Một số loại trừ khi xác định hành vi thƣơng mại

Một phần của tài liệu Phân biệt tranh chấp kinh doanh, thương mại và tranh chấp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 41)

Hoạt động thƣơng mại xuất hiện đầu tiên là từ các hoạt động mua bán hàng hóa. Lúc này hàng hóa đƣợc hiểu đơn giản là các hoạt động hữu hình. Và theo quan điểm truyền thống, đất đai dù có đƣợc mua bán thì giao dịch về đất đai vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự.

Bên cạnh một vài án lệ coi việc mua đất đai rồi xây cất nhà cửa để bán hay cho thuê là hành vi thƣơng mại. Bộ luật Thƣơng mại Pháp đƣợc luật ngày 13/7/1967 và luật ngày 9/1/1970 sửa đổi lại, quy định rằng mọi việc mua bất động sản để bán lại hoặc mua để xây dựng lại thành một hay nhiều nhà rồi đem bán toàn bộ hoặc từng căn hộ một đều là hành vi thƣơng mại theo bản chất [9, tr. 20]. Theo đây phải chăng là đã có sự thay đổi trong lý thuyết về hành vi thƣơng mại? Câu trả lời là không bởi lẽ mỗi lĩnh vực pháp luật chỉ có thể điều chỉnh nhóm quan hệ kinh tế - xã hội nhất định, luật thƣơng mại dù sao cũng chỉ điều chỉnh đƣợc nhóm các quan hệ thƣơng mại đặc trƣng chứ không thể mở rộng phạm vi điều chỉnh của mình trong mọi hành vi có liên quan đến tính chất thƣơng mại. Ở đây các quan hệ mua bán đất đai luôn mang

tính dân sự nhiều hơn là tính cách thƣơng mại bởi vì các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai luôn là quyền tƣ hữu tiêu biểu, đặc trƣng cho các quyền về thân nhân và tài sản. Và nhƣ ta đã biết, luật dân sự là luật chuyên điều chỉnh các mối quan hệ thân nhân và tài sản của các chủ thể dân sự.

Về phần quy định của Bộ luật Dân sự Pháp, có thể bàn luận nhƣ sau: Chức năng cơ bản của luật pháp là ổn định trật tự xã hội thông qua các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo phƣơng hƣớng nhất định, việc phân chia các ngành luật các lĩnh vực pháp luật chỉ mang tính tƣơng đối với mục tiêu làm sao cho sự điều chỉnh của pháp luật có hiệu quả nhất. Vì vậy, mà tùy theo điều kiện hoàn cảnh cũng nhƣ đặc điểm các quan hệ kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia trong những thời điểm lịch sử khác nhau mà việc phân chia đối tƣợng điều chỉnh của các ngành luật, các lĩnh vực pháp luật có thể khác nhau và có thể thay đổi.

Theo kinh tế học Mác, sức lao động cũng đƣợc coi là hàng hóa, vậy thì liệu việc mua bán hàng hóa sức lao động có phải là hành vi thƣơng mại? Cũng tƣơng tự nhƣ cách lý giải về đất đai trong các giao dịch mua bán các quan hệ lao động này có liên quan trực tiếp đến thân nhân ngƣời lao động, bên cạnh đó nó có khá nhiều đặc điểm mang tính đặc trƣng nổi trội hơn tính cách thƣơng mại. Vì thế mà hoạt động mua bán sức lao động này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thƣơng mại và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật lao động, một lĩnh vực pháp luật mới tách ra từ luật dân sự.

Hàng hóa là động sản hữu hình vốn là đối tƣợng truyền thống của các hành vi thƣơng mại, ngay cả ngày nay, đối tƣợng này vẫn là chủ yếu trong các giao dịch thƣơng mại, có điều từ lâu, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra một loại hàng hóa đặc biệt khác là các sản phẩm trí tuệ của con ngƣời. Trƣớc đây, do hoạt động kinh tế thƣơng mại còn hạn chế, ngƣời ta chỉ chú trọng đến

giá trị tinh thần của các sáng tạo trí tuệ này (mà chủ yếu là các sáng tạo văn thơ, hội họa và ca nhạc). Các sản phẩm này liên quan mật thiết với thân nhân của các tác giả, do đó mọi mối quan hệ xung quanh các sản phẩm trí tuệ đều thuộc sự điều chỉnh của luật dân sự. Để các tác phẩm văn học nghệ thuật đó đƣợc phổ biến ra công chúng, các tác giả phải tiến hành in ấn và phát hành các ấn phẩm đó. Tuy nhiên, họ không thể thực hiện đƣợc nếu không có sự tham gia của những chủ thể chuyên thực hiện công việc này, đó là các nhà xuất bản; các rạp hát; rạp chiếu bóng.

Theo quy định của Bộ luật Thƣơng mại Pháp, các nhà xuất bản, các xí nghiệp biểu diễn công cộng dƣới bất cứ tính chất nào nhƣ nhà hát, rạp chiếu bóng, ca nhạc... đều là chủ thể thực hiện các hành vi thƣơng mại (là thƣơng nhân). Tuy nhiên, đối với các tác giả khi bán tác phẩm của mình thì không phải là việc tiến hành hành vi thƣơng mại. Nhƣ vậy, bên cạnh khía cạnh thân nhân, các sản phẩm sáng tạo của con ngƣời còn mang cả khía cạnh thƣơng mại và việc khai thác khái cạnh thƣơng mại ấy thuộc sự điều chỉnh của luật thƣơng mại. Mặc dù vậy, các quyền về tài sản và thân nhân của các tác giả đối với tác phẩm của mình đều đƣợc quy định trong luật dân sự, kể cả các hợp đồng chuyển loại sản phẩm đó cũng đƣợc luật dân sự quy định.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ PHÂN BIỆT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI VÀ TRANH CHẤP DÂN SỰ - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1. THỰC TRẠNG CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÂN BIỆT TRANH

Một phần của tài liệu Phân biệt tranh chấp kinh doanh, thương mại và tranh chấp dân sự theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)