). Mặc dù về mặt nhân sự số lượng nhân viên của nhà thuốc nhiều nhưng cơ cấu không đều chỉ có 01 DSĐH do vậy khó khăn trong việc cung ứng thuốc hướng tâm thần. Đối chiếu với thông tư số 15/2011/TT-BYT thì Nhà thuốc Bệnh viện Thanh Nhàn hoạt động chưa phù hợp do ngày nghỉ, giờ nghỉ nhà thuốc bán hàng nhưng không có DSĐH quản lý chuyên môn.

Về phân công nhiệm vụ: với đặc thù nhiệm vụ bán hàng là chính, tại Nhà thuốc BV Thanh Nhàn qui định mọi nhân viên đều phải có thể thực

52

hiện được nhiệm vụ này. Tuy nhiên, trong quá trình đó thì các công việc khác cũng phải thực hiện song song tiến hành (nhập thuốc, thống kê). Vì vậy, nhà thuốc đã thực hiện phân công kiêm nhiệm theo nhóm hoạt động (04 nhóm) tạo thành 4 “bộ phận” trong nhà thuốc, có người phụ trách chịu trách nhiệm rõ ràng. Đồng thời để các nhân viên có thể thực hiện kiêm nhiệm các nhiệm vụ của bộ phận khác nhà thuốc đã lại tiến hành luân chuyển định kỳ đảo bộ phận. Theo chúng tôi, sự phân công của Nhà thuốc BV Thanh Nhàn như vậy là hợp lý vì:

- Nhà thuốc là một đơn vị nhỏ, khu vực hoạt động không lớn khoảng 30 m2, nên các nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ có thể bao quát được các công việc của bộ phận khác.

- Lĩnh vực bán hàng là hoạt động trọng tâm của nhà thuốc đòi hỏi các nhân viên đều phải thành thạo khi thực hiện.

- Các hoạt động khác của nhà thuốc là rất quan trọng nhưng chiếm tỷ trọng thời gian ngắn và không cần sử dụng hết thời gian trong ngày.

- Nhà thuốc hoạt động liên tục 24h trong ngày nên phải thực hiện phân ca, việc nhân viên chỉ thực hiện một nhiệm vụ xuyên suốt thì không đủ nhân lực để phân ca thực hiện.

Như vậy, với số nhân lực hiện có Nhà thuốc BV Thanh Nhàn đã thực hiện phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý đảm bảo được trách nhiệm cho từng nhóm hoạt động vừa tận dụng được nhân lực để thực hiện tốt các hoạt động. Nhưng do nhà thuốc thiếu DSĐH nên việc cung ứng thuốc hướng thần vẫn còn gặp khó khăn khi DSĐH vắng nghỉ.

* Về đào tạo nguồn nhân lực và chính sách lao động

Nhà thuốc BV Thanh Nhàn là một bộ phận của bệnh viện không có chức năng tài chính, tuyển dụng nhân lực độc lập do vậy các vấn đề đào tạo nhân lực và xây dựng các chính sách lao động phụ thuộc vào các chủ trương và qui định của bệnh viện. Tuy vậy, nhà thuốc cũng đã có những chủ động nhất định trong việc phát triển nguồn nhân lực hiện có của mình.

53

Hàng năm nhà thuốc đã thực hiện đào tạo thường xuyên và đột xuất cho các nhân viên hiện có. Năm 2013, nhà thuốc đã tổ chức đào tạo 04 lần với 44 lượt nhân viên được đào tạo; qua nghiên cứu phân tích các qui trình của nhà thuốc và nội dung đào tạo chúng tôi thấy nhà thuốc đã thực hiện tốt theo qui định của GPP về đào tạo: tổ chức đào tạo định kỳ và đột xuất; các nhân viên khi thay đổi bộ phận đều được đào tạo, sau đào tạo có kiểm tra đánh giá. Với nội dung và thời gian đào tạo như vậy theo chúng tôi Nhà thuốc BV Thanh Nhàn đã thực hiện việc đào tạo phát triển nhân lực phù hợp với chức năng của mình, các nhân viên sau đào tạo có thể vận dụng vào các hoạt động hàng ngày và đáp ứng được yêu cầu của nhà thuốc. Đồng thời trong toàn bệnh viện chỉ có nhà thuốc thực hiện đào tạo theo một qui trình thống nhất, có văn bản ban hành.

* Về chính sách lao động

Nhìn chung Nhà thuốc BV Thanh Nhàn áp dụng thời gian biểu làm việc không có gì thay đổi so với lịch hoạt động chung của các cơ quan hành chính của nước ta nói chung và của các bệnh viện nói riêng. Việc thực hiện theo ca làm việc và số lượng nhân viên trong từng ca làm việc tại Nhà thuốc hiện nay đảm bảo được các hoạt động của nhà thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu, thừa nhân lực trong các ca khác nhau. Ca hành chính số lượng bệnh nhân nhiều thì có số lượng nhân viên làm việc nhiều và ngược lại các ca ngày nghỉ, giờ nghỉ số lượng bệnh nhân ít thì nhân viên làm việc ít. Đồng thời qua trao đổi với một số nhân viên trong nhà thuốc chúng tôi cũng thấy, cách bố trí nhân lực của Nhà thuốc BV Thanh Nhàn trong các ca ngày nghỉ, giờ nghỉ là không cố định cứng nhắc, khi cần thiết thì số lượng nhân viên làm việc trong nhà thuốc có thể được huy động nhiều hơn. Như vậy, cách bố trí thời gian làm việc của các ca và số nhân viên trong từng ca của Nhà thuốc BV Thanh Nhàn là phù hợp với thực tế hoạt động của nhà thuốc và phù hợp với lịch làm việc chung của bệnh viện. Cách bố trí này cũng đáp ứng được đầy đủ các qui định của BYT trong các thông tư

54

15/2011/TT-BYT, đồng thời không để xảy ra tình trạng thừa và thiếu nhân lực trong các ca làm việc. Qua tìm hiểu, phân tích trên các báo cáo của các bệnh viện trong SYT Hà Nội thì Nhà thuốc BV Thanh Nhàn là một trong số ít nhà thuốc thực hiện mở cửa liên tục 24 giờ kể cả ngày lễ và ngày nghỉ. Chính sách lao động: trong năm 2013, với cách áp dụng chính sách nghỉ bù vào giờ hành chính cho các nhân viên làm vào giờ nghỉ, ngày nghỉ thì mỗi nhân viên chỉ làm việc ngày 08 giờ và 40 giờ/ tuần. Đối chiếu với các qui định của Luật lao động và Pháp lệnh công chức, viên chức; chế độ làm việc như vậy là phù hợp. Các nhân viên làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ có số ngày giờ nghỉ tương ứng.

Như vậy, với việc áp dụng làm việc theo ca và nghỉ bù linh hoạt, Nhà thuốc BV Thanh Nhàn đã đảm bảo đáp ứng được thời gian mở cửa liên tục 24 giờ trong ngày, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ, đồng thời các chế độ của các nhân viên đảm bảo đầy đủ theo qui định của pháp luật hiện hành. Và phù hợp với các qui định chung của bệnh viện, của BYT, Bộ lao động và thương binh xã hội.

4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà thuốc

4.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn của nhà thuốc

Hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ số quan trọng đánh giá mức độ quản trị vốn và hiệu quả đầu tư kinh doanh. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi Nhà thuốc BV Thanh Nhàn có các chỉ số sử dụng vốn cố định (hiệu suất sử dụng dụng đạt 85,9; tỷ suất lợi nhuận đạt 2,3) và chỉ số sử dụng vốn lưu động (vòng quay vốn đạt 6,7) là khá cao; Ngược lại chỉ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động rất thấp (đạt 0,18). Theo chúng tôi các chỉ số này phản ánh đúng hoạt động thực tế của nhà thuốc và phù hợp với mô hình nhà thuốc BV, vì:

- Nhà thuốc thực hiện cung ứng thuốc nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng là không đáng kể (vốn lưu động rất ít, chiếm tỷ lệ 7,2%) ngược lại vốn lưu động chiếm tỷ lệ cao (92,79%). Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỷ

55

suất lợi nhuận vốn cố định đạt cao; ngược lại chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp.

- Do nhà thuốc nằm ở trung tâm thành phố lớn dễ mua các loại thuốc, khả năng cung cấp của nhà cung ứng nhanh lên nhà thuốc chỉ nhập về với số lượng đủ đáp ứng trong thời gian ngắn, mặt khác số bệnh nhân thu dung điều trị lớn nên số vòng quay vốn của nhà thuốc đạt được mức cao.

- Mục đích thành lập và hoạt động của nhà thuốc BV theo phương châm chung của BYT là không vì lợi nhuận mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh nhân trong thăm khám và điều trị do đó hiệu quả sử dụng vốn cố định là thấp.

Như vậy, Nhà thuốc BV Thanh Nhàn đã thực hiện sử dụng phân bổ vốn một cách hợp lý, các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là hợp lý và phản ánh được một đơn vị vừa tự doanh vừa mang tính chất phục vụ.

4.3.2. Hiệu quả quản lý thuốc tồn trữ

Với các thuốc tồn trữ trong nhà thuốc vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo không thất thoát do mất trộm mất cắp hay hư hỏng, quá hạn. Tại Nhà thuốc BV Thanh Nhàn theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thuốc hư hao của nhà thuốc trong cả năm 2013 là 16.450,4 triệu đồng chiếm 0,04% so với giá trị thuốc trung bình trong tháng có trong nhà thuốc, tương ứng chiếm 0,003% so với tổng giá trị tiền thuốc trong cả năm. Theo chúng tôi mức hư hao này là rất thấp vì thuốc khác các hàng hóa khác chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian còn hạn sử dụng, có điều kiện bảo quản ngặt nghèo và chỉ được sử dụng cho đúng những bệnh nhân cần thiết. Đồng thời tỷ lệ hư hao này cũng phản ánh Nhà thuốc BV Thanh Nhàn đã thực hiện tốt công tác bảo quản thuốc, mua đúng các chủng loại và số lượng thuốc.

Tuy nhiên, trong cơ cấu thuốc hư hao có dấu hiệu thuốc hỏng do chuột cắn, đây là một dấu hiệu đáng quan tâm của Nhà thuốc đòi hỏi nhà thuốc phải liên tục theo dõi và đề ra ngay biện pháp phòng chống. Bởi vì

56

chuột là loài động vật gặm nhấm có sức phá hoại lớn, bản thân lại có thể mang theo mầm bệnh gây ô nhiễm thuốc.

4.3.3. Về phục vụ bệnh nhân

Phục vụ bệnh nhân trong bệnh viện là một trong những mục đích quan trọng nhất của nhà thuốc BV. Tại Nhà thuốc BV Thanh Nhàn, thời gian bán thuốc trung bình cho 01 bệnh nhân đạt 12±5 phút, thuốc được giao phát cho người bệnh đảm bảo đầy đủ, các thuốc gia lẻ được ghi nhãn đúng qui chế đạt 92,3% và có 83,5% bệnh nhân hiểu biết những nội dung cơ bản nhất về thuốc mình sử dụng. Theo chúng tôi đánh giá các kết quả này của nhà thuốc là ở mức cao trong tình hình thực tế của các nhà thuốc BV ở nước ta hiện nay. Các chỉ số này phản ánh được nhà thuốc BV có thực hiện tư vấn sử dụng thuốc, được bố trí hợp lý người bệnh không phải đợi, chen lấn khi mua thuốc. Thực tiễn hiện nay tại nhiều bệnh viện do việc bố trí diện tích hoặc số lượng nhân viên bán hàng chưa đủ nên còn có hiện tượng người bệnh chen lấn khi mua thuốc (nhà thuốc bệnh viện K; Bệnh viện 354 - Tổng cục Hậu cần). Mặc dù vậy, để thời gian tới nhà thuốc phục vụ bệnh nhân được tốt hơn thì vẫn cần phải tăng cường đào tạo và kiểm tra công tác ghi nhãn thuốc và tư vấn sử dụng thuốc.

4.3.4. Đánh giá về công tác nhập thuốc

Để đảm bảo chất lượng thuốc nhập vào nhà thuốc, Nhà thuốc BV Thanh Nhàn chú trọng giám sát chất lượng thuốc ngay từ khi nhập thuốc. Kết quả khảo sát có 89,17% các thuốc nhập vào nhà thuốc được kiểm tra chất lượng bằng cảm quan. Nếu đối chiếu với tiêu chuẩn GPP và GSP thì kết quả trên là chưa đảm bảo, nhưng theo chúng tôi với thực tế hiện nay nhà thuốc quản lý nhiều mặt hàng thuốc (hơn 600 mặt hàng) và các thuốc này luân chuyển qua nhà thuốc với tốc độ cao (số vòng quay vốn lưu động lớn: 6,7) nên với 89,17% số lô thuốc được kiểm tra chất lượng là phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình nhập thuốc việc kiểm tra các phiếu kiểm nghiệm của các lô thuốc khác nhau thì kết quả đạt chưa cao (có 56,51% số lô thuốc

57

nhập có phiếu kiểm nghiệm). Hiện nay, với thuốc tân dược ở nước ta chất lượng thuốc được kiểm tra bằng chính sách hậu kiểm, do vậy để đảm bảo các thuốc nhập vào có chất lượng thì các cơ sở phải nhập thuốc phải yêu cầu nhà cung ứng xuất trình phiếu kiểm nghiệm của lô thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tại nhà thuốc bệnh viện thanh nhàn năm 2013 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)