biệt tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại và tranh chấp dân sự
phân biệt tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại và tranh chấp dân sự là sự phân biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thƣơng mại. Và sự phân biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thƣơng mại đƣợc thể hiện trong đạo luật về thƣơng mại. Bởi sự ra đời sớm hơn luật thƣơng mại và tạo nền tảng cho toàn bộ hệ thống luật tƣ, luật dân sự không có nhiệm vụ qui định sự phân biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thƣơng mại.
Luật Thƣơng mại năm 2005 thay vì qui định tƣơng đối đầy đủ các cách thức xác định hành vi thƣơng mại, lại đƣa ra chỉ một cách thức xác định, nhƣng lại làm rắc rối hơn cho thực tiễn tƣ pháp trong khi tiền lệ pháp ở nƣớc ta chƣa đƣợc xem là một loại nguồn bổ sung quan trọng cho pháp luật. Đạo luật này định nghĩa hành vi thƣơng mại (mà gọi nó là hoạt động thƣơng mại) nhƣ sau: "Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác" [19, Điều 3, khoản 1].
Trƣớc hết có thể thấy việc xác định các hành vi thƣơng mại này khác với việc xác định hành vi thƣơng mại của Bộ luật Tố tụng dân sự. Mặc dù việc xác định hành vi thƣơng mại của Bộ luật Tố tụng dân sự đã hẹp hơn so với lý thuyết phân biệt hành vi dân sự và hành vi thƣơng mại nhƣ đã đề cập tới tại Chƣơng 1, nhƣng hành vi thƣơng mại nêu tại Luật Thƣơng mại nói trên còn hẹp hơn nữa.
Ngoài ra khi nói tới hành vi dân sự và thƣơng mại hỗn hợp, Luật Thƣơng mại năm 2005 qui định: "hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thƣơng nhân thực hiện trên lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trƣờng hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng luật này" [19, Điều 1, khoản 3].
đƣợc lựa chọn tài phán, thì Luật Thƣơng mại năm 2005 lại cho họ lựa chọn áp dụng luật thƣơng mại hay luật dân sự (một vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán).
Các nguyên nhân chủ yếu của các bất cập này bao gồm: + Thiếu sự nghiên cứu nền tảng lý luận khi xây dựng luật; + Không cân nhắc tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Các bất cập này tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là làm sai lệch việc xác định hành vi thƣơng mại, và tất nhiên xác định sai thẩm quyền của cơ quan tài phán.