1.3.1. Tổng quan về bệnh viện
1.3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ.
Hình 1.5 Chức năng và nhiệm vụ bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa huyện An Lão, thành phố Hải Phòng là Bệnh viện Đa khoa hạng II với qui mô 250 giường bệnh, nhưng thực tế số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh luôn đạt 150% so với số giường kế hoạch. Bệnh viện có các chức năng và nhiệm vụ sau :
Bệnh viện đa khoa An Lão Khám chữa bệnh Đào tạo cán bộ Nghiên cứu khoa học Chỉ đạo tuyến Phòng bệnh Quản lý kinh tế Hợp tác quốc tế
- Khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định cho nhân dân, quân nhân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện An Lão, và một số khu vực lân cận,
- Đào tạo cán bộ, là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế, các sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học y, dược trong thành phố.
- Nghiên cứu khoa học, là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng, những tiến độ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ người bệnh.
- Chỉ đạo tuyến: Bệnh viện chỉ đạo và tăng cường công tác chuyên môn kỹ thuật cho các trạm y tế xã, thị trấn trong huyện.
- Phòng bệnh: song song với nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện.
- Hợp tác quốc tế, hợp tác quan hệ với hội Hoa trắng của cộng hòa Pháp trong việc tiếp nhận các trang thiết bị cho bệnh viện.
- Quản lý kinh tế trong Bệnh viện: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện từng bước tổ chức việc hạch toán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện.
Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa huyện An lão tập trung trang bị cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, đào tạo và tiếp nhận đội ngũ cán bộ y tế có trình độ, có y đức, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc phục vụ người bệnh toàn diện, đây là mục tiêu hàng đầu mà Bệnh viện luôn đặt ra.
Ngoài các nhiệm vụ trên bệnh viện còn có các nhiệm vụ của một cơ quan đóng trên địa bàn huyện An Lão:
- Thực hiện chủ trương đường lối, phương châm, quan điểm chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và mọi nhiệm vụ chính trị của địa phương
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở y tế Hải phòng và Uỷ ban nhân dân huyện An Lão giao hàng năm.
1.3.1.2 Mô hình tổ chức,nhân lực. - Cơ cấu tổ chức
Hình 1.6 Mô hình tổ chức BVĐK An Lão-Hải Phòng
- Cơ cấu nhân lực
Bảng 1.5 Cơ cấu trình độ nhân lực bệnh viện đa khoa An Lão,Hải Phòng
Số TT Phân loại trình độ Số lượng
1 Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 03 2 Thạc sĩ, Bác sỹ chuyên khoa cấp 1 15
3 Bác sĩ 12
4 Dược sĩ chuyên khoa cấp 1,dược sĩ đại học 02 5 Cử nhân ĐD,KTV (Đại học+Cao đẳng) 64
6 Đại học khác 16 7 Cao đẳng, trung học 105 8 Nhân viên khác 25 Tổng cộng 242 Giám đốc HĐT &ĐT bệnh viện Các phòng chức năng, khoa Dược,khoa chống nhiễm khuẩn, X-Quang
Phó giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng khám YC
Khoa Sản
Khoa Liên khoa &ĐT Khoa Mắt Khoa Ngoại Khoa Xét nghiệm Khoa khám bệnh Khoa Lây Hồi sức cấp cứu &ĐT Khoa Nhi &ĐT Khoa YHCT &ĐT Khoa Nội Cơ sở điều trị II Điều trị Nội Điều trị Ngoại &ĐT Điều trị Sản Điều trị YHCT &ĐT Điều trị Nhi &ĐT
1.3.2. Tổng quan về khoa dược
1.3.2.1 Vị trí , chức năng nhiệm vụ khoa dược
Khoa Dược bệnh viện có vị trí vô cùng quan trọng với nhiệm vụ chính trị là đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, hoá chất và vật tư y tế tiêu hao kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân nội, ngoại trú của Bệnh viện. Thực hiện công tác quản lý và thực thi các quy chế dược tại Bệnh viện, theo dõi sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong điều trị.
- Chức năng của khoa Dược [2]:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý .
- Khoa Dược bệnh viện có 14 nhiệm vụ sau [2]:
+ Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). + Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
+ Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. + Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
+ Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
+ Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
+ Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
+ Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.
+ Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
+ Tham gia chỉ đạo tuyến.
+ Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
+ Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
+ Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. + Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
1.3.2.2. Mô hình tổ chức hoạt động của khoa dược bệnh viện
Cơ cấu tổ chức của khoa Dược về số lượng cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị tùy thuộc hạng bệnh viện, Khoa dược bao gồm các bộ phận chính sau [2]: Nghiệp vụ dược;
Kho và cấp phát; Thống kê dược;
Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc; Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
- Cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện
Bảng 1.6 Cơ cấu trình độ nhân lực khoa dược BVĐK An Lão,Hải Phòng
Số TT Phân loại trình độ Số lượng Tỷ lệ so với TS Đại học / trung học
1 Dược sĩ chuyên khoa cấp 1,dược sĩ đại học 02 0,82 %
1/6
2 Dược sĩ trung học 12 4,95 %
Theo thông tư liên tịch số 08 / 2007 / TTLT – BYT – BNV về việc hướng dẫn định mức biến chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước thì tỷ lệ Dược sỹ đại học/Dược sỹ trung học, biên chế của cận lâm sàng và Dược/Tổng số cán bộ công chức bệnh viện ở mức còn thấp [7].
Trong bệnh viện, không chỉ ở khoa Dược, trong bất kì khoa phòng nào thì nhân tố con người là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả hoạt động. Chỉ tiêu về nhân lực Dược trong các bệnh viện thời gian trước luôn không đáp ứng đủ cho hoạt động Dược của bệnh viện [16].. Ngày nay, tuy đã tăng thêm số lượng và chất lượng nhưng vẫn cần bổ sung và đào tạo thêm. Hiện tại khoa dược bệnh viện đa khoa huyện An Lão đã được biên chế 14 cán bộ , trong đó có 1 dược sỹ chuyên khoa cấp 1, 1 dược sỹ đại học và 12 dược sỹ trung học.
- Mô hình tổ chức khoa dược bệnh viên.
Hình 1.7: Mô hình tổ chức khoa dược - BVĐK An Lão
Bộ phận nghiệp vụ Kho và cấp phát Bộ phận thống kê dược Bộ phận pha chế thuốc Kho cấp phát nội trú Trưởng khoa dược Kho cấp phát ngoại trú trú Kho cấp phát VTTH trú Kho cấp phát YHCT trú Dược lâm sàng
thông tin thuốc
Bộ phận dược cơ sở ĐT 2 Các phó trưởng khoa Nhà thuốc bệnh viện
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện An Lão thành phố Hải phòng năm 2013.
Bao gồm:
- Hoạt động của khoa dược bệnh viện. - Hoạt động của HĐT&ĐT bệnh viện. - Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viên. - Đơn thuốc lưu tại bệnh viện.
- Hồ sơ lưu trữ bệnh tật hàng năm, hồ sơ bệnh án.
- Sổ sách xuất nhập, thống kê sử dụng thuốc hàng năm lưu tại bệnh viện. - Sổ sách chứng từ thanh quyết toán thuốc của phòng Tài chính kế toán. - Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nội, ngoại trú theo chương bệnh. - Nguồn kinh phí dành cho mua thuốc năm 2013.
- Văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề cung ứng thuốc tại bệnh viện. - Báo cáo tổng kết bệnh viện, tổng kết công tác dược.
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện đa khoa huyện An lão, thành phố Hải Phòng 2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện An Lão, thành phố Hải phòng năm 2013 (Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013)
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Nội dung nghiên cứu. 2.3.1. Nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện An Lão, thành phố Hải phòng năm 2013 (Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013) với các nội dung sau:
Nội dung 1:
- Khảo sát thực trạng hoạt động cung ứng thuốctại khoa dược bệnh viện đa khoa huyện An Lão năm 2013, nghiên cứu những yếu tố cơ bản liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc: Tổ chức, quy mô bệnh viện; số lượng bệnh nhân khám và điều trị hàng năm. Mô hình hoạt động khoa dược, nhân lực, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, danh mục thuốc bệnh viện, kinh phí mua thuốc, phương thức mua thuốc
- Phân tích về phương tiện vật chất, năng lực, cơ chế quản lý, mô hình hoạt động khoa dược bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc.
- Khảo sát việc thực hiện chu trình cung ứng thuốc tại bệnh viện. + Lựa chọn thuốc:
Quy trình lựa chọn thuốc Danh mục thuốc bệnh viện
Phân tích tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện mô hình bệnh tật và kinh phí thực tế của bệnh viện.
+ Mua sắm thuốc:
Kinh phí mua thuốc Chu trình mua thuốc.
Phương thức đấu thầu, áp dụng kết quả đầu thầu vào mua sắm thuốc Phương thức thanh toán.
+ Cấp phát thuốc:
Qui trình cấp phát thuốc Bảo quản tồn trữ thuốc Báo cáo, lưu trữ hồ sơ + Sử dụng thuốc:
Giám sát việc kê đơn thuốc của bệnh viện. Công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc
Nội dung 2:
Phân tích một số ưu nhược điểm trong hoạt động cung ứng thuốc, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc từ đó nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh của bệnh viện.
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu hồi cứu
+ Hồi cứu thống kê tình hình bệnh tật, Số lượng bệnh nhân điều trị nội trú , điều trị ngoại trú, nhóm thuốc đã sử dụng, số lượng thuốc đã sử dụng, danh mục thuốc của bệnh viện.
+ Hồi cứu phân tích tình hình cung ứng thuốc, chỉ tiêu kinh phí sử dụng, số lượng nhập, xuất, tồn trong năm 2013, thực hiện các nhiệm vụ, các quy trình liên quan đến việc cung ứng thuốc trong bệnh viện.
+ Đối với bệnh án điều trị nội trú và đơn thuốc điều trị ngoại trú, số lượng bệnh án và số lượng đơn thuốc được tính theo công thức:
n = Z 2 ( 1 – α/2 ) 2 ) 1 ( d p p Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu.
p: Tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc là nghiên cứu thử. Áp p = 0,5 khi đó p ( 1- p) sẽ lớn nhất và cỡ mẫu là tối đa.
d: Là khoảng cách sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể ( theo ước tính của người nghiên cứu).
Chọn α = 0,05, tra bảng ta có Z 2 ( 1 – α/2 ) = 1,96 với d = 0,05, thay vào công thức tính được n = 385.
Như vậy cỡ mẫu cần cho nghiên cứu đối với hồ sơ bệnh án là 385, và đơn thuốc là 385 trên thực tế đề tài tiến hành nghiên cứu 500 bệnh án và 500 đơn thuốc ngoại trú.
+ Phương pháp lấy mẫu:
án trong toàn bệnh viện năm 2013 là N bộ, thì mỗi hồ sơ bệnh án được lấy trong một khoảng cách hằng định là K, K được xác định = N/500.
Trong khoảng từ 1 đến 10 chọn ngẫu nhiên được số 5 thì các bệnh án được lấy ra có số thứ tự lần lượt là 5 + 1K; 5 + 2K; 5 + 3K; 5 + 4K;….thu được 500 bệnh án để khảo sát.
Đối với đơn thuốc ngoại trú được lấy một cách ngẫu nhiên cho đủ 500 đơn trong tổng các đơn cấp phát cho bệnh nhân năm 2013.
- Phương pháp chuyên gia
+ Phỏng vấn hội đồng thuốc và điều trị
+ Phỏng vấn các bác sĩ và dược sĩ công tác trong bệnh viện - Các phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp tính tỷ lệ + Phương pháp so sánh
+ Phương pháp mô hình hoá, biểu đồ, đồ thị
+ Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel .
2.3.3 Chỉ tiêu nghiên cứu
- Đối với bệnh án:
+ Số thuốc trung bình sử dụng / 1 hồ sơ bện án. + Số ngày điều trị trung bình / 1 hồ sơ bệnh án. + Kinh phí trung bình / 1 hồ sơ bệnh án.
+ Tỷ lệ các chỉ định có các cặp thuốc xảy ra tương tác có hại. + Tỷ lệ % hồ sơ bệnh án thực hiện sai quy chế…
- Đối với đơn thuốc:
+ Tỷ lệ các đơn thuốc thực hiện sai quy chế kê đơn. + Số thuốc bình quân / 1 đơn thuốc.
+ Tỷ lệ các đơn thuốc sủ dụng thuốc kháng sinh, vitamin, Corticoid, thuốc tiêm + Tỷ lệ các đơn thuốc có các thuốc khi dung đồng thời có tác dụng bất lợi… + Chi phí trung bình cho 1 đơn thuốc.
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 LỰA CHỌN THUỐC SỬ DỤNG TRONG BỆNH VIỆN
Lựa chọn thuốc là hoạt động đầu tiên trong chu trình cung ứng thuốc, là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung ứng, chủng loại thuốc được thể hiện trong danh mục thuốc của bệnh viện, vậy trước tiên phải xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện đa khoa huyện An Lão.
3.1.1 Quy trình lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc bệnh viện
Hình 3.8: Quy trình xây dựng danh mục thuốc BVĐK An Lão năm 2013
Hướng dẫn điều trị chuẩn BYT Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng
tại các cơ sở khám chữa bệnh của BYT ban hành mới nhất
Các tiêu chí lựa chọn thuốc