Phân loại hành vi thƣơng mại

Một phần của tài liệu Phân biệt tranh chấp kinh doanh, thương mại và tranh chấp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 34)

Thƣơng mại Bỉ, hành vi thƣơng mại có hai loại: (i) Hành vi thƣơng mại do bản chất và (ii) hai hành vi đƣợc coi là hành vi thƣơng mại bởi chúng đƣợc các thƣơng nhân thực hiện trong phạm vi nghề nghiệp của họ. Bộ luật Thƣơng mại 1972 xác định rằng "các hành vi pháp lý có tính cách thƣơng mại hoặc vì bản chất hoặc vì hình thức hay phụ thuộc vào thƣơng nghiệp". Cách phân loại hành vi thƣơng mại này theo mô hình Bộ luật Thƣơng mại Pháp, theo đó hành vi thƣơng mại đƣợc chia thành ba loại:

(1) Các hành vi thƣơng mại do bản chất; (2) Các hành vi thƣơng mại do hình thức; (3) Các hành vi thƣơng mại do phụ thuộc.

Các hành vi thƣơng mại do bản chất đƣợc chia thành hai loại là các hành vi thƣơng mại ngay cả khi chúng đƣợc thực hiện riêng rẽ bao gồm mọi việc mua động sản để bán lại (khi bán vẫn để nguyên nhƣ trƣớc hoặc đã chế biến, gia công lại...); mọi việc mua bất động sản để bán lại hoặc mua để xây cất lại thành một hay nhiều nhà rồi đem bán...; mọi hoạt động làm trung gian để mua, đặt mua hoặc để bán các bất động sản; các cơ sở kinh doanh...; các hoạt động môi giới; các hoạt động ngân hàng hay hối đoái. Và thứ hai là các hành vi chỉ đƣợc coi là hành vi thƣơng mại khi nó đƣợc thực hiện trong một doanh nghiệp bao gồm các xí nghiệp cho thuê các động sản; các xí nghiệp chế tạo; các xí nghiệp cung ứng, ngƣời chủ thầu cung ứng vật dụng là ngƣời cam kết giao một số hàng trong một thời gian hay theo một thời gian biểu nào đó; các xí nghiệp biểu diễn công cộng; các xí nghiệp ủy thác; các cửa hàng bán đấu giá; các hãng đại lý và các văn phòng kinh doanh; khai thác mỏ...

Các hành vi thƣơng mại do hình thức gồm có hành vi lập hối phiếu và hành vi của các công ty (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh và công ty hợp vốn).

Các hành vi thƣơng mại do phụ thuộc, theo đó mọi hành vi của thƣơng nhân trong hoạt động kinh doanh đều là hành vi thƣơng mại trừ phi họ chứng minh đƣợc rằng hành vi đó thực hiện không nhu cầu thƣơng mại.

Việc phân loại các hành vi thƣơng mại thực ra chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu, trong các đạo luật thƣơng mại, ngƣời ta không quy định việc phân loại này.

Phân loại các hành vi thƣơng mại sẽ giúp cho việc xác định của bản chất loại hành vi này dễ dàng hơn đồng thời góp phần vào việc dự báo sự phát triển trong tƣơng lai của các hành vi thƣơng mại.

Nói chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở cách phân loại hành vi thƣơng mại thành hai loại cơ bản: hành vi thƣơng mại thuần túy (hay còn gọi là hành vi thƣơng mại do bản chất) và hành vi thƣơng mại phụ thuộc.

Hành vi thương mại thuần túy

Hành vi thƣơng mại thuần túy là những hành vi có tính thƣơng mại vì bản chất nó thuộc về công việc buôn bán kiếm lời, hoặc vì hình thức mà chúng đƣợc pháp luật đƣơng nhiên coi là biểu tƣợng của hoạt động thƣơng mại...

Hành vi thƣơng mại thuần túy hay còn gọi là "hành vi thƣơng mại khách quan", "hành vi thƣơng mại do bản chất" là những hành vi có tính chất thƣơng mại vì bản thân nó thuộc về công việc buôn bán kiếm lời, hoặc vì hình thức mà chúng đƣợc pháp luật đƣơng nhiên coi là biểu tƣợng của hoạt động thƣơng mại (ví dụ nhƣ: hành vi lập hối phiếu; hoạt động khai mỏ...) [29, tr. 74].

Đối với loại hành vi này, pháp luật thƣờng liệt kê các hành vi cụ thể. Luật Thƣơng mại Pháp tại Điều 632 và Điều 633 hoặc tại Bộ luật Thƣơng mại Trung Kỳ có quy định theo cách thức này. Song cách quy định nhƣ vậy vô hình chung đã hạn chế sự phát triển của các hoạt động thƣơng mại. Có những

hành vi mang bản chất thƣơng mại đƣợc thực hiện trên thực tế nhƣng lại không đƣợc gọi tên trong luật dẫn đến việc khi phán xét, tòa án hoặc là phải dựa vào tính chất tƣơng tự của hành vi với một hành vi khác đƣợc luật quy định hoặc là xếp hành vi đó trong nhóm các hành vi dân sự nếu không tìm thấy hành vi tƣơng tự nào trong luật.

Nhƣ thế với cách liệt kê có hạn định, khái niệm về hành vi thƣơng mại sẽ ngày càng trở nên bé nhỏ so với thực tiễn thƣơng mại sôi động và phong phú. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã tìm cách khắc phục hạn chế này bằng cách chỉ liệt kê mang tính chỉ dẫn (mang tính minh họa) các hành vi thƣơng mại. Cách quy định trong Bộ luật Thƣơng mại năm 1972 là một ví dụ điển hình, theo đó Bộ Luật có quy định rất rõ ràng rằng sự liệt kê trong luật chỉ mang tính chỉ dẫn mà thôi. Xét tại thời điểm lịch sử gần hơn, cách quy định trong định nghĩa về thƣơng mại điện tử do Ủy ban Liên hợp quốc về luật thƣơng mại cũng tƣơng tự nhƣ cách quy định của Luật Thƣơng mại năm 1972.

Bản thân phạm vi các hành vi đƣợc liệt kê trong hai ví dụ trên vốn đã rất rộng, lại thêm khẳng định về tính vô hạn định trong việc liệt kê đó, cho nên có thể nói sự suy đoán của các nhà làm luật đã định danh đƣợc một số lƣợng đáng kể các hành vi thƣơng mại, tuy nhiên tính chủ quan của những suy đoán đó không cho phép đƣa đến một kết quả tuyệt đối là một khái niệm hoàn chỉnh cả về mặt lý luận và thực tế về hoạt động thƣơng mại. Do đó, hệ quả tất yếu là vai trò của án lệ và các tập quán thƣơng mại trở nên quan trọng hơn lúc nào hết, trên thực tế các tập quán thƣơng mại này đã đƣợc đánh giá cao mà biểu hiện cụ thể là một phần trong số chúng đƣợc tập hợp hóa lại một cách hệ thống thành nguyên tắc chung mang tính toàn cầu đƣợc gọi là "Incoterm".

Hành vi thương mại phụ thuộc

dân sự nhƣng lại đƣợc coi là hành vi thƣơng mại vì đƣợc thực hiện bởi một thƣơng nhân nhân dịp hành nghề hoặc do nhu cầu nghề nghiệp hoặc vì phụ thuộc vào một hành vi thƣơng mại khác [29. tr. 98]. Từ đây có thể thấy, một hành vi dân sự trở thành một hành vi thƣơng mại nếu nó thỏa mãn hai điều kiện:

Thứ nhất, hành vi ấy phải do một thƣơng nhân thực hiện. Thƣơng nhân ở đây gồm có thƣơng nhân thể nhân (các cá nhân thực hiện hoạt động thƣơng mại) và các thƣơng nhân pháp nhân (các công ty). Đối với thƣơng nhân thể nhân, các hành vi do họ thực hiện đều có thể dễ dàng xác định đâu là hành vi thƣơng mại. Song với thƣơng nhân pháp nhân (những chủ thể đƣợc mặc định là đƣơng nhiên có tính cách thƣơng mại chỉ do hình thức thành lập) mọi hành vi do thƣơng nhân này thực hiện đều đƣợc coi là hành vi thƣơng mại. Nếu dựa vào cơ sở lý luận này thì sẽ tồn tại những mâu thuẫn giữa thực tiễn và lý thuyết, bởi vì có những hành vi của thƣơng nhân pháp nhân không mang bản chất thƣơng mại, ví nhƣ một công ty mua bánh mứt về để làm quà cho nhân viên nhân dịp Tết, không thể nói rằng công ty đó thực hiện một hành vi thƣơng mại. Để giải quyết tính bất hợp lý đó, ngƣời ta đƣa ra điều kiện thứ hai để một hành vi dân sự có thể đƣợc coi là hành vi thƣơng mại.

Thứ hai, hành vi phải đƣợc thực hiện do nhu cầu nghề nghiệp hoặc gắn liền với một hành vi thƣơng mại khác của thƣơng nhân. Không phải mọi hành vi do một thƣơng nhân thực hiện đều là hành vi thƣơng mại mà việc thực hiện hành vi đó phải xuất phát từ nhu cầu nghề nghiệp của họ. Chẳng hạn, một thƣơng nhân muốn tìm một ngƣời hùn vốn với mình để mở rộng sản xuất, mà ngƣời này đang cần đƣợc bảo lãnh và thế là ngƣời thƣơng nhân đứng ra bảo lãnh cho ngƣời đó. Hành vi bảo lãnh về bản chất là hành vi dân sự nhƣng do đƣợc thực hiện bởi một thƣơng nhân, vì nhu cầu nghề nghiệp của ngƣời này nên đƣợc coi là một hành vi thƣơng mại. Trong trƣờng hợp thƣơng nhân muốn phủ nhận tính chất thƣơng mại dựa trên suy đoán này, thì thƣơng

nhân phải có chứng cớ chứng minh hành vi của mình là hành vi dân sự. Qua đây có thể thấy tính chất phức tạp của việc phân biệt giữa tranh chấp dân sự và tranh chấp thƣơng mại.

Vì không có ranh giới rõ ràng và sự phức tạp của mối quan hệ giữa các bên trong một hành vi thƣơng mại, nên ngƣời ta có quan niệm về một loại hành vi không hẳn là hành vi dân sự và cũng không hẳn là hành vi thƣơng mại nếu nhìn hai phía.

Hành vi dân sự và thương mại hỗn hợp

Hành vi hỗn hợp là hành vi đƣợc thực hiện bởi một bên là thƣơng nhân với mục đích kiếm lời, còn bên kia không phải là thƣơng nhân và chỉ tham gia giao dịch nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng. Loại hành vi này khá nhiều trong đời sống hiện đại khi các dịch vụ ngày càng phát triển, chẳng hạn: lắp đặt internet, mua gas đun bếp…

Loại hành vi này đặt ra khá nhiều khúc mắc trong việc áp dụng luật cũng nhƣ thủ tục giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Nhƣ ví dụ đã nêu, một thƣơng nhân bán gạch ngói cho một giáo viên để ngƣời này sửa sang ngôi nhà đang ở. Với ngƣời thƣơng nhân việc bán gạch ngói đƣợc suy đoán là một hành vi thƣơng mại. Còn đối với ngƣời thầy giáo hành vi mua hàng chỉ mang tính dân sự nhằm mục đích tiêu dùng. Khi có tranh chấp xảy ra, ngƣời thầy giáo sẽ không phải chứng minh tính cách thƣơng mại trong hành vi của thƣơng nhân bởi hành vi này đã đƣợc suy đoán là hành vi thƣơng mại, ngƣợc lại, nếu hành vi của ngƣời thƣơng nhân không phải là hành vi thƣơng mại thì anh ta phải chứng minh rõ ràng tính dân sự của hành vi. Nói tóm lại ở đây nghĩa vụ dẫn chứng, chứng minh bị đảo ngƣợc trên hai phƣơng diện: (i) Đối nhân, tức là nghĩa vụ chuyển từ ngƣời khởi kiện sang ngƣời bị kiện; (ii) và dẫn chứng không nhằm xác minh một sự kiện mà nhằm chối cãi sự kiện đó [29, tr. 458].

Việc xác định hành vi thƣơng mại phụ thuộc là một công việc phức tạp, mặc dù có tồn tại cơ sở lý luận cho việc phân loại nhƣng thực tiễn đa dạng không cho phép việc phân loại và xác định bản chất của hành vi đóng khuôn một cách cứng nhắc, bên cạnh các yếu tố về chủ thể thực hiện hành vi, động cơ thực hiện hành vi, ngƣời ta còn phải căn cứ vào các yếu tố khác nữa nhƣ mục đích, hoàn cảnh cụ thể... Xét cho cùng, luật pháp chỉ tƣơng đối và có tính định hƣớng, thực tiễn thƣơng mại, tập quán thƣơng mại và án lệ mới chính là công cụ hữu hiệu cho việc giải quyết các vấn đề đặc biệt hoặc mới mẻ.

Một phần của tài liệu Phân biệt tranh chấp kinh doanh, thương mại và tranh chấp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)