CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở BÀ RỊA – VŨNG TÀU NHÌN TỪ GÓC ĐỘ

Một phần của tài liệu vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở bà rịa vũng tàu thực trạng và giải pháp (Trang 47)

VỰC GIÁO DỤC Ở BÀ RỊA – VŨNG TÀU NHÌN TỪ GÓC ĐỘ

ĐỊA LÝ

2.1. Tổng quan về ngành giáo dục Bà Rịa-Vũng Tàu

2.1.1. Vài nét về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quyết định thành lập ngày 12/8/1991, là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông. Với tổng chiều dài địa giới trên đất liền 162 km. Bà Rịa -Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền 100 km (trong đó 72 km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm). Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản. Diện tích tự nhiên 1975,14 km2, dân số năm 2009: 994.837 người, mật độ dân số: 503 người/kmP

2

P

. Có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa; các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo.

2.1.1.1. Tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng gián tiếp tới việc thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực nói chung và trong giáo dục nói riêng. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh và tạo ra sự phân hoá ở từng đơn vị hành chính cấp thấp hơn. Khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì vấn đề thực hiện bình đẳng giới cùng sẽ có biến chuyển theo.

Một phần của tài liệu vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở bà rịa vũng tàu thực trạng và giải pháp (Trang 47)