Đặc điểm sự hình thành TTL của trẻ MG

Một phần của tài liệu tính tự lực của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non bé ngoan, phường đa kao, quận i, tp hcm (Trang 25 - 27)

Elcơnhin cho rằng: trẻ chỉ cĩ thể thực hiện hành vi tự lực khi đã cĩ kiến thức, kỹ năng về một số lĩnh vực nào đĩ mà trong cuộc sống hàng ngày trẻ đã được những người lớn xung quanh truyền lại. Tức là hành vi tự lực của trẻ xuất hiện trên cơ sở trẻ tự thực hiện lại các thao tác kỹ năng dựa trên vốn sống đã cĩ theo một cách thức riêng của trẻ, bằng nỗ lực của chính bản thân trẻ.

Các nhà Tâm lý học Xơ viết cũng nêu lên một số đặc điểm về TTL của trẻ như sau : TTL của trẻ khơng phải là hành vi tự phát, mà đằng sau nĩ bao giờ cũng cĩ vai trị lãnh đạo và những yêu cầu của người lớn. Sự hình thành TTL ở trẻ trên thực tế là dựa trên cơ sở thực hiện các thĩi quen, những định hình đã hình thành từ trước khi đáp ứng những yêu cầu của người lớn.

Mức độ tự lực ( TL ) được nâng cao dần cùng với sự phát triển của chúng, cùng với sự tăng lên của khả năng thực hiện những hành động TL và sự khéo léo kết hợp các hành động ngày càng phức tạp hơn. Mức độ TL của trẻ cịn được xác định bởi tính tích cực, chủ động của trẻ trong quá trình thực hiện những hành động TL, trong việc trẻ thực hiện các yêu cầu người lớn đặt ra cho trẻ thực hiện. Vì vậy, chúng ta thường đánh giá TTL của trẻ qua các khả năng thực hiện các hành động trong lao động tự phục vụ, trong vui chơi và học tập.

Đĩng vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình phát triển TTL của trẻ là khả năng nhìn nhận những vấn đề chung nhất trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ đề ra, đĩ là các: khả năng nhìn nhận hay chấp nhận mục đích yêu cầu, khả năng hiểu những điều kiện để giải quyết vấn đề, khả năng tự tìm

những phương pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra, khả năng tự so sánh kết quả với mục đích yêu cầu đặt ra ban đầu, khả năng tự kiểm tra và đánh giá hành vi của bản thân.

Như vậy, quá trình phát triển TTL của trẻ cần trải qua các giai đoạn sau:

1. Trẻ hiểu và tiếp nhận yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện hành vi TL

2. Trẻ tự tìm kiếm các điều kiện và phương thức để giải quyết nhiệm vụ đặt ra

3. Trẻ tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện với nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra.

Theo các nhà Tâm lý học Xơ viết hành vi TL của trẻ phát triển trải qua các giai đoạn sau :

Giai đoạn 1: Trẻ hành động tự giác khơng cần người lớn nhắc nhở, thúc đẩy hoặc giúp đỡ trong những hồn cảnh quen thuộc. Ở giai đoạn này, tính bắt chước của trẻ đĩng vai trị to lớn. Lúc đầu trẻ bắt chước trực tiếp hành vi của người lớn, dần dần sự bắt chước đĩ trở nên tính tích cực cá nhân, hình thành hành vi tự giác ở trẻ. Khi trẻ bắt chước, phân tích hành vi của những người xung quanh, tức là trẻ đã cĩ biểu hiện vươn tới TL. Cùng với sự phát triển của trí tuệ, sự bắt chước của trẻ thay đổi cả về chất, cả về lượng, hình thành ở trẻ những hành vi TL.

Giai đoạn 2: Trẻ biết tự mình sử dụng những cách thức quen thuộc vào những tình huống mới mẻ nhưng gần gũi, tương tự những tình huống trẻ đã được làm quen.

Giai đoạn 3: Trẻ cĩ khả năng giải quyết những nhiệm vụ phức tạp hơn, áp dụng những kỹ năng mang tính khái quát vào những tình huống mới. Các quy tắc mà trẻ nắm được cĩ tính khái quát và trở thành chuẩn mực qui định hành vi của trẻ trong bất cứ hồn cảnh nào.

Dựa trên các giai đoạn phát triển cho thấy TTL của trẻ là sản phẩm của việc thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của người lớn đặt ra và đồng thời là sản phẩm sáng tạo riêng của trẻ. Trẻ càng cĩ nhiều kinh nghiệm, vốn kỹ năng thực hiện các hành vi thì quá trình tìm kiếm các điều kiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ càng được thực hiện nhanh chĩng, hồn chỉnh và sáng tạo, kết quả hành vi TL của trẻ càng cao. Vì sự phát triển của TTL cịn phụ thuộc vào

kinh nghiệm và vốn kỹ năng thực hiện các hành vi của trẻ nên các đặc trưng biểu hiện của TTL ở trẻ 3, 4 và 5 tuổi cĩ những điểm tương đối khác nhau. Ở lứa tuổi nhỏ TTL thường được thể hiện qua các hành động tự phục vụ đến 5-6 tuổi những biểu hiện tự lực của trẻ được thể hiện rõ nét hơn trong cả hoạt động vui chơi, lao động và học tập .

Một phần của tài liệu tính tự lực của trẻ 5 tuổi tại trường mầm non bé ngoan, phường đa kao, quận i, tp hcm (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)