Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện an lão, hải phòng năm 2013 (Trang 35)

2.3.1. Nội dung nghiên cứu.

Nghiên cứu thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện An Lão, thành phố Hải phòng năm 2013 (Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013) với các nội dung sau:

Nội dung 1:

- Khảo sát thực trạng hoạt động cung ứng thuốctại khoa dược bệnh viện đa khoa huyện An Lão năm 2013, nghiên cứu những yếu tố cơ bản liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc: Tổ chức, quy mô bệnh viện; số lượng bệnh nhân khám và điều trị hàng năm. Mô hình hoạt động khoa dược, nhân lực, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, danh mục thuốc bệnh viện, kinh phí mua thuốc, phương thức mua thuốc

- Phân tích về phương tiện vật chất, năng lực, cơ chế quản lý, mô hình hoạt động khoa dược bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc.

- Khảo sát việc thực hiện chu trình cung ứng thuốc tại bệnh viện. + Lựa chọn thuốc:

 Quy trình lựa chọn thuốc  Danh mục thuốc bệnh viện

 Phân tích tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện mô hình bệnh tật và kinh phí thực tế của bệnh viện.

+ Mua sắm thuốc:

 Kinh phí mua thuốc  Chu trình mua thuốc.

 Phương thức đấu thầu, áp dụng kết quả đầu thầu vào mua sắm thuốc  Phương thức thanh toán.

+ Cấp phát thuốc:

 Qui trình cấp phát thuốc  Bảo quản tồn trữ thuốc  Báo cáo, lưu trữ hồ sơ + Sử dụng thuốc:

 Giám sát việc kê đơn thuốc của bệnh viện.  Công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc

Nội dung 2:

Phân tích một số ưu nhược điểm trong hoạt động cung ứng thuốc, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc từ đó nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh của bệnh viện.

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu hồi cứu

+ Hồi cứu thống kê tình hình bệnh tật, Số lượng bệnh nhân điều trị nội trú , điều trị ngoại trú, nhóm thuốc đã sử dụng, số lượng thuốc đã sử dụng, danh mục thuốc của bệnh viện.

+ Hồi cứu phân tích tình hình cung ứng thuốc, chỉ tiêu kinh phí sử dụng, số lượng nhập, xuất, tồn trong năm 2013, thực hiện các nhiệm vụ, các quy trình liên quan đến việc cung ứng thuốc trong bệnh viện.

+ Đối với bệnh án điều trị nội trú và đơn thuốc điều trị ngoại trú, số lượng bệnh án và số lượng đơn thuốc được tính theo công thức:

n = Z 2 ( 1 – α/2 ) 2 ) 1 ( d p p  Trong đó:

n: Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu.

p: Tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc là nghiên cứu thử. Áp p = 0,5 khi đó p ( 1- p) sẽ lớn nhất và cỡ mẫu là tối đa.

d: Là khoảng cách sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể ( theo ước tính của người nghiên cứu).

Chọn α = 0,05, tra bảng ta có Z 2 ( 1 – α/2 ) = 1,96 với d = 0,05, thay vào công thức tính được n = 385.

Như vậy cỡ mẫu cần cho nghiên cứu đối với hồ sơ bệnh án là 385, và đơn thuốc là 385 trên thực tế đề tài tiến hành nghiên cứu 500 bệnh án và 500 đơn thuốc ngoại trú.

+ Phương pháp lấy mẫu:

án trong toàn bệnh viện năm 2013 là N bộ, thì mỗi hồ sơ bệnh án được lấy trong một khoảng cách hằng định là K, K được xác định = N/500.

Trong khoảng từ 1 đến 10 chọn ngẫu nhiên được số 5 thì các bệnh án được lấy ra có số thứ tự lần lượt là 5 + 1K; 5 + 2K; 5 + 3K; 5 + 4K;….thu được 500 bệnh án để khảo sát.

 Đối với đơn thuốc ngoại trú được lấy một cách ngẫu nhiên cho đủ 500 đơn trong tổng các đơn cấp phát cho bệnh nhân năm 2013.

- Phương pháp chuyên gia

+ Phỏng vấn hội đồng thuốc và điều trị

+ Phỏng vấn các bác sĩ và dược sĩ công tác trong bệnh viện - Các phương pháp phân tích số liệu

+ Phương pháp tính tỷ lệ + Phương pháp so sánh

+ Phương pháp mô hình hoá, biểu đồ, đồ thị

+ Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel .

2.3.3 Chỉ tiêu nghiên cứu

- Đối với bệnh án:

+ Số thuốc trung bình sử dụng / 1 hồ sơ bện án. + Số ngày điều trị trung bình / 1 hồ sơ bệnh án. + Kinh phí trung bình / 1 hồ sơ bệnh án.

+ Tỷ lệ các chỉ định có các cặp thuốc xảy ra tương tác có hại. + Tỷ lệ % hồ sơ bệnh án thực hiện sai quy chế…

- Đối với đơn thuốc:

+ Tỷ lệ các đơn thuốc thực hiện sai quy chế kê đơn. + Số thuốc bình quân / 1 đơn thuốc.

+ Tỷ lệ các đơn thuốc sủ dụng thuốc kháng sinh, vitamin, Corticoid, thuốc tiêm + Tỷ lệ các đơn thuốc có các thuốc khi dung đồng thời có tác dụng bất lợi… + Chi phí trung bình cho 1 đơn thuốc.

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 LỰA CHỌN THUỐC SỬ DỤNG TRONG BỆNH VIỆN

Lựa chọn thuốc là hoạt động đầu tiên trong chu trình cung ứng thuốc, là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung ứng, chủng loại thuốc được thể hiện trong danh mục thuốc của bệnh viện, vậy trước tiên phải xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện đa khoa huyện An Lão.

3.1.1 Quy trình lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc bệnh viện

Hình 3.8: Quy trình xây dựng danh mục thuốc BVĐK An Lão năm 2013

Hướng dẫn điều trị chuẩn BYT Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng

tại các cơ sở khám chữa bệnh của BYT ban hành mới nhất

Các tiêu chí lựa chọn thuốc xây dựng đã được thông qua Danh mục thuốc trúng thầu 2013

được giám đốc sở y tế Hải phòng phê duyệt gửi các đơn vị thực hiện

Số lượng thuốc đã sử dụng năm trước ( năm 2012) Trình độ chuyên môn, các kỹ thuật

chẩn đoán, điều trị được sử dụng

Đề xuất của bác sỹ các khoa về dự kiến sử dụng thuốc mới. Các nguồn kinh phí

mua sắm thuốc năm 2013

Mô hình bệnh tật tại bệnh viện

Dự thảo DMTBV 2013 Duyệt DMTBV 2013 Khoa dược BV Ban hành DMTBV 2013 Giám đốc BV HĐT&ĐT Bệnh viện

Nhận xét:

Để xây dựng danh mục thuốc sử dụng hợp lý, HĐT & ĐT bệnh viện dựa vào : Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh của BYT ban hành mới nhất ( Theo thông tư số 31/2011/TT-BYT); Danh mục thuốc trúng thầu năm 2013 được giám đốc sở y tế Hải phòng phê duyệt gửi các đơn vị thực hiện; Lựa chọn các hướng dẫn điều trị chuẩn; Trình độ chuyên môn, các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị được sử dụng tại bệnh viện; Số lượng thuốc đã sử dụng năm 2012 làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục thuốc năm 2013, và xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc để phù hợp với mức độ số lượng bệnh nhân và mô hình bệnh tật cụ thể của bệnh viện, nguồn kinh phí của bệnh viện,

Xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc.

Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào danh mục sử dụng trong bệnh viện gồm 5 tiêu chuẩn sau:

- Thuốc có nguồn gốc rõ ràng

+ Có trong danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành áp dụng cho bệnh viện hạng 2 và danh mục thuốc trúng thầu hàng năm do Sở y tế tổ chức đấu thầu tập trung

+ Thuốc nhập nước ngoài hay sản xuất trong nước

+ Có đầy đủ số lô sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát, hạn sử dụng …

- Thuốc đảm bảo hiệu lực điều trị

+Lựa chọn thuốc dựa trên tài liệu đầy đủ và từ nguồn tin cậy (từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên).

+Lựa chọn thuốc đã chứng minh hiệu quả điều trị (từ nguồn tài liệu chất lượng).

+Lựa chọn thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất trong các thuốc có hiệu quả điều trị.

- Thuốc có độ an toàn cao

+ Dựa trên dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy để phân tích nguy cơ/ lợi ích và chọn thuốc có tỉ lệ nguy cơ/ lợi ích phù hợp nhất để đưa vào danh mục.

+ Thuốc ít phản ứng có hại.

- Thuốc có dạng bào chế dễ sử dụng

+ Thuốc có tiêu chuẩn chất lượng đầy đủ (kể cả độ ổn định và sinh khả dụng).

+ Lựa chọn có dạng bào chế dễ và tiện lợi cho người sử dụng

- Thuốc có giá cả hợp lý : Thuốc có giá hợp lý với hiệu quả điều trị (dựa trên dữ liệu đầy đủ và tin cậy để phân tích).

3.1.2 Kết quả xây dựng DMT sử dụng tại BVĐK huyện An lão năm 2013

Bảng 3.7: Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại BVĐK

huyện An lão năm 2013

Số TT

Nhóm thuốc

( Dựa vào 27 nhóm của danh mục thuốc theo thông tư 31/2011/TT-BYT)

Số lượng thuốc trong nhóm

Tỷ lệ %

1 Thuốc gây tê, mê 15 3.45

2 Thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm không

steroid và điều trị bệnh gút. 20 4.60 3 Thuốc chống dị ứng, dùng trong những

trường hợp quá mẫn. 12 2.76

4 Thuốc giải độc 15 3.45

5 Thuốc chống động kinh 0 0.00

6 Thuốc chống nhiễm khuẩn 55 12.64

7 Thuốc điều trị đau nửa đầu. 8 1.84

8 Thuốc chống ung thư 0 0.00

9 Thuốc chống Parkinson 10 2.30

10 Thuốc tác dụng đối với máu. 16 3.68

11 Sản phẩm máu, thuốc có tác dụng thay thế

máu. 15 3.45

12 Thuốc tim mạch 36 8.28

13 Thuốc ngoài da 15 3.45

14 Thuốc dùng chẩn đoán 10 2.30

15 Thuốc khử trùng và tẩy trùng 12 2.76

17 Thuốc đường tiêu hóa 26 5.98

18 Hocmon, nội tiết tố 19 4.37

19 Các thuốc miễn dịch ( Huyết thanh và

Globulin miễn dịch 9 2.07

20 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 12 2.76 21 Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi,họng 25 5.75 22 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau

đẻ, chống đẻ non 9 2.07

23 Thuốc, dung dịch thẩm phân máu và màng

bụng 0 0.00

24 Thuốc chống rối loạn tâm thần 8 1.84 25 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 30 6.90 26 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân

bằng acid-base 19 4.37

27 Vitamin và khoáng chất 25 5.75

Cộng : 24/27 nhóm thuốc thuộc danh mục thuốc

theo thông tư 31/2011/TT-BYT 435 100,00

Nhận xét:

Tại bệnh viện đa khoa huyện An Lão danh mục thuốc xây dựng để sử dụng trong năm 2013 là 435 danh mục, trong đó:

- Số nhóm thuốc xây dựng có trong danh mục thuốc ban hành theo thông tư 31/2011/TT-BYT của Bộ y tế là 24/27 nhóm.

- Số nhóm thuốc không xây dựng có trong danh mục thuốc ban hành theo thông tư 31/2011/TT-BYT của Bộ y tế là 3/27 nhóm, vì bệnh viện chưa triển khai được một số chuyên khoa sâu do thiếu nhân lực như các thuốc điều trị bệnh ung thư, thuốc chống động kinh, dung dịch thẩm phân máu và màng bụng. - Một số thuốc không xây dựng vào danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện do phân hạng bệnh viện và phân tuyến kỹ thuật, hoặc các thuốc nằm trong danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình phòng chống lao, chương chình da liễu, chương trình tâm thần kinh.

- Năm 2013 danh mục thuốc bệnh viện có sự gia tăng của một số thuốc thuộc nhóm chuyên khoa như nhóm thuốc tim mạch, nhóm thuốc hocmon và

các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, đây cũng là do mô hình bệnh tật của địa phương có nhiều thay đổi.

3.1.3 Tính thích ứng DMT với mô hình bệnh tật tại BVĐK huyện An Lão.

Các yếu tố số lượng bệnh nhân đến khám bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị nội trú và các nhóm bệnh thường mắc ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc cũng chính là mục tiêu của hoạt động lựa chọn thuốc.

- Số lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện năm 2013 và 2 năm liền trước được mô tả trong bảng 3.8 và hình 3.9.

Bảng 3.8: Số lượng bệnh nhân điều trị năm 2013 và 2 năm liền trước

Năm

Bệnh nhân ngoại trú Bệnh nhân nội trú

Tổng cộng Tỷ lệ % so với năm liền trước Số lượng Tỷ lệ % so với năm liền trước Số lượng Tỷ lệ % so với năm liền trước 2011 29 412 114,18 11 250 106,52 40 662 120,70 2012 33 588 120,99 12 486 110,98 46 074 131,97 2013 42 841 127,54 15 685 125,62 58 526 153,16

Hình 3.9: Biểu đồ biểu diễn số lượt bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú

Năm 2012 50 000 40 000 30 000 20 000 10 000 5000 0 Năm 2013 Năm 2011 Các năm

Bệnh nhân nội trú Bệnh nhân ngoại trú Số lượng

Nhận xét:

Từ bảng và biểu đồ trên ta nhận thấy số lượt bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tăng lên theo các năm về sau, số bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện năm 2013 là cao nhất, trong đó:

- Khám và điều trị ngoại trú: 42 841 lượt bệnh nhân. - Khám và điều trị nội trú : 15 685 lượt bệnh nhân.

Năm 2013 số bệnh nhân đã qua điều trị ở một cơ sở điều trị khác chuyển đến giảm so với các năm trước, trong khi bệnh nhân tự đến bệnh viện tăng dần.

- Mô hình bệnh tật tại bệnh viện

+ Năm 2013, bệnh viện đa khoa huyện An Lão tiếp nhận các bệnh nhân đến khám và điều trị được phân thành rất nhiều nhóm bệnh. Theo thống kê của phòng kế hoạch bệnh viện các nhóm bệnh thường mắc gần như phụ thuộc vào mùa, thời tiết, khí hậu. theo khoảng thời gian nhất định và thường là theo từng năm. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện được biểu diễn theo bảng 3.9.

Bảng 3.9: Mô hình bệnh tật tại bệnh viện năm 2013

STT Nhóm bệnh Số bệnh

nhân mắc Tỷ lệ %

1 Bệnh đường hô hấp 17 956 30,68

2 Bệnh đường tiêu hóa 13 126 22,42

3 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng 556 0,95

4 Bệnh hệ tuần hoàn 11 630 19,87

5 Bệnh liên quan đến chuyển hóa 467 0,79 6 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật 125 0,21 7 Bệnh cơ-xương và mô mềm 5 425 9,26 8 Bệnh hệ tiết niệu, sinh dục 578 0,98

9 Bệnh về mắt,thị lực 1 856 3,17

10 Bệnh tai mũi họng 4 213 7,19

11 Bệnh hệ thần kinh 589 1,01

12 Bệnh da và mô mềm 257 0,43

14 Dị dạng, dị tật bẩm sinh 5 0,01 15 Bệnh máu, cơ quan tạo máu. 152 0,25

16 Chửa đẻ và sau đẻ 1 417 2,42

17 Chấn thương do nhiều nguyên nhân 125 0,21 18 Ngộ độc thức ăn, hóa chất... 27 0,04

19 Khối u. 15 0,02

Tổng cộng 58 526 100

Nhận xét:

Mô hình bệnh tật trong năm 2013 tại bệnh viện đa khoa An Lão bao gồm gần hết 21 chương bệnh theo ICD-10, trong đó có 13 chương bệnh chiếm tỷ lệ mắc cao hơn. Mô hình bệnh tật năm 2013 được ghi nhận tạm ổn định để trở thành mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa An Lão.

+ Các chương bệnh chiếm tỷ lệ cao ở BVĐK An lão. ( Bảng 3.10 và hình 3.10) Bảng 3.10: Các chương bệnh chủ yếu tại BVĐK An lão năm 2013

STT Nhóm bệnh Số bệnh

nhân mắc Tỷ lệ %

1 Bệnh đường hô hấp 17 956 30,68

2 Bệnh đường tiêu hóa 13 126 22,42

3 Bệnh hệ tuần hoàn 11 630 19,87 4 Bệnh cơ-xương và mô mềm 5 425 9,26 5 Bệnh tai mũi họng 4 213 7,19 6 Bệnh về mắt,thị lực 1 856 3,17 7 Chửa đẻ và sau đẻ 1 417 2,42 8 Bệnh hệ thần kinh 589 1,01

9 Bệnh hệ tiết niệu, sinh dục 578 0,98 10 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng 556 0,95 11 Bệnh liên quan đến chuyển hóa 467 0,79

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện an lão, hải phòng năm 2013 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)