Các giải pháp trong ngành giáo dục

Một phần của tài liệu vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở bà rịa vũng tàu thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 91)

Ở BÀ RỊA – VŨNG TÀU 3.1 Định hướng:

3.2.1. Các giải pháp trong ngành giáo dục

Ngành giáo dục phải là lực lượng tiên phong để thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo được bình đẳng giới trong giáo dục.

Đối với giáo dục phổ thông, cần thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích trẻ em tới trường, đặc biệt là trẻ em gái ở khu vực nông thôn, vùng có nhiều dân tộc thiểu số… Đây là những nơi có chỉ số về bình đẳng giới trong giáo dục thấp hơn ở những khu vực khác. Cần có những chính sách, hỗ trợ cụ thể cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục ở những khu vực này thực hiện tốt vai trò của mình trong chiến lược phổ cập giáo dục, sao cho việc phổ cập giáo dục không phải là hình thức mà thực sự mang lại lợi ích cho nhân dân.

Đối với giáo dục phổ cập dành cho đối tượng lớn tuổi hay quá tuổi đi học, cần xây dựng các điểm lớp phổ cập, bổ túc tại các khu vực xã, phường, đặc biệt là các khu vực xa xôi, hẻo lánh. Để các điểm học này đạt chất lượng cao, cần chú trọng cụ thể việc khuyến khích và có chính sách cụ thể cho giáo viên (đặc biệt tại các lớp dạy ban đêm),

để làm sao đảm bảo cho việc dạy học được liên tục, tạo tâm lí hứng thú, tin cậy cho học viên.

Đối với đào tạo nghề, cần có đầu tư thích đáng về số lượng và chất lượng của các trường nghề nhằm thu hút các đối tượng tham gia. Hiện nay, tỉ lệ lao động tốt nghiệp các trường nghề không cao so với nhu cầu thực tế công việc, tuy nhiên số học viên đang kí học nghề hàng năm vẫn không cao. Tình trạng này một phần do tâm lí “trọng thầy hơn thợ” của xã hội nói chung, nhưng phần lớn do chất lượng của các trường nghề chưa được đầu tư, chưa thực sự chú trọng đầu ra nên gây tâm lí e ngại đối với người học. Bên cạnh đó, để đảm bảo bình đẳng giới đối với cơ hội tiếp cận đào tạo nghề, cần có những chính sách cụ thể để thu hút nữ giới tham gia học tập. Đối với đối tượng nữ trong độ tuổi lao động, cơ quan sử dụng lao động nên có những hỗ trợ cụ thể để lao động nữ được học tập nâng cao tay nghề. Chẳng hạn như: tạo những thuận lợi về công tác ở cơ quan để giới nữ học thêm nâng cao trình độ, có những chính sách cụ thể về thưởng, ưu đãi hoặc cơ hội thăng tiến nếu nữ giới đi học… Việc sắp xếp công việc gia đình và công việc cơ quan ở giới nữ để học tập thường rất khó khăn so với nam giới, vì vậy tỉ lệ học lên cao của họ thấp hơn nhiều so với nam giới. muốn rút ngắn khoảng cách này, các cơ quan sử dụng lao động và các cơ quan giáo dục cần phải có những ưu đãi riêng đối với họ. Cần đẩy mạnh các mô hình vừa học, vừa làm để giới nữ có điều kiện nâng cao trình độ và thu nhập.

Về giáo viên và nhân viên ngành giáo dục, có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ giáo viên nữ và giáo viên nam ở các cấp học. Đặc biệt càng ở cấp học dưới, chỉ số cân bằng giới càng cao, nghiêng về giới nữ. Điều này gây những ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Vì vậy, ngành giáo dục cần có những biện pháp cụ thể để khuyến khích nam giới tham gia vào công tác giáo dục. Hiện nay, ngành giáo dục có mức thu nhập tương đối thấp so với các lĩnh vực khác có trình độ tương đương hoặc thấp hơn. Trong khi đó, nam giới vẫn được cho là trụ cột của nền kinh tế gia đình.

Vì vậy, không những ngày càng hiếm sinh viên chọn học ngành sư phạm mà sinh viên nam chọn ngành sư phạm sẽ còn ít hơn nữa. Để cân bằng giới trong lĩnh vực này, nhà nước cần có những biện pháp cụ thể về điều kiện làm việc, về tiền lương nhằm thu hút các đối tượng có trình độ nói chung cũng như nam giới nói riêng tham gia.

Về cán bộ quản lí trong giáo dục, trái với sự chênh lệch trong tỉ lệ giáo viên, chỉ số cân bằng giới trong lĩnh vực này lại nghiêng về nam giới. Để nữ giới tham gia ngày càng nhiều vào công tác quản lí giáo dục, lĩnh vực mà hiện nay tỉ lệ lao động tham gia vẫn chủ yếu vẫn ở giới của họ, cần có những chính sách cụ thể vừa khuyến khích vừa tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để họ có điều kiện học tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp học về quản lí nhằm giúp họ có cơ hội thăng tiến, nâng cao vị thế của họ trong các cơ quan giáo dục. Để đạt được điều này cần phải có sự cơ cấu lại bộ máy tổ chức từ trên xuống dưới.

Trong nội dung giáo dục như: nội dung sách giáo khoa, tài liệu học tập, các cuộc thi, các phong trào…cần có dự lồng ghép giới nhằm dần dần hình thành nhận thức của dân cư về giới và bình đẳng giới ngay từ nhỏ, ngay trong mỗi hoạt động dù nhỏ. Từ đó, mỗi giới thấy được vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong gia đình, xã hội và có ý thức tự nguyện thực hiện. Làm được điều này, chúng ta mới có thể ‘bứng’ được gốc rễ sâu xa của những bất bình đẳng giới trong xã hội.

Một phần của tài liệu vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở bà rịa vũng tàu thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)