Trên thế giớ

Một phần của tài liệu vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở bà rịa vũng tàu thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 38)

c. Một số chỉ số khác về bình đẳng giớ

1.3.1. Trên thế giớ

Trên thế giới Theo một báo cáo của UNICEF, vào tháng 12 năm 2006, nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập của tổ chức này, việc loại bỏ sự phân biệt đối xử về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một sự tác động sâu sắc và tích cực đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Bà Ann M. Veneman – Giám đốc điều hành UNICEF phát biểu: “Khi vị thế của người phụ nữ được nâng lên để có một cuộc sống đầy đủ và hữu ích, trẻ em và giáo dục họ sẽ trở nên thịnh vượng”.

Theo báo cáo này, mặc dù trong những thập kỉ gần đây đã có một số tiến bộ về vị thế của phụ nữ nhưng cuộc sống của hàng triệu trẻ em gái và phụ nữ vẫn bị đe dọa bởi sự phân biệt đối xử, việc bị tước quyền và nghèo khổ. Hậu quả của sự phân biệt đối xử là trẻ em gái ít có cơ hội được học hơn. Ở các nước đang phát triển, gần như 1/100 trẻ em gái đi học ở trường tiểu học sẽ không theo học được hết cấp. Trình độ học vấn, theo

báo cáo, tương quan đến sự cải thiện về các nguồn lực đầu tư cho sự sống còn và phát triển của trẻ em.

Sự phân biệt giới trong lĩnh vực giáo dục thường diễn ra gay gắt nhất trong nhóm nước nghèo. Một nghiên cứu gần đây về tỉ lệ đến trường của các bé gái và bé trai ở 41 quốc gia đã cho thấy, trong những nước này, sự phân biệt về giới trong tỉ lệ đến trường giữa nhóm nghèo thường lớn hơn giữa những nhóm không nghèo. Tuy sự bình đẳng trong giáo dục đã có sự cải thiện rõ rệt trong vòng 30 năm qua ở các nước ngày nay còn phụ thuộc diện thu nhập thấp, nhưng sự chênh lệch về số nam và nữ đến trường ở những nước này vẫn lớn hơn ở các nước có thu nhập trung bình và cao. Mặc dù giữa phát triển kinh tế và bình đẳng giới có mối quan hệ nhất định, sự hiện diện của phụ nữ trong thu nhập quốc nội vẫn còn khiêm tốn.

Trong thông điệp nhân kỷ niệm 100 năm ngày quốc tế phụ nữ (8-3), Tổ chức phụ nữ LHQ (UN Women) khẳng định bất bình đẳng giới đang là bức tường vô hình nhưng rất cứng rắn ngăn cản khát vọng vươn lên của phụ nữ ở nhiều nước.Vì vậy, đã đến lúc thế giới cần hành động ngay để biến những cam kết về bình đẳng giới thành hiện thực.

UN Women nêu rõ, nếu cách đây 100 năm chỉ có hai nước cho phép phụ nữ tham gia bầu cử, thì ngày nay, phụ nữ trên thế giới đã đạt được những thành quả lịch sử về các quyền pháp lý trên con đường dài tiến tới bình đẳng giới. Những thành quả này thực sự là một trong những cuộc cách mạng xã hội sâu sắc nhất trên thế giới. Quyền bầu cử và quyền được đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong chính phủ và nhà nước của nữ giới đã được đảm bảo trên mọi châu lục. Hiện 2/3 số nước trên thế giới đã ban hành luật nghiêm trị những kẻ bạo hành phụ nữ, và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã coi bạo lực tình dục là một chiến thuật chiến tranh có chủ đích.

Tuy nhiên, bà Michelle Bachelet, Phó tổng Thư ký Liên hợp quốc, Giám đốc chấp hành UN Women, nhấn mạnh để đạt được sự bình đẳng giới trên toàn cầu, các nước

phải tiếp tục vượt qua một chặng đường dài. Hiện phụ nữ chiếm tới 70% số người mù chữ trên thế giới, trong khi cơ hội đến trường của trẻ em gái ít hơn so với trẻ em trai. Trung bình cứ 90 giây lại một thai phụ tử vong. Ở nhiều nước, phụ nữ không được tiếp cận bình đẳng so với nam giới về đất đai và các quyền sở hữu cơ bản khác.

Tỷ lệ nữ giới tại các cơ quan lập pháp là 19%, tỷ lệ này trong giới các nhà thương lượng hòa bình thậm chí còn thấp hơn rất nhiều (8%), và hiện nữ giới mới chỉ chiếm 28% trong tổng số người đứng đầu Nhà nước và chính phủ trên toàn cầu.

Ngoài ra, việc làm cho phụ nữ hiện nay chủ yếu vẫn giới hạn ở các khu vực lương thấp, dễ bị tổn thương, thời gian lao động kéo dài và làm việc theo hợp đồng lao động không chính thức. Trong khi đáng lẽ ra những phụ nữ được đào tạo tốt phải ở các vị trí xứng đáng để phát huy tài năng trong nghiên cứu khoa học công nghệ, trong phát triển kinh tế công bằng và bền vững cũng như trong kinh doanh quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt hiện nay.

Thông điệp nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ của UN Women khẳng định Tiềm năng, kỹ năng, sự thông minh cũng như các phẩm chất cao quý khác của phụ nữ hiện vẫn là nguồn tài nguyên lớn nhất chưa được phát huy hết. Nhân loại đang phải trả giá cho sự bất bình đẳng đối với nữ giới, vì không phát huy được tài năng và tiềm lực của một nửa thế giới. Bất bình đẳng giới phá hoại chất lượng của các nền dân chủ, gây tổn hại tới sức mạnh của các nền kinh tế, sự lành mạnh của xã hội cũng như sự bền vững của hòa bình. Ngày 13-1-2011, Quốc hội Pháp đã thông qua dự luật về tăng cường bình đẳng giới trong các doanh nghiệp ở Pháp. Theo dự luật trên, trong vòng 6 năm tới các công ty lớn ở Pháp đẩy mạnh cải thiện bình đẳng giới trong việc cơ cấu bộ máy lãnh đạo, theo đó 40% vị trí lãnh đạo của công ty phải được dành cho phụ nữ. Năm 2010, tỷ lệ phụ nữ trong ban lãnh đạo các doanh nghiệp ở nước này mới chỉ đạt 15%.

Một phần của tài liệu vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở bà rịa vũng tàu thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 38)