- Hoạt động dược lâm sàng
+ Dược lâm sàng là hoạt động thực hành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh.. Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh[12].
+ Trong năm 2013 HĐT& ĐT và khoa Dược bệnh viện đa khoa An Lão đã giải thích, tư vấn, giúp đỡ Bác sĩ trong chiến lược lựa chọn các thuốc để kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh lý, cảnh báo các tương tác khi kết hợp nhiều thuốc trong 1 đơn để tránh các tác hại có thể xảy ra khi dùng đồng thời, đã hạn chế được rất nhiều tương tác bất lợi giữa thuốc và thuốc (Bảng 3.25 và bảng 3.26).
Bảng 3.25:Các cặp tương tác thuốc ở mức độ trung bình đã được cảnh báo
tại BVĐK An Lão
Cặp tương tác Hậu quả xảy ra của tương tác
Aspirin – Perindopril Giảm hiệu quả của Perindopril
Aspirin - Nitroglycerin Tăng nồng độ của Nitroglycerin, tăng tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu
Diacerin – Cefalexin, Cefixim Tăng tác dụng phụ, rối lạn tiêu hóa Diazepam – Omeprazol Tăng tác dụng của Diazepam Ciprofloxacin – Aspirin -
Antacid
Giảm tác dụng của các thuốc uống cùng Antacid
Cefalexin, Amoxcillin, Vitamin
C Giảm tác dụng của Cefalexin, Amoxcillin
Bảng 3.26:Các cặp tương tác thuốc ở mức cao đã được cảnh báo
tại BVĐK An Lão
Cặp tương tác Hậu quả xảy ra của tương tác
Diazepam – Fentanyl Tác dụng hiệp đồng cộng gây suy hô hấp Diazepam – Pipecuronium Tăng đối kháng ức chế thần kinh - cơ Diazepam – Thiopental Tăng tác dụng an thần của Diazepam Fentanyl – Propofol Tăng độc tính của Propofol
Fentanyl – Lidocain Tăng độc tính của Lidocain Atropin – Kali clorid Nguy cơ loét đường tiêu hóa cao Perindopril – Kali clorid Làm tăng kali máu
Gentamycin – Furocemid Gây suy thận nặng Spirololacton – Perindopril Làm tăng kali máu Spirololacton –Digoxin Ngộ độc Digoxin
Diazepam – Codein Hiệp đồng ức chế hô hấp Aspirin - Ginkobiloba Tăng nguy cơ chảy máu Transamin – Ginkobiloaba Nguy cơ chảy máu kéo dài Pha trộn Diazepam -
Haloperidol
Giảm tác dụng của Diazepam do tạo kết tủa
Fenofibrat – Atovastatin Tăng nguy cơ bện cơ, teo cơ vân Amiodaron - Digoxin Tăng nguy cơ độc tính trên tim
+ Bệnh viện đa khoa huyện An lão có nhiều chuyên khoa, do đó việc phối hợp thuốc trong kê đơn là một yêu cầu khách quan. Trong nhiều trường hợp, các thầy thuốc đã chủ động phối hợp nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh kết hợp trên một bệnh nhân, đồng thời lợi dụng những tương tác thuốc có lợi để tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng không mong muốn của thuốc. Thế nhưng, việc phối hợp thuốc nhiều khi xảy ra những tương tác bất lợi như làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc hoặc xảy ra hiện tượng ngộ độc thuốc... Vì vậy, công tác dược lâm sàng trong bệnh viện là yêu cầu cần thiết nhằm đem lại hiệu quả điều trị tốt, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh.
- Hoạt động thông tin thuốc
+ HĐT& ĐT và khoa Dược bệnh viện cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trao đổi trực tiếp, bằng văn bản, bảng tin bệnh viện, tranh ảnh, tờ hướng dẫn.
+ Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện đã phân công cán bộ xuống các khoa lâm sàng có sử dụng thuốc để thông tin, tư vấn trong vấn đề lựa chọn thuốc sử dụng của bác sỹ cho từng bệnh nhân cụ thể, thông báo các tác dụng không mong muốn của thuốc, các thuốc có quyết định đình chỉ thu hồi do không đảm bảo chất lượng của Cục quản lý dược, Sở y tế khuyến cáo, đã chỉ ra được một số nhược điểm cần sữa chữa như:
+ Kê đơn sử dụng thuốc an thần (Diazepam) kéo dài (trên 10 ngày) gây quen thuốc (phụ thuộc thuốc); hậu quả là tốn kém cho người bệnh và khó khăn cho công tác quản lý thuốc hướng thần trong bệnh viện.
+ Sử dụng thuốc giảm đau Ketorolac dạng tiêm còn chỉ định kéo dài (theo khuyến cáo không sử dụng thuốc quá 5 ngày).
+ Không chấp hành khuyến cáo tăng, giảm liều hay sử dụng thuốc theo nhịp sinh lý cơ thể con người của một số thuốc trong quá trình điều trị (như sử dụng các thuốc Corticoide, thuốc an thần…).
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.1. Hoạt động lựa chọn thuốc: - Lựa chọn nhóm thuốc.
- Bệnh viện đa khoa huyện An Lão đã xây dựng danh mục thuốc sử dụng năm 2013 bao gồm 24 nhóm thuốc theo nội dung thông tư số 31/2011/TT- BYT của Bộ y tế, Bệnh viện không xây dựng 3 nhóm còn lại theo thông tư này là chưa triển khai được một số chuyên khoa như:
+ Nhóm thuốc điều trị bệnh ung thư, do chỉ được sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng điều trị ung thư và phải do bác sỹ được đào tạo, tập huấn về chuyên ngành ung bướu chỉ định;
+ Nhóm thuốc điều trị bệnh động kinh, do bệnh viện thực hiện việc điều trị bệnh này bằng các thuốc theo chương trình y tế quốc gia cung cấp.
+ Nhóm thuốc dung dịch thẩm phân máu và màng bụng cũng không được xây dựng vào danh mục thuốc bệnh viện là do phân hạng bệnh viện và phân tuyến kỹ thuật không được thực hiện.
- Lựa chọn danh mục thuốc
+ Số khoản mục thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện năn 2013 là 435 khoản trong nội dung 24 nhóm thuốc nêu trên,trong đó không có các thuốc sau. Các thuốc thuộc bệnh viện hạng một trong danh mục thuốc theo thông tư số 31/2011/TT-BYT của Bộ y tế (vì bệnh viện đa khoa An Lão là bệnh viện hạng 2). Các thuốc không có trong mô hình bệnh tật của bệnh viện và các thuốc thuộc 3 nhóm không xây dựng nêu trên.
+ Tại bệnh viện đa khoa huyện An Lão mô hình bệnh tật tương đối ổn định, qua nghiên cứu nhận thấy có 13 chương bệnh mà bệnh nhân phần đông mắc phải đến khám và điều trị, một số chương bệnh khác cũng được ghi nhận nhưng với số lượng ít, cũng chính vì thế mà số khoản thuốc trong các nhóm bệnh cũng chiếm tỷ lệ khác nhau,trong đó các nhóm thuốc có tỷ trọng cao là thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc điều trị bệnh đường hô hấp, thuốc điều trị đường tiêu hoá.
- Nhận xét:
+ Như vậy DMT bệnh viện An Lão đa dạng cả về các nhóm dược lý, số hoạt chất trong mỗi nhóm và số biệt dược cho mỗi hoạt chất để đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện đa khoa đồng thời vẫn có những nhóm thuốc chiếm tỷ trọng cao do mô hình bệnh tật của bệnh viện.
+ Danh mục thuốc bệnh viện tuân thủ theo danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y Tế ban hành theo thông tư 31/2011/ TT- BYT do đây là bệnh viện công lập và đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT chiếm tỷ lệ lớn, nếu danh mục thuốc không có trong danh mục theo thông tư này thì BHXH không thanh quyết toán.
+ Với số lượng hoạt chất và biệt dược ngày càng tăng trong danh mục thì có ưu điểm là đáp ứng được nhu cầu đa dạng của điều trị nhưng cũng gây ra nhiều khó khăn trong quản lí, khó khăn trong việc dự trù kế hoạch cung ứng, đôi khi dẫn đến thừa hoặc thiếu thuốc.
Tồn tại: Việc xây dựng DMTBV hàng năm chủ yếu vẫn dựa vào sử dụng
thực tế của năm trước, DMTCY của Bộ Y Tế và kinh nghiệm của các bác sỹ, chưa có những đánh giá cụ thể, số lượng hoạt chất đa dạng với nhiều biệt dược được sử dụng trong bệnh viện sẽ làm cho công tác cung ứng, quản lí thuốc của khoa dược gặp nhiều thách thức, dễ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.