Thời gian khoảnh khắc

Một phần của tài liệu thi pháp chân không trong tiểu thuyết kawabata yasunari (Trang 65 - 66)

Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản là nền nghệ thuật của những khoảnh khắc, dựa trên nền tảng thẩm mỹ Thiền. Người Nhật cho rằng: “yếu tính của nghệ thuật là cảm nghiệm vĩnh cửu trong khoảnh khắc, cảm nghiệm trong một không gian nhỏ bé cả vũ trụ, một vũ trụ mà trong đó mọi vật đều hiển lộ” [8; 85]. Khoảnh khắc là khoảng thời gian cực ngắn nhưng lại có ý nghĩa vĩnh hằng. Đó là thời khắc của tâm linh bừng ngộ (satori), sự dồn nén cảm xúc và sự thăng hoa trong tâm hồn. Người nghệ sĩ thâu tóm linh hồn của vạn vật trong thoáng chốc ngắn ngủi.

Haiku là thế giới của những khoảnh khắc. Basho hốt nhiên hứng khởi khi nhìn thấy chú ếch nhảy vào ao cũ làm xao động mặt nước, đóa nazuna nở bên hàng dậu…Buson vui thú với những khoảnh khắc xuân thì thầm hoan ca. Vẽ tranh thủy mặc hay viết thi pháp cũng dựa trên tinh thần ấy. “Nghệ sĩ phải

tuân theo cảm hứng của mình y nguyên trong vận chuyển ngẫu nhiên, tuyệt đối và khoảnh khắc của nó” [57; 365]. Nếu trượt ra ngoài khoảnh khắc đó, lý luận và suy nghĩ xen vào thì tác phẩm không thể tựu thành.

Kawabata là người nghệ sĩ của những khoảnh khắc. Mộ chuộng và tôn thờ cái đẹp, người nghệ sĩ ấy đã dành cả cuộc đời tìm kiếm và cứu rỗi vẻ đẹp hiện hữu. Bằng tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, ông đã trải lòng mình đón nhận mọi vang động của cuộc đời và vạn vật xung quanh. Như một nhiếp ảnh gia, nhà văn đã chụp lại những khoảnh khắc chớp sáng của vẻ đẹp, của thiên nhiên linh diệu và cả những khoảnh khắc vô thường. Ẩn phía sau những khoảnh khắc ấy, là cả một khoảng không trống vắng tựa những nốt lặng trong bản nhạc du dương.

Một phần của tài liệu thi pháp chân không trong tiểu thuyết kawabata yasunari (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)