Pháp luật thông thƣờng không quy định về các yếu tố cấu thành nên một hành vi thƣơng mại, song về mặt lý luận, việc xác định các thành tố của hành vi thƣơng mại là rất quan trọng cho việc xem xét bản chất của hành vi này. Hành vi thƣơng mại đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố: mua về và bán lại [29, tr. 419].
Hành vi mua bán hàng hóa là hành vi thƣơng mại ra đời sớm nhất và cũng là hành vi mang tính thƣơng mại đặc trƣng nhất. Nếu nói pháp luật là một trong những yếu tố của kiến trúc thƣợng tầng, do đó nó chi phối và quyết định bởi cơ sở hạ tầng là các quan hệ xã hội diễn ra trên thực tế thì các học thuyết lý luận cũng bắt nguồn từ thực tiễn và quay trở lại phục vụ cuộc sống. Theo quy luật chung đó, học thuyết về hành vi thƣơng mại đƣợc xây dựng trên cơ sở hạ tầng là các quan hệ thƣơng mại, khi đó chủ yếu là các quan hệ mua bán hàng hóa. Chính vì thế mà hai yếu tố của hành vi thƣơng mại nói trên, về bản chất là hai yếu tố của hành vi mua bán hàng hóa. Do tính tiêu biểu của hành vi này mà ngƣời ta mƣợn hai thành tố đó để làm cơ sở xem xét các loại hành vi thƣơng mại mới xuất hiện sau này.
Thành tố mua về
tay mình hàng hóa, để có hàng hóa, thƣơng nhân hoặc là phải mua về hàng hóa đó hoặc là phải chế tạo hàng hóa đó. Về việc chế tạo xin đề cập sau. Nhƣ vậy, mua về là một yếu tố không thể thiếu cho một hành vi thƣơng mại. Do đó việc bán đi những gì không phải do mua về đều không đƣợc coi là hành vi thƣơng mại. Ví dụ nhƣ một ngƣời nông dân bán thóc lúa do mình trồng trọt đƣợc, bán trứng vịt, trứng gà do mình chăn nuôi mà có, hành vi bán đi này không đƣợc coi là hành vi thƣơng mại, kể cả khi các nông sản kể trên đƣợc chế biến thành các sản phẩm khác nhau nhƣ xay thành bột, làm thành bánh... hành vi đó vẫn chỉ là hành vi dân sự.
Liên quan đến vấn đề chế tạo, việc bán chế biến sản xuất hàng hóa là sản phẩm của một quá trình đƣợc coi là hành vi thƣơng mại hoặc hành vi dân sự tùy thuộc vào các trƣờng hợp khác nhau. Thƣơng nhân có thể không phải mua về hàng hóa để bán lại kiếm lời, anh ta có thể chế tạo ra hàng hóa rồi bán lại để kiếm lời. Tuy nhiên với điều kiện là việc chế tạo sản xuất đó phải có quy mô lớn, có thuê mƣớn lao động, có sử dụng máy móc và những vật liệu mua về. Nhƣ vậy có nghĩa là một ngƣời làm nghề thủ công bán đi một sản phẩm do mình làm ra, kể cả có sự trợ giúp của vợ con, các thành viên khác trong gia đình không phải là thực hiện một hành vi thƣơng mại (Điều 2 Bộ luật Thƣơng mại Trung Kỳ năm 1936).
Nhƣ thế nếu nhƣ ngƣời nông dân ở vị trí trên tiến hành chế biến các sản phẩm nông nghiệp mình làm ra với một quy mô lớn, có thuê mƣớn nhân công, có mua thêm các phụ gia để chế biến... thì hoạt động này đƣợc coi là hoạt động thƣơng mại. Có thể nói đến tƣơng quan giữa tính cách dân sự và tính cách thƣơng mại là cơ sở quan trọng cho việc xác định bản chất của một hành vi.
vi thƣơng mại. Có những hành vi mặc dù mang đủ những tính chất thƣơng mại, nhƣng theo truyền thống và những quy tắc ngầm định khác, chúng thuộc sự điều chỉnh của một lĩnh vực pháp luật khác.
Ví dụ, việc mua đất đai để rồi bán lại, dù rằng việc mua bán này có tính chất tƣơng tự nhƣ việc mua bán hàng hóa, song đối tƣợng của việc mua bán này lại là một đối tƣợng đặc biệt. Đất đai từ trƣớc tới nay đƣợc xem là thứ tài sản quan trọng, chính vì thế mà các mối quan hệ đƣợc thiết lập xung quanh nó đƣợc hƣởng sự điều chính của luật dân sự, đạo luật gốc, đạo luật cơ bản xuất hiện từ xa xƣa để bảo vệ các quyền, lợi ích tƣ của nó cá nhân trong cộng đồng.
Song nhiều khi thực tế lại đặt ra những ngoại lệ. Hàng hóa trong các giao dịch thƣơng mại thƣờng chủ yếu là các động sản hữu hình. Bất động sản (đất đai) cũng có khi là đối tƣợng của hoạt động mua bán này, tuy nhiên chỉ đƣợc coi là một hành vi thƣơng mại nếu nhƣ việc mua đất đó chỉ là thứ yếu. Theo đó, ngƣời ta cho rằng việc mua đất để xây dựng nhà cửa để bán hay cho thuê đƣợc xem là hành vi thƣơng mại vì việc mua đất chỉ là tạo tiền để là thứ yếu còn việc xây dựng để bán, cho thuê kiếm lời mới là chủ yếu [29, tr. 30].
Nhƣ vậy nghĩa là việc mua về đất đai rồi bán lại không đƣợc coi là hành vi thƣơng mại mà các hành vi mua bán này thuộc sự điều chỉnh truyền thống của luật dân sự.
Thành tố bán lại
Mua hàng hóa về song phải bán lại thì mới cấu thành nên một hành vi thƣơng mại, nếu chỉ mua về để dùng hoặc đơn giản là không bán lại với mục tiêu kiếm lời thì việc mua chỉ mang tính chất dân sự.
Mua bán hàng hóa không phải lúc nào cũng tuân theo trình tự mua rồi bán, trên thực tế nhiều thƣơng nhân sau khi tìm đƣợc mối bán hàng mới tìm
hàng để mua. Chẳng hạn, nhƣ một ngƣời chuyên buôn bán nông phẩm, sau khi thỏa thuận bán một số lƣợng nông phẩm nhất định cho một cơ sở chế biến thực phẩm thì tìm đến ngƣời nông dân để thu mua số nông phẩm đó.
Hành vi bán lại ở đây cũng không nhất thiết phải hiểu duy nhất là bán lại một cách cứng nhắc. Có rất nhiều hình thức mang tính chất "bán lại" song không phải là "mua đứt, bán đoạn" hàng hóa để kiếm lời. Một ngƣời có thể mua hàng hóa về sau đó đem cho thuê hàng hóa đó, về bản chất việc cho thuê này giống nhƣ việc bán dẫn hàng hóa đó. Ví dụ, mua bàn ghế, cốc chén về để cho các đám hiếu hỉ, hội họp thuê. Theo lý luận, ngƣời này đã thực hiện một hành vi thƣơng mại. Kể cả khi ngƣời này thuê một thứ hàng hóa về rồi cho thuê lại cũng là thực hiện một hành vi thƣơng mại bởi vì ẩn đằng sau các hành vi này là mục tiêu kiếm lợi nhuận.
Kiếm lời luôn là linh hồn của hoạt động thƣơng mại. Song không có nghĩa là việc lời hay lỗ quyết định tính chất thƣơng mại của một hành vi. Có thể thƣơng nhân mua hàng để bán lại kiếm lời nhƣng không may vì lý do khách quan nào đó, anh ta bị lỗ vốn, hành vi mà anh ta làm vẫn là một hành vi thƣơng mại. Thậm chí cũng có khi thƣơng nhân thực hiện một hành vi biết rõ rằng hành vi đó không đem lại lợi nhuận, tức là anh ta xác định không kiếm lời vào món hàng đó nhƣng lại chú ý kiếm lời ở món hàng khác, do đó, mục tiêu cơ bản và cuối cùng vẫn là tìm kiếm lợi nhuận và hành vi trên vẫn là hành vi thƣơng mại.
Vì lợi nhuận luôn là yếu tố thúc đẩy các thƣơng nhân tiến hành các hoạt động thƣơng mại, mục tiêu cuối cùng của họ là kiếm lời cao nhất. Cho nên, họ luôn tìm mọi cách có thể sao cho số vốn bỏ ra ít nhƣng lợi nhuận thu về phải cao. Chính vì lý do này mà hành vi thƣơng mại luôn đƣợc đổi mới. Chúng không chỉ bao gồm việc mua về bán đi và xen kẽ giữa hai chu trình đó,
thƣơng gia còn tìm cách nâng cao chất lƣợng và giá trị của hàng hóa thông qua các công đoạn sửa chữa, gia công, chế biến hàng hóa mua về, sau đó mới bán đi. Điều này có nghĩa là không phải cứ mua hàng hóa là quy trình tiếp theo sẽ là bán đi [29, tr. 57].
Việc buôn bán hàng hóa phát triển kéo theo những loại hình hoạt động nhằm hỗ trợ cho việc buôn bán đƣợc thuận lợi. Đó là các loại hình dịch vụ vận chuyển (trƣớc đây chủ yếu là hàng hải) và dịch vụ bảo hiểm. Có thể nói đây là hai loại hình dịch vụ xuất hiện sớm nhất gắn liền với các hành vi mua bán hàng hóa. Về sau, có một loạt các loại hình dịch vụ khác xuất hiện độc lập với hoạt động buôn bán hàng hóa …