Hoạt động bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện an lão, hải phòng năm 2013 (Trang 77)

- Bảo quản, tồn trữ thuốc

Thuốc và dụng cụ y tế là phương tiện vật chất không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. Chất lượng thuốc và dụng cụ y tế tốt hay xấu đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người và tiền của xã hội. Chính vì vậy mà công tác bảo quản thuốc, hóa chất và dụng cụ y tế đặt ra là 1 nhiệm vụ không thể thiếu được đối với những người làm công tác Dược để bảo quản thuốc nhằm giữ vững chất lượng của thuốc. Ở bệnh viện đa khoa An Lão lượng thuốc tồn kho tại khoa dược trong khoảng 2 đến 3 tháng thuốc sử dụng bình quân. Thường số lượng này tăng lên 4 đến 5 tháng vào cuối năm do khoa dược phải gọi tăng hàng để chờ phê duyệt kết quả đấu thầu thuốc của sở y tế thành phố Hải Phòng vào đầu năm sau hay bị chậm trễ, do vậy công tác bảo quản tồn trữ thuốc đòi hỏi có hệ thống nhà kho đảm bảo, các kho của khoa dược được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và phương tiện bảo quản thuốc như Máy điều hòa nhiệt độ, tủ mát, tủ lạnh, quạt thông gió, nhiệt kế, ẩm kế để theo dõi, hệ thống tủ kệ hợp lý cho từng loại thuốc.Tuy nhiên tại khoa dược bệnh viện đa khoa An Lão chưa được công nhận GSP ( Thực hành tốt bảo quản thuốc ) do diện tích các kho chưa đạt.

Thuốc trong kho được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý , thuốc gây nghiện, hướng tâm thần được bảo quản trong tủ riêng trong kho có khóa theo hướng dẫn trong thông tư số 10 /2010/TT-BYT, thông tư số 11/2010/TT-BYT về hướng dẫn các hoạt động có liên quan đến thuốc gây nghiện và hướng tâm thần, các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt như ở nhiệt độ lạnh thì để vào ngăn mát của tủ lạnh như các vac xin, các hormon, các Enzym. Các tủ thuốc đều có bảng theo dõi hạn sử dụng, danh mục thuốc từng nhóm.

- Cấp phát thuốc

+ Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú trung bình một ngày khoa dược cấp phát cho khoảng 200 - 300 lượt bệnh nhân theo đơn của các bác sỹ, chủ yếu là

của phòng khám đa khoa bệnh viện, như vậy số lượng bệnh nhân tương đối đông so với bệnh viện tuyến huyện, khoa dược đã xây dựng quy trình cấp phát thuốc điều trị ngoại trú, trước đây bệnh viện chưa có phần mềm nối mạng toàn viện, công tác quản lí gặp rất nhiều khó khăn. Các Bác sỹ không nắm được các thuốc đang có tại khoa dược để kê đơn, hiện tại bệnh viện đa khoa An Lão đã nối mạng quản lí toàn viện nên do công ty trách nhiệm hữu hạn phần mềm Minh lộ thực hiện nên việc kê đơn và cấp phát thuốc rất thuận lợi như:

 Có thể hồi cứu số liệu, tiền sử dùng thuốc theo mã bệnh nhân

 Hồi cứu các thuốc bệnh nhân đã được kê đơn lần trước.

 Bác sĩ có thể biết chủng loại và số lượng thuốc hiện còn trong kho để kê đơn, tiền thuốc mỗi đơn được tính ngay khi kê giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát giá trị đơn thuốc phù hợp với khả năng chi trả của BHYT và người bệnh. + Đối với bệnh nhân điều trị nội trú, khoa dược cũng đã xây dựng quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, đối với bệnh viện đa khoa An Lão, công suất giường bệnh luôn vượt số giường kế hoạch, là Bệnh viện Đa khoa hạng II với qui mô 250 giường bệnh, nhưng thực tế số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh luôn đạt 150% so với số giường kế hoạch, việc cấp phát thuốc khoa dược chỉ thực hiện được đưa thuốc xuống khoa lâm sàng bàn giao cho điều dưỡng hành chính khoa, việc giao nhận thực hiện đúng nguyên tắc 3 kiểm tra, 3 đối chiếu giữa dược sỹ khoa dược và điều dưỡng hành chính của khoa, cả hai cùng ký xác nhận vào phiếu lĩnh, Dược sỹ khoa dược giữ một liên phiếu bàn giao lại cho thủ kho, một liên phiếu còn lại được lưu tại khoa sử dụng. Cấp phát trực tiếp và hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng là do điều dưỡng các khoa thực hiện.

4.4. Hoạt động quản lý, giám sát sử dụng thuốc.

- Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả trong điều kiện nguồn thuốc cung ứng phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại; tình trạng kháng thuốc gia tăng và khả năng chi trả có hạn của người dân là một thách thức lớn đối với các cơ sở

khám, chữa bệnh hiện nay. Tại bệnh viện đa khoa huyện An lão, Hội đồng Thuốc và điều trị bệnh viện đã giám sát việc thực hiện danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện năm 2013, giám sát kê đơn, sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. từ đó chỉ ra được tỷ lệ các đơn thuốc thực hiện theo đúng quy chế kê đơn, các đơn thuốc sai quy chế, tỷ lệ đơn thuốc kê nhóm thuốc kháng sinh, corticoid, vitamin, số thuốc trong một đơn, các tương tác, tương kỵ giữa các thuốc có chỉ định dùng đồng thời, để kịp thời chấn chỉnh. Đối với việc sử dụng thuốc trong điều trị nội trú đã giám sát được số thuốc điều trị cho 1 bệnh nhân trong một đợt điều trị, số ngày điều trị cho 1 bệnh nhân trên một đợt điều trị và chi phí điều trị cho bệnh nhân năm 2013

- Để nâng cao hiệu quả của sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, công tác dược lâm sàng cũng đã được triển khai tại bệnh viên, nhưng do cán bộ làm công tác này còn thiếu phải kiêm nhiệm, chưa tập trung vào một công việc nên trình độ còn hạn chế. Đã thống kê được các cặp tương tác thuốc ở mức độ trung bình và mức độ cao đã được cảnh báo mà các bác sỹ tại bệnh viện hay sử dụng phối hợp để điều chỉnh cho từng trường hợp bệnh nhân, hay chỉ định cụ thể thời gian dùng thuốc sẽ phát huy tác dụng tối đa của thuốc, hạn chế tác dụng phụ, giảm bớt các tương tác khi phối kết hợp thuốc trong điều trị.

- Giám sát theo dõi phản ứng có hại của thuốc tiếp tục triển khai trong năm 2013, tại bệnh viện 100% các khoa có sổ và các phiếu ADR theo mẫu quy dịnh theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc, trong năm 2013 không có trường hợp nào xảy ra ADR và tai biến trong sử dụng thuốc phải báo cáo với Sở y tế và trung tâm ADR quốc gia. Một số ca do bệnh nhân tự sử dụng có phản ứng ADR nhẹ,sau khi vào viện điều trị đã khỏi không để lại di chứng.100% các khoa có sổ bình bệnh án, ghi chép hàng tháng, tuy nhiên với nội dung còn sơ sài. - Trong thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế, tổ thông tin thuốc cũng hoạt động kiêm nhiệm, năm 2013 đã cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán bộ y tế, người bệnh bằng nhiều hình thức như: trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, tờ hướng dẫn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1.Kết luận

Qua khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện An Lão, thành phố Hải phòng năm 2013, chúng tôi có một số kết luận sau

1.1 Về hoạt động lựa chọn thuốc.

Danh mục thuốc bệnh viện đa khoa An Lão sử dụng trong năm 2013 đa dạng cả về các nhóm dược lý, số hoạt chất trong mỗi nhóm và số biệt dược cho mỗi hoạt chất để đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện đa khoa, các thuốc đều có trong danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế ban hành cho bệnh viện hạng 2, bao gồm 24 nhóm với 435 tên thuốc, danh mục thuốc được đánh giá là phù hợp với mô hình bệnh tật cũng như phù hợp với khả năng kinh phí của bệnh viện, khả năng chi trả của cơ quan Bảo hiểm xã hội , của người bệnh.

Quản lý cung ứng một danh mục thuốc như trên trong bệnh viện đòi hỏi khoa dược phải có cơ sở vật chất đảm bảo, các quy trình làm việc chuẩn, các dược sỹ được đào tạo chuyên về dược bệnh viện đây là những khó khăn đối với khoa dược bệnh viện. Bệnh viện cần xây dựng phác đồ điều trị để làm căn cứ trong xây dựng danh mục thuốc sử dụng thuốc tại bệnh viện. Danh mục thuốc nên xem xét để rút ngắn, loại bỏ những thuốc kém hiệu quả.

1.2 Về hoạt động mua sắm thuốc.

Bệnh viện mua sắm thuốc chủ yếu dựa vào kết quả đấu thầu thuốc hàng năm của Giám đốc Sở y tế cho các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố, năm 2013 bệnh viện đã lựa chọn được 17 công ty trong số 49 công ty trúng thầu, đã cung ứng 406 danh mục thuốc trong số 435 danh mục thuốc được xây dựng với tổng kinh phí là 12 631 695 đồngtrong đó kinh phí mua thuốc sản xuất trong nước là 8 237 808 đồng chiếm 65,21% với số danh mục thuốc là 330 khoản, bệnh viện đã tiếp tục hưởng ứng tích cực cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ chính trị phát động, và“ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” do Bộ y tế triển khai từ những năm trước đây.

Kinh phí mua thuốc sử dụng trong năm 2013 chiếm tỷ lệ 50,95% so với tổng tiền chi phí của bệnh viện, trong đó nguồn chủ yếu là của BHYT chi trả với 83,28% so với tổng số tiền mua thuốc toàn bệnh viện. Đáp ứng ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc trong bệnh viện.

1.3 Về hoạt động bảo quản, tồn trữ, cấp phát thuốc.

Lượng thuốc tồn kho dự trữ trong bệnh viện đáp ứng được khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng thuốc sử dụng bình quân, tháng cuối năm thường tồn trữ thời gian dài hơn 1 tháng nữa do phải chờ kết quả đấu thầu của Sở y tế. Hệ thống kho, các phòng cấp phát thuốc đã xây dựng các quy trình thao tác chuẩn, có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị bảo quản nhưng do diện tích chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định nên khoa dược bệnh viện chưa đạt GSP ( Thực hành tốt bảo quản thuốc)

Khoa dược bệnh viện đảm bảo cấp phát thuốc trực tiếp cho bệnh nhân điều trị ngoại trú theo đơn của bác sỹ và cấp phát tại khoa lâm sàng cho bệnh nhân điều trị nội trú, chưa thực hiện được cấp thuốc trực tiếp cho bệnh nhân và hướng dẫn theo dõi bệnh nhân sử dụng. Từ năm 2010, bệnh viện đa khoa An Lão đã ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin nối mạng toàn bệnh viện, việc kê đơn, cấp phát thuốc gặp nhiều thuận lợi, hạn chế được rất nhiều sai sót, nhầm lẫn.

1.4 Về hoạt động quản lý, giám sát sử dụng thuốc

Bệnh viện đã thực hiện tốt việc giám sát thực hiện danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2013, giám sát việc thực hiện kê đơn điều trị ngoại trú, chỉ định điều trị nôi trú, từ đó chỉ ra được tỷ lệ các đơn thuốc thực hiện theo đúng quy chế kê đơn, các đơn thuốc sai quy chế, tỷ lệ đơn thuốc kê nhóm thuốc kháng sinh, corticoid, vitamin, số thuốc trong một đơn, các tương tác, tương kỵ giữa các thuốc có chỉ định dùng đồng thời, để kịp thời chấn chỉnh. Đối với việc sử dụng thuốc trong điều trị nội trú đã giám sát được số thuốc điều trị cho 1 bệnh nhân trong một đợt điều trị, số ngày điều trị cho 1 bệnh nhân trên một đợt điều trị và chi phí điều trị cho bệnh nhân năm 2013. Bệnh viện đã thành lập tổ dược lâm sàng và tổ thông tin thuốc nhưng các cán bộ hoạt động còn kiêm nhiệm.

2. Đề xuất:

- Tăng cường thêm nhân lực dược cho khoa dược bệnh viện, nhất là các dược sỹ đại học theo hình thức ưu tiên tuyển chọn, hoặc cử đi học từ dược sỹ trung học đang công tác tại bệnh viện. Xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển chuyên môn cho các dược sỹ về quản lý dược bệnh viện, dược lâm sàng.

- Công tác đấu thầu thuốc của Sở y tế cần triển khai thực hiện với tiến độ nhanh hơn đáp ứng đúng thời gian khi gói thầu năm cũ hêt hiệu lực thực hiên. - Đề nghị trang bị, nâng cấp cơ sở vật chất, xây tăng diện tích các kho của khoa dược để kho đảm bảo GSP ( Thực hành tốt bảo quản thuốc, trang bị thêm các phương tiện làm việc, hệ thống tài liệu, tra cứu thông tin thuốc. - Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐT & ĐT, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. HĐT & ĐT cần xây dựng chương trình hoạt động cụ thể cho từng giai đoạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tập huấn thường xuyên về quy chế chuyên môn cho các cán bộ y tế cả Y và dược, phổ biến các nội dung mới, tổ chức đi tham quan, học tập ở các đơn vị bạn có mô hình hoạt động khoa học và hiệu quả trong hoạt động cung ứng thuốc. - Trước khi xây dựng danh mục thuốc mới, cần phải tổ chức đánh giá lại danh mục thuốc đã sử dụng của năm trước đó bằng cách sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá một cách khoa học, chẳng hạn như phân tích ABC/VEN để từ đó tìm ra những vấn đề bất cập còn tồn tại liên quan đến các thuốc đã được sử dụng của bệnh viện. Trên cơ sở những bất cập đó để đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp, chẳng hạn như ưu tiên cho thuốc tối cần và thuốc thiết yếu, cắt giảm ngân sách thuốc không cần thiết để tiết kiệm chi phí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ y tế (2008) Quy chế kê đơn . Quyết định số 04/2008/QĐ - BYT.

2. Bộ y tế (2011) Quy định tổ chức và hoạt động khoa dược bệnh viện. Thông tư 22 /2011 / TT- BYT.

3. Bộ y tế (2011) Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Thông tư 23/2011/TT-BYT.

4. Bộ y tế (2011) Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Thông tư số 31/2011/TT-BYT.

5. Bộ y tế(2010) Hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện. Thông tư 10/2010/TT-BYT

6. Bộ y tế(2010) Hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.Thông tư 11/2010/TT-BYT

7. Bộ Y Tế - Bộ Nội vụ ( 2007) Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước Thông tư liên tịch số 08/ TTLT- BYT-BNV.

8. Bộ y tế - Bộ tài chính ( 2012) Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012.

9. Bộ y tế ( 2012) Đề án “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 3/9/2012.

10. Bộ y tế (1997) Hướng dẫn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viên. Thông tư số 08/1997 /TT-BYT ngày 4/7/1997.

11. Bộ y tế (2013) Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viên. Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013.

12. Bộ y tế ( 2012) Hướng dãn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viên.Thông tư 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012

13. Bộ y tế ( 2000) Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật làn thứ 10 ( ICD 10), Nhà xuất bản y học.

14. Bộ tài chính ( 2012) Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Thông tư 68/2012/TT-BTC.

15. Chính phủ (1996) Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam. Nghị quyết số 37/CP.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện an lão, hải phòng năm 2013 (Trang 77)