Tƣơng ứng với việc phân biệt giữa hành vi thƣơng mại với hành vi dân sự, thông thƣờng theo pháp luật một số nƣớc, ngƣời ta sẽ chia các hồi đồng xét xử thành hội đồng xét xử dân sự và hội đồng xét xử thƣơng mại và đều căn cứ vào cơ sở pháp lý chung là Bộ luật Tố tụng dân sự. Với thủ tụng tố tụng đơn giản và nhanh chóng, các tòa (hội đồng xét xử) thƣơng mại đáp ứng đƣợc yêu cầu mang tính đặc trƣng của hoạt động thƣơng mại. Nhƣ vậy, bất kỳ cuộc tranh chấp nào phát sinh từ các hành vi thƣơng mại rõ ràng đều thuộc thẩm quyền của tòa thƣơng mại.
Vấn đề đặt ra ở đây là khi một hành vi đƣợc coi là hành vi hỗn hợp (tức là hành vi ấy mang tính thƣơng mại với một bên còn đối với bên kia hành vi chỉ là hành vi dân sự, vì mục đích dân sự) thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền của tòa dân sự hay tòa thƣơng mại?
Một số nƣớc trên thế giới chẳng hạn nhƣ Pháp đã giải quyết vấn đề này bằng quy định khá hợp lý: đối với bên thực hiện hành vi có tính chất thƣơng mại, nếu muốn khởi kiện bên kia thì bắt buộc phải khởi kiện ra tòa
dân sự, đối với bên thực hiện hành vi có tính dân sự thì pháp luật cho phép anh ta lựa chọn khởi kiện ra hoặc là tòa dân sự, hoặc là tòa thƣơng mại. Nhƣ vậy, thì quyền lợi của các chủ thể dân sự đƣợc bảo đảm và ƣu tiên hơn. Nhƣ vậy, trình tự thủ tục cụ thể (chung hay riêng) sẽ do sự lựa chọn của "ngƣời tham gia tố tụng".