Một số nét về Bệnh viện Thanh Nhàn

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tại nhà thuốc bệnh viện thanh nhàn năm 2013 (Trang 26)

Bệnh viện Thanh Nhàn là Bệnh viện đa khoa hạng I của Thành phố Hà Nội, với chuyên khoa đầu ngành của Thành phố là Nội khoa. Bệnh viện đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Sở y tế Hà Nội. Hiện nay, bệnh viện có 955 cán bộ nhân viên; năm 2013, bệnh viện được biên chế 540 giường bệnh nhưng thực tế bệnh viện phải triển khai 755 giường để phục vụ bệnh nhân. Tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện hàng năm lên đến hàng trăm nghìn lượt bệnh nhân (năm 2013 là 351.781 lượt bệnh nhân,

16

trong đó có 33.820 lượt bệnh nhân điều trị nội trú). Mặc dù số lượng bệnh nhân hàng năm đến bệnh viện thăm khám và điều trị nhiều nhưng với sự nỗ lực đồng lòng của cán bộ nhân viên trong bệnh viện, bệnh viện luôn thực hiện tốt nhiệm vụ thăm khám phục vụ bệnh nhân.

1.3.1.Mô hình tổ chức bệnh viện

Mô hình Bệnh viện Thanh Nhàn được tổ chức theo mô hình đặc trưng của một bệnh viện chuyên về nội khoa. Mô hình tổ chức của bệnh viện Thanh Nhàn được trình bày tóm tắt trong hình 1.1.

17

Hình 1.1. Sơ đồ mô hình tổ chức Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013

Bệnh viện Thanh Nhàn được tổ chức theo mô hình trực tuyến bộ phận - chức năng. Các bộ phận chịu sự quản lý của Ban giám đốc và thực hiện theo các chức năng nhiệm vụ được giao. Bệnh viện được tổ chức

18

thành 4 khối, 18 khoa lâm sàng; 9 khoa, bộ phận cận lâm sàng và 7 Phòng, Ban chức năng.

1.3.2.Cơ cấu nhân lực bệnh viện

Năm 2013, Bệnh viện Thanh Nhàn có 955 cán bộ và nhân viên, gồm các bác sỹ, dược sỹ có trình độ sau đại học, đại học, trung cấp y, dược và các cán bộ khác. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện được trình bày ở bảng 1.1.

Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013

STT Trình độ cán bộ, nhân viên Số lượng Tỷ lệ % 1 Cán bộ, nhân viên ngành y 802 83,9 1.1 Tiến sỹ y học, BSCK cấp II 29 3,0 1.2 Thạc sỹ y học, BSCK cấp I 75 7,9 1.3 Bác sỹ 180 18,8 1.4 Y tá ĐD, KTV trung cấp 488 51,1

Cử nhân điều dưỡng 30 3,1

2 Cán bộ, nhân viên ngành dược 61 6,4

2.1 Thạc sỹ dược học, DSCK cấp I 11 1,2

2.2 Dược sỹ đại học 8 0,8

2.3 Dược sỹ trung học, dược tá 42 4,4

3 Cán bộ, nhân viên ngành khác 92 9,6

3.1 Sau đại học, Đại học khác 31 3,2

3.2 Cán bộ khác 61 6,4

Tổng số 955 100,0

Năm 2013, Bệnh viện Thanh Nhàn có gần 90% cán bộ, nhân viên hoạt động chuyên môn về lâm sàng, cận lâm sàng và toàn bộ bệnh viện có 34,1% cán bộ có trình độ đại học, sau đại học đây là điều kiện thuận lợi trong quá trình thăm khám và điều trị của bệnh viện. Đồng thời với số có 2% cán bộ chuyên ngành Dược có trình độ Đại học, Sau đại học nên công tác cung ứng thuốc của bệnh viện về cơ bản cũng được thực hiện tốt.

19

1.3.3.Mô hình bệnh tật của bệnh viện

Trong hoạt động cung ứng thuốc mô hình bệnh tật có ý nghĩa hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến danh mục thuốc cung ứng. Nhà thuốc bệnh viện mặc dù là một đơn vị tự doanh của bệnh viện nhưng quá trình cung ứng thuốc của nhà thuốc cũng phải thực hiện phân tích MHBT của bệnh viện để xây dựng DMT của nhà thuốc. MHBT của BV Thanh Nhàn được trình bày trong bảng 1.2.

Bảng 1.2: Mô hình bệnh tật Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013

STT Chương bệnh Tần

suất

Tỉ lệ (%)

1 Bệnh của bộ máy tiêu hóa 50.305 14,3

2 Các bệnh cơ qua sinh dục và tiết niệu 43.973 12,5

3 Bệnh hệ thần kinh và các giác quan 43.269 12,3

4 Các bệnh của hệ tuần hoàn 35.882 10,2

5 Các bệnh của bộ máy hô hấp 31.309 8,9

6 Chấn thương, vết thương, ngộ độc 23.921 6,8

7 Bệnh hệ cơ xương khớp, mô liên kết 21.810 6,2

8 Bệnh nhiễm khuẩn & KST 21.459 6,1

9 Các bệnh nội tiết, chuyển hóa miễn dịch, dinh dưỡng 19.700 5,6

10 Bệnh máu và cơ quan tạo máu 12.664 3,6

11 Bệnh dưới da, tế bào dưới da 4.221 1,2

12 Các bệnh khác 43.269 12,3

Tổng cộng 351.781 100,0

MHBT của BV Thanh Nhàn khá đa dạng với nhiều nhóm bệnh tật, tuy nhiên hơn 80% số bệnh nhân tập trung ở trong 11 nhóm bệnh. Các nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao chủ yếu là các bệnh có tính chất điều trị nội khoa, phù hợp với chức năng, định hướng phát triển của bệnh viện thiên về điều trị nội khoa.

20

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Nhà thuốc bệnh viện:

Nguồn dữ liệu: Các báo cáo nhập xuất hàng ngày, tháng, năm 2013; các loại biên bản kiểm tra lưu tại nhà thuốc; các sổ lưu, các SOP; các hoạt động bán hàng.

- Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện: Các báo cáo thuốc thiếu hàng tháng, các biên bản họp Hội đồng về xây dựng danh mục thuốc.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài:

- Địa điểm: Bệnh viện Thanh Nhàn – Thành phố Hà Nội. - Thời gian thực hiện đề tài: từ 10/2013 đến 05/2014.

2.3. Phương pháp thu thập số liệu:

Thực hiện phương pháp mô tả hồi cứu cắt ngang trên các đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp mô tả hồi cứu: Hồi cứu mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực, mô hình bệnh tật, số lượng các loại thuốc, giá trị bán - tồn tại nhà thuốc Bệnh viện Thanh nhàn. Do tỷ trọng về vốn, chi phí, lợi nhuận của nhà thuốc hầu hết là nằm ở các mặt hàng thuốc nên chúng tôi chỉ thực hiện trên các số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc.

- Phương pháp mô tả tiến cứu: thực hiện quan sát mô tả bán hàng từ ngày 10/3/2014 đến ngày 14/3/2014 ghi chép đo lường các số liệu:

+Thời gian giao phát trung bình: tiến hành khảo sát vào ngày 10/3/2014 trong khoảng thời gian từ 8h cho tới 17h, ghi chép thời gian bệnh nhân khi bắt đầu được tư vấn cho tới khi kết thúc tư vấn

+Số đơn thuốc có tương tác, số đơn thuốc có hợp lệ, không hợp lệ: tiến hành tổng hợp toàn bộ các đơn thuốc trong thời gian từ 10/3/2014 đến ngày 14/3/2014, tiến hành tra cứu tương tác thuốc giữa các thuốc trong một

21

đơn. Với những đơn thuốc chỉ cần xuất hiện lớn hơn 1 cặp tương tác thì được coi là đơn thuốc không hợp lệ.

+Số bệnh nhân đến mua thuốc không có đơn, số thuốc nằm ngoài DMTBV tính tỷ lệ phần trăm các đơn thuốc này. Tiến hành khảo sát các bệnh nhân đến mua thuốc trong thời gian hành chính từ 8h tới 17h từ ngày 10/3/2014 tới ngày 14/3/2014.

Trong quá trình quan sát thực hiện trao đổi với bệnh nhân về hiểu biết về thuốc: tổng số loại thuốc sử dụng trong ngày, tổng liều; do hạn chế về nhân lực nên chúng tôi chỉ thực hiện trao đổi ngẫu nhiên với 6 bệnh nhân/ ngày; thời gian quan sát lựa chọn là các giờ hành chính.

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định trong đó bao gồm: tiền xây mặt bằng, tiền trang thiết bị và lương cố định của nhân viên hàng tháng

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu- Tổng chi phí

Tính hiệu suất sử dụng vốn cố định và Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:

TSLN VCĐ =

Tổng lợi nhuận

x 100 Vốn cố định

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động trong đó bao gồm: hư hao trang thiết bị trong thời gian sử dụng, tiền hàng, thưởng cho nhân viên và các chi phí phát sinh khác.

Tính số vòng quay vốn, số ngày luân chuyển vốn và hệ số hiệu quả sử dụng vốn.

C = Doanh thu thuần

22 * Đánh giá một số chỉ tiêu lợi nhuận

Tính tỷ suất lợi nhuận/ vốn; tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/ vốn = Lợi nhuận trong năm

Vốn lưu động bình quân

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu =

Lợi nhuận trong năm

x 100 Doanh thu bán hàng

* Hiệu quả quản lý thuốc trong kho - Tính cơ cấu thuốc hư hao

- Tổng số thuốc hư hao

* Một số chỉ tiêu phục vụ bệnh nhân

- Thời gian giao phát thuốc trung bình ± độ lệch chuẩngiá trị trung bình, độ lệch chuẩn.

- Tỷ lệ % thuốc được giao phát so với thực tế

- Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc: đánh giá thông qua tỷ lệ % hiểu biết của bệnh nhân về thuốc.

* Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập thuốc

- Tỷ lệ % thuốc không đạt chất lượng phải trả về: tỷ lệ % số loại thuốc sau khi nhập kho kiểm tra không đạt chất lượng phải trả về so với tổng số loại thuốc.

- Tỷ lệ % số lô thuốc có phiếu kiểm nghiệm khi nhập kho. - Tỷ lệ % số lô thuốc được kiểm tra chất lượng bằng cảm quan. * Một số chỉ tiêu đánh giá về công tác dược lâm sàng

- Tính tỷ lệ % số đơn thuốc có nghi ngờ về dược lâm sàng (tương tác thuốc trong đơn, liều sử dụng) phát hiện được, trao đổi với bác sỹ kê đơn được bác sỹ kê đơn thừa nhận có sai sót.

23

- Tính tỷ lệ % số đơn thuốc không hợp lệ được bán: đánh giá dựa vào tỷ lệ % số đơn thuốc có tương tác thuốc nhưng vẫn bán.

- Tính tỷ lệ % số bệnh nhân đến mua thuốc kê đơn nhưng không có đơn thuốc vẫn thực hiện bán hàng.

- Tính tỷ lệ % số đơn thuốc không hợp lệ được bán.

* Đánh giá một số chỉ tiêu về mức độ đáp ứng nhu cầu thuốc và chất lượng thuốc

Thực hiện đánh giá thông qua các tỷ lệ %:

- Đơn thuốc được đáp ứng đầy đủ: có đủ 100% các thuốc có trong đơn.

- Số bệnh nhân không mua được thuốc: bệnh nhân đến mua thuốc nhưng có ít nhất 01 loại thuốc trở lên nhà thuốc không có để phục vụ.

- Số bệnh nhân khiếu lại phàn nàn về chất lượng thuốc: bao gồm cả các thuốc cận hết hạn, nhãn thuốc rách, cảm quan thuốc không đạt.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

*Tính toán, xử lý số liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2010 *Phương pháp trình bày số liệu:

+ Phương pháp lập bảng.

+ Phương pháp mô hình hóa: Để mô tả tổ chức bệnh viện, khoa dược, quy trình thông tin thuốc trong bệnh viện.

24

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Vị trí, chức năng của nhà thuốc BV Thanh Nhàn

3.1.1. Vị trí, mô hình tổ chức

Hình 3.1: Vị trí, mô hình tổ chức của bệnh viện Thanh Nhàn Nhận xét

- Mô hình nhà thuốc BV Thanh Nhàn được thành xây dựng là một mô hình tổ chức trực tuyến bộ phận chức năng. Nhà thuốc là một bộ phận độc lập với các khoa, phòng ban khác trong BV và chịu sự lãnh đạo trực tiếp mọi mặt của Ban giám đốc BV. Ngoài ra Nhà thuốc cũng hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát của tổ kiểm tra chuyên môn bệnh viện.

Ban Giám đốc BV

Các phòng chức năng

Nhà thuốc BV Khoa Dược Khối cận lâm sàng Khối lâm sàng Bộ phận thổng kê Bộ phận bán hàng Tổ kiểm tra chuyên môn Bộ phận kiểm nhập Bộ phận theo dõi ĐK bảo quản, HSD, Số lượng thuốc trong nhà thuốc. Trưởng nhà thuốc

25

- Nhà thuốc được tổ chức thành 04 bộ phận: Trưởng nhà thuốc, tổ hành chính, tổ bán hàng và tổ kho. Tuy nhiên trên thực tế sự phân chia thành bai tổ này chỉ có tính chất tương đối vì trong hoạt động thì tùy tình hình thực tế hàng ngày Trưởng nhà thuốc thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên trong nhà thuốc.

- Trưởng nhà thuốc: là DSĐH có nhiệm vụ quản lý trực tiếp và điều hành mọi hoạt động của Nhà thuốc, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc BV về mọi hoạt động của nhà thuốc.

- Bộ phận thống kê: có nhiệm vụ thống kê lượng thuốc xuất, nhập, tồn trong nhà thuốc, thống kê các thuốc chờ xử lý, thuốc đã xử lý trong kỳ.

- Bộ phận bán hàng: thực hiện đón tiếp bệnh nhân, kiểm tra đơn thuốc, chuẩn bị thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc và cấp phát cho bệnh nhân khi đã có phiếu đã thanh toán của bộ phận tài chính.

- Bộ phận kiểm nhập: có nhiệm vụ tiếp nhận kiểm tra số lượng, chất lượng thuốc khi nhập thuốc, sau khi nhập thuốc lập biên bản kiểm nhập theo qui định.

- Bộ phận theo dõi điều kiện bảo quản, hạn sử dụng và số lượng thuốc trong nhà thuốc: Bộ phận này có nhiệm vụ theo dõi ghi chép điều kiện bảo quản thuốc, hạn sử dụng của thuốc và số lượng thuốc hiện có trong nhà thuốc.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ:

Nhà thuốc BV Thanh Nhàn có chức năng tổ chức cung ứng thuốc Đối tượng khách hàng chủ yếu của nhà thuốc BV Thanh Nhàn đó là các bệnh nhân tự nguyện, bệnh nhân ngoại trú đến khám và điều trị tại BV Thanh Nhàn. Bên cạnh đó, nhà thuốc còn đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho khoa Dược trong việc cung ứng thuốc, đảm bảo việc sử dụng thuốc cho người dân được an toàn, hợp lý và hiệu quả.

26

3.2. Nguồn nhân lực.

3.2.1. Cơ cấu nhân lực

Bảng 3.1: Cơ cấu nhân lực tại nhà thuốc BV Thanh Nhàn

STT Trình độ nhân lực Số lượng Tỷ lệ 1 Dược sỹ đại học 1 8,33 2 Dược sỹ cao đẳng 1 8,33 3 Dược sỹ trung học 10 83,33 Tổng 12 100,00 Nhận xét:

Nhà thuốc có 01 DSĐH phụ trách và 11 nhân viên phụ giúp với cơ cấu này đã đáp ứng ứng được theo qui định của thông tư 15/2011/TT-BYT. Đồng thời có thể thực hiện phân ca để đảm bảo cho nhà thuốc hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày. Tuy nhiên, do chỉ có 01 DSĐH nên việc quản lý chuyên môn và thuốc hướng tâm thần sẽ gặp nhiều khó khăn.

3.2.2 Phân công nhiệm vụ

Để nhà thuốc hoạt động có hiệu quả thì phải xác định rõ trách nhiệm của từng người trong nhà thuốc. Qua khảo sát, phân tích chúng tôi thấy Nhà thuốc BV Thanh Nhàn phân công nhiệm vụ cho các cán bộ, nhân viên như sau:

- Dược sỹ đại học là người đứng đầu nhà thuốc, phụ trách về chuyên môn và có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà thuốc, thực hiện hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho mọi cán bộ nhân viên nhà

27

thuốc. Là người trực tiếp quản lý và bán thuốc gây nghiện, hướng tâm thần; giải quyết các khiếu lại phàn nàn của khách hàng, thay thế thuốc trong đơn bằng thuốc khác có cùng dược chất, hàm lượng và cùng dạng bào chế; lựa chọn thuốc và dự trù thuốc.

- Dược sỹ cao đẳng: chịu sự quản lý của DSĐH trưởng nhà thuốc, là người chịu trách nhiệm trong việc tổng hợp thuốc hàng tuần, tiếp nhận và kiểm tra đơn thuốc của bệnh nhân, in phiếu xuất kho và tham mưu cho Trưởng nhà thuốc về lựa chọn thuốc, dự trù thuốc.

- Dược sỹ trung học: chịu sự quản lý của DSĐH và thực hiện các chức năng nhiệm vụ do DSĐH phân công phù hợp với trình độ chuyên môn như: bán hàng thuốc (trừ thuốc gây nghiện, hướng tâm thần), vật tư y tế, theo dõi ghi chép điều kiện bảo quản thuốc.

3.2.3 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chính sách lao động * Đào tạo * Đào tạo

Để các nhân viên trong nhà thuốc thực hiện được các nhiệm vụ của mình và thực hiện theo hướng dẫn của GPP, hàng năm theo định kỳ và đột xuất Nhà thuốc BV Thanh Nhàn thực hiện đào tạo cho các nhân viên trong nhà thuốc. Kết quả khảo sát quá trình đào tạo của Nhà thuốc BV Thanh Nhàn

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tại nhà thuốc bệnh viện thanh nhàn năm 2013 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)