5. Cấu trúc của luận văn
3.4.1 Biến didactic và sự lựa chọn biến
• Biến V1: Cho biết hay không cho biết dạng của hàm số. Biến này nhận một trong 2 giá trị:
Giá trị V1a: Cho biết trước dạng của hàm số (chẳng hạn cho biết trước là hàm số bậc 1, bậc 2, hàm mũ, hàm lượng giác, . . . )
Giá trị V1b: Không cho biết trước dạng của hàm số.
• Biến V2: Số lượng giá trị cho trong bảng. Biến này có thể nhận một trong hai giá trị sau:
Giá trị V2a: Số lượng giá trị cho trong bảng ít. Giá trị V2b: Số lượng giá trị cho trong bảng nhiều.
Số lượng giá trị cho trong bảng được xem là ít nếu chỉ có từ 2 đến 3 giá trị, tạo thuận lợi cho việc gọi dạng của hàm số có chứa các hệ số chưa biết (chẳng hạng y = ax + b, y = ax2 + bx + c rồi sau đó lập hệ phương trình để giải tìm các hệ số chưa biết này.
Số lượng giá trị cho trong bảng được xem là nhiều nếu có từ 4 giá trị trở lên. Số lượng nhiều gây khó khăn cho việc lập hệ phương trình rồi hệ tìm các hệ số chưa biết đó.
• Biến V3: Sự cách đều của các giá trị của x. Biến này có thể nhận một trong hai giá trị sau:
Giá trị V3a: Các giá trị của xcho trong bảng cách đều nhau.
Giá trị V3b: Các giá trị của xcho trong bảng không cách đều nhau. Bài toán 1 chọn lựa chọn các giá trị V1b: không cho biết dạng của hàm số và V2a: số lượng giá trị cho trong bảng ít để tạo điều kiện thuận lợi cho việc gọi dạng của hàm số và lập hệ phương trình tìm các hệ số chưa biết trong biểu thức của hàm số được gọi.
Bài toán 2 chọn giá trị V1b: không cho biết dạng của hàm số và V2b: số lượng giá trị cho trong bảng nhiều và V3b: các giá trị của xcho trong bảng không cách đều nhau.