Định hướng chung

Một phần của tài liệu vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở bà rịa vũng tàu thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

Ở BÀ RỊA – VŨNG TÀU 3.1 Định hướng:

3.1.1. Định hướng chung

Định hướng thứ nhất đó là nâng cao bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước tiên là trong lĩnh vực giáo dục vì giáo dục là một yếu tố chủ yếu đóng góp cho sự phát triển, thực hiện các tiến bộ và công bằng xã hội. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục chính là việc thụ hưởng các quyền như nhau giữa nam và nữ ở các bậc học không chỉ dựa trên một số tiêu chí về phân bổ công bằng trong giáo dục ở các cấp học mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố về gia đình, định kiến giới, một số chính sách phát triển giáo dục…

Thứ hai, nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục phải tính đến việc giảm sự cách biệt về bất bình đẳng của hai giới ở cùng một khu vực và của cùng một giới giữa hai khu vực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là kìm hãm sự phát triển của giới này hay giới kia. Bởi vì bình đẳng giới có được nâng lên hay không, trước tiên phải dựa vào sự hoàn thiện của sự nghiệp xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Một khi nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đầu tư cho giáo dục sẽ mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao, đây là kinh nghiệm của nhiều nước phát triển trên thế giới. Nền giáo dục chỉ có thể phát triển khi thu hút được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Nguồn lực ở đây chính là vốn và con người. Con người được thụ hưởng các thành quả giáo dục ngang nhau sẽ tạo động lực cho họ trong việc tham gia lao động, sản xuất…đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao.

Thứ ba, việc đẩy mạnh các chương trình, chính sách xã hội sẽ tạo ra một nguồn lực lớn về vốn góp phần đáng kể vào sự nghiệp nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực

giáo dục. Chính là việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho công tác bình đẳng giới; chi ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên kinh phí nguồn lực cho những ngành, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao về bất bình đẳng giới trong lĩnh vực này.

Thứ tư, nâng cao bình đẳng giới và giảm khoảng cách về bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục phải bắt đầu từ việc nâng cao sự bình đẳng cho những ngành, địa phương ở vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng sâu còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng đồng bào dân tộc. Việc giảm tình trạng bất bình đẳng có nghĩa sự bình đẳng chung của hai giới sẽ được nâng lên, đồng thời khoảng cách phân hóa được rút ngắn lại. Định hướng này thể hiện việc sử dụng các nguồn lực nhất định để yểm trợ cho giới chịu thiệt thòi trong xã hội để họ có khả năng vươn lên.

Định hướng cuối cùng và có ý nghĩa về mặt địa lý là việc thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và nâng cao bình đẳng giới phải được quan niệm một cách tổng thể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước mà trước tiên là đối với lĩnh vực giáo dục. Bà Rịa – Vũng Tàu là một bộ phận của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, sự hoàn thiện của tỉnh sẽ góp phần vào sự phát triển chung của cả vùng cũng như đối với cả nước. Vì vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, các ngành, các địa phương đối với công tác bình đẳng giới. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Thực hiện lồng ghép giới vào chương trình phát triển kinh tế xã hội từ tỉnh đến huyện, xã. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới. Tất cả những điều này, được tiến hành đồng loạt ở các địa phương sẽ ngày càng góp phần nâng cao bình đẳng giới ở các tỉnh, thành trong cả nước. Sự phát triển, hoàn thiện trong công tác này của một số tỉnh sẽ là động

lực thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh còn hạn chế và yếu kém để dần hoàn thiện tạo đà đi lên chung của cả đất nước.

Một phần của tài liệu vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục ở bà rịa vũng tàu thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)