Bên cạnh những thành tựu to lớn mà hai nước đạt được trong thời gian qua thì mối quan hệ này trong bối cảnh mới đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Thứ nhất, trong nội bộ Ấn Độ đặt ra một số thách thức lớn gây ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước. Xung đột về chính sách đối ngoại giữa đảng Quốc Đại và cách tả đã nảy sinh những bất đồng cơ bản về chính sách đối ngoại, đặc biệt là mối quan hệ ngày càng phát triển với Mỹ. Đảng Cánh tả cho rằng, đảng Quốc Đại đang theo đuổi một chính sách đối ngoại thân Mỹ, và thỏa thuận với Mỹ về “tách các cở sở dân sự và quân sự trong chương trình hạt nhân” là một sự đầu hàng trước những ý đồ của Mỹ. Họ nghi ngờ rằng việc này sẽ đi đến chổ đặt chương trình hạt nhân của Ấn Độ dưới sự kiểm soát của Mỹ.
Không những thế, đảng Cánh tả cáo buộc chính phủ Manmohan Singh đã từ bỏ chính sách đối ngoại không liên kết, chủ quyền quốc gia của Ấn Độ đang bị đe
dọa bởi mối quan hệ ngày càng không tương xứng với Mỹ. Sự chia rẽ giữa đảng Quốc Đại và các đảng Cộng sản ngày càng tăng lên. Ngày 7/11/2005, các đảng Cộng sản đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình rầm rộ ở khu vực gần căn cứ không quân Kalaikunda nhằm phản đối cuộc tập trận chung Ấn Độ - Mỹ với khẩu hiệu “Không có chổ cho chính sách của Bush ở Ấn Độ”. Nhân cơ hội này, các đảng phái đối lập gia tăng sức ép với chính phủ buộc Thủ tướng Manmohan phải từ bỏ ý định xích lại gần hơn nữa với Mỹ để theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và không liên kết [61].
Lý do khiến các đảng Cộng sản của Ấn Độ lo ngại trước việc nước này ngày càng phụ thuộc vào Mỹ là học thuyết trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời Tổng thống Bush là cực kỳ nguy hiểm với các nước châu Á và Arập. Liệu người ta có quên rằng dưới thời Tổng thống Bush, Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh chống Irắc hay việc Mỹ chống lại vấn đề hạt nhân của Iran? Những việc làm trên của Mỹ là một dấu hiệu cho thấy thái độ ngạo mạn của Mỹ trong việc xử lý quan hệ với các nước đang phát triển không chịu chấp nhận quyền bá chủ của Mỹ [60].
Ngoài việc các đảng đối lập phản đối mối quan hệ nồng ấm giữa Ấn Độ - Mỹ thì ở Ấn Độ còn xuất hiện nhiều nhóm chống đối Mỹ.
Những tín đồ Hindu cho rằng, với vai trò lãnh đạo phương Tây theo đạo Cơ đốc, Mỹ đang có tâm địa triệt phá "chủ nghĩa Hindu" tại Ấn Độ thông qua hoạt động của các cơ quan viện trợ và tổ chức phi Chính phủ, vốn được coi là những vỏ bọc truyền thống của nhiều tổ chức phương Tây.
Những người theo chủ nghĩa "đa cảm" tại Ấn Độ cũng kịch liệt phản đối việc Ấn Độ thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Nhóm này khẳng định, không thể có chuyện đây sẽ là mối quan hệ bình đẳng giữa hai nền dân chủ lớn nhất thế giới. Theo họ, thái độ coi thường người Ấn Độ tại các sân bay Mỹ hay việc Mỹ thiếu nhiệt tình trong việc ủng hộ Ấn Độ tại các diễn đàn quốc tế có thể coi là một sự xúc phạm quốc thể và là minh chứng rõ ràng nhất cho sự bất bình đẳng trong mối quan hệ song phương này.
Nhóm có quan điểm thân Trung Quốc tại Ấn Độ rõ ràng cũng muốn cản trở Ấn Độ tiếp cận với Mỹ. Những người này cho rằng, Trung Quốc không phải là một
quốc gia tư bản và đang nỗ lực giải phóng thế giới thứ 3 khỏi chủ nghĩa thực dân của phương Tây mà Mỹ là đại diện. Nhóm này còn khẳng định, Ấn Độ cần học tập tấm gương của Trung Quốc và cùng nhau hợp tác. Vì vậy, họ phản đối bất cứ động thái nào đưa Ấn Độ lại gần Mỹ bởi vì điều này sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng.
Một khó khăn nữa đối với quan hệ Ấn Độ - Mỹ chính là sự phản đối của những người theo chủ nghĩa hiện thực. Những người này cho rằng, thúc đẩy quan hệ với Mỹ sẽ mang lại hậu quả khôn lường bởi vì Mỹ sẽ yêu cầu Ấn Độ từ bỏ những lợi ích cốt lõi của mình. Vì thế, không cớ gì Ấn Độ phải chấp nhận từ bỏ lợi ích chiến lược của mình khi kết thân với Mỹ trong khi chẳng thể chắc chắn sẽ thu lại được những gì. Ngoài ra, sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ có thể khiến nhiều nước nhìn nhận Ấn Độ với thái độ thù địch, đặc biệt là những quốc gia thuộc khu vực Tây Á. Quan trọng hơn, trong bối cảnh Ấn Độ đang nỗ lực thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế thì việc kết giao với Mỹ có thể coi là một chiến lược không mấy khôn ngoan.Với không ít thách thức này, quan hệ Ấn Độ - Mỹ sẽ khó có thể tiến xa hơn trong tương lai gần.
Thứ hai, quan hệ thương mại, đầu tư của hai nước ngày càng tăng kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Mỹ cho rằng: Ấn Độ có nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới nhưng các mối quan hệ tài chính, thương mại của nước này với Mỹ chỉ bằng một phần các mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ. Các vị trí của nước này trong các vấn đề thương mại và môi trường có thể làm cho nước này gặp khó khăn trong việc tạo dựng sự đồng thuận đa phương với Mỹ. Điều này được khẳng định thêm qua lời phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ Singh tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban quan hệ thương mại và kinh tế (TERC) năm 2005: “Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Mỹ lớn gấp 10 lần so với Ấn Độ. Hiện nay, có nhiều tiềm năng to lớn cho việc tăng cường các quan hệ thương mại và đầu tư với Mỹ. Chúng ta phải xem xét những cách thức để biến những tiềm năng thành hiện thực”[58].
Thực tế cũng cho thấy, hiện có quá nhiều rào cản đối với các công ty nước ngoài muốn làm ăn tại Ấn Độ và việc dỡ bỏ các rào cản này là một thách thức chính trị đối với Ấn Độ. Các công ty Mỹ tại Ấn Độ gặp nhiều khó khăn khi triển khai hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất, bán lẻ và cơ sở hạ tầng và điều này đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm ở cả hai nước.
Từ thực tế trên, có thể khẳng định xóa bỏ các rào cản trên sẽ là bước tiến quan trọng giúp hội nhập hơn nửa nền kinh tế giữa hai nước.
Thứ ba, giữa Ấn Độ với Mỹ có một số xung đột trong các vấn đề như cách ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, gia công phần mềm, năng lượng hạt nhân, thực phẩm biến đổi gien, nông nghiệp, công nhận nhà nước Palestine, phi hạt nhân hóa Iran và các lệnh trừng phạt với một số chế độ…
Đặc biệt là đối với vấn đề tàng trữ phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa, thời gian qua, vấn đề này đã gây khó khăn trong quan hệ hai nước. Chúng ta biết rằng cho đến nay, Ấn Độ vẫn chưa ký các hiệp ước quốc tế như “ Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt”, “Hiệp ước tên lửa và chế độ khống chế kỹ thuật tên lửa” vài chục năm qua, Ấn Độ tranh thủ không bị hạn chế bởi các hiệp ước quốc tế, tập trung phát triển kỹ thuật tên lửa, đặc biệt là kỹ thuật tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân.
Ngày 14/5/2002, phát biểu trước hiệp hội công nghiệp Ấn Độ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Nam Á Christina Rocca nói: “Cấm tàng trữ và phát triển hạt nhân vẫn là vấn đề quan trọng trong chương trình song phương của chúng tôi. Tổng Thống Bush đã nhắc lại vấn đề này trong chiến lược an ninh quốc gia khi ông nhận thấy có nhiều khác biệt trong quan hệ hai nước, trong đó có việc Ấn Độ phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa”.
Trên thực tế, Mỹ rất lo ngại và cảnh giác với ý đồ phát triển tên lửa của Ấn Độ. Mỹ cho rằng, việc Ấn Độ chạy đua phát triển tên lửa với Pakistan và hy vọng đạt được ưu thế chiến lược sánh với Trung Quốc, “giấc mộng nước lớn” của Ấn Độ không chỉ nhằm vào Mỹ mà trong tương lai còn ảnh hưởng tới Mỹ[57].
Ấn Độ luôn nhấn mạnh tính độc lập ngoại giao của mình cũng làm cho Mỹ nhận thức rõ: Ấn Độ tìm kiếm quan hệ với Mỹ là xuất phát từ như cầu lợi ích, Ấn Độ khó nhập vào “quỹ đạo phát triển đồng minh”. Đặc biệt là quan hệ giữa Ấn Độ với các nước trong “trục ma quỹ” như Iran khiến Mỹ không yên tâm.
Ngoài ra, hai nước còn tồn tại rất nhiều bất đồng lớn như là cách giải quyết cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ tiến hành, Ấn Độ không nhất trí với hành động đơn phương của Mỹ tại Irắc và không đáp ứng yêu cầu của Mỹ đòi Ấn Độ đưa quân đến Bátđa để ổn định tình hình. Phía Ấn Độ từng lên án Mỹ “bắt cá hai tay” vừa bán máy bay cho Ấn Độ, vừa bán máy bay cho Pakistan - nước láng giềng thù địch lâu nay của Ấn Độ. Ngoài ra, Mỹ cũng không ngăn cản được việc Ấn Độ tiếp tục quan hệ với Iran - một nước mà Mỹ đang muốn cô lập. Ấn Độ vẫn ký hợp đồng với kim ngạch lớn về lắp đặt đường ống dẫn dầu từ Iran về Ấn Độ.Việc Mỹ từ chối công nhận các hoạt động khủng bố mà Ấn Độ đang phải đối phó như là một phần trong mạng lưới khủng bố toàn cầu mà Mỹ đang tìm cách giải quyết đã cản trở Ấn Độ. Thủ tướng Manmohan Singh đã nói rõ vấn đề này khi ông phát biểu tại Liên Hiệp Quốc về “những biện pháp lực chọn và tính thiết thực chính trị” trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và việc Mỹ công nhận Pakistan là đồng minh chủ chốt ngoài NATO ngay sau khi Mỹ có các cuộc thảo luận với Ấn Độ được coi là sự vi phạm lòng tin [55]. Những tồn tại này sẽ là ẩn số của mối quan hệ hai nước trong hiện tại và tương lai.
Thứ tư là những thách thức của môi trường chiến lược toàn cầu và khu vực châu Á và Nam Á. Những nhân tố này trong thời gian qua cũng làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ hai nước.
Trong đó “nhân tố Trung Quốc” trong quan hệ Ấn Độ - Mỹ có vai trò khá quan trọng trong việc chi phối mối quan hệ này. Trung Quốc và Ấn Độ vốn từ lâu có sự nghi ngờ nhau trong quan hệ với Mỹ. Phía Trung Quốc cho rằng, Mỹ đang giúp Ấn Độ trở thành cường quốc nhằm kìm hãm mình. Trung Quốc cảnh giác trước mối quan hệ thân thiện Ấn Độ - Mỹ, đặc biệt sau khi Mỹ ủng hộ Ấn Độ trong việc phát triển năng lượng hạt nhân dân sự. Chính vì thế, Trung Quốc phản ứng gay
gắt trước thỏa thuận hợp tác hạt nhân Ấn Độ - Mỹ và tìm cách không để cho Ấn Độ trở thành thành viên chính thức của nhóm các nước xuất khẩu hạt nhân (SNG).
Vì thế, trong khi các nước Nhật, Anh, Pháp, Mỹ đều ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên chính thức của hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thì người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc công khai tuyên bố: Bắc Kinh phản đối kế hoạch này và chỉ đồng ý để cho Ấn Độ trở thành ủy viên bán chính thức hoặc ủy viên không chính thức của HĐBALHQ[63].
Tuy nhiên, trong những năm qua, quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc có những bước khởi sắc. Chuyến thăm Ấn Độ 4 ngày từ ngày 9/4 đến ngày 12/4/2005 của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có ý nghĩa rất lớn trong việc phá bỏ thế bao vây, kiềm chế của Mỹ từ phía tây. Trong chuyến thăm này, hai nước Ấn Độ - Trung Quốc ký Tuyên bố chung mang tên “Tuyên ngôn Niu Đêli” và một loạt các văn bản hợp tác khác, giải quyết cơ bản vấn đề tranh chấp biên giới - một nhân tố cản trở sự phát triển quan hệ hai nước từ bao năm nay, để tiến tới xây dựng quan hệ “đối tác chiến lược Trung Ấn”[62].
Ngoài ra, hai nước Ấn Độ - Trung Quốc có nhận thức giống nhau về dân chủ hóa quan hệ quốc tế, thiết lập một trật tự thế giới đa cực, điều này mâu thuẫn với mục tiêu chiến lược của Mỹ. Hai nước có lợi ích chung trong việc thiết lập một cộng đồng Châu Á, không để nước nào ngoài khu vực kể cả Mỹ khống chế Nam Á và Đông Á, không hài lòng với liên minh Mỹ - Pakistan ở sát bên…Những điểm tương đồng trên giữa Ấn Độ - Trung Quốc tuy không khiến hai nước tạo được mối hợp tác mật thiết nhưng hạn chế được quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Mỹ phát triển xa hơn.
Tất cả những điều này làm cho Mỹ lo ngại. Mỹ không muốn hai nước Ấn Độ - Trung Quốc liên kết chống Mỹ, thách thức địa vị đứng đầu của Mỹ. Do vậy, quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc càng nồng ấm thì càng khiến Mỹ lo ngại, ngược lại, quan hệ Ấn Độ - Mỹ càng tăng cường thì Trung Quốc càng tăng cường chính sách kiềm chế, gây sức ép với cả Ấn Độ và Mỹ. Thậm chí, Mỹ tăng cường quan hệ với Trung Quốc cũng khiến Ấn Độ cảm thấy không hài lòng. Ngày 23-11-2009, tờ Financial
Times bình luận: “Ấn Độ cảm thấy lạnh gáy khi Mỹ tỏ ra nồng ấm với Trung Quốc”.
Như vậy, có thể nói rằng quan hệ tam giác Ấn Độ - Mỹ -Trung Quốc là mối quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, dè chừng, cảnh giác nhau. Trong mối quan hệ đối tác chiếc lược, cả Ấn Độ và Mỹ phải thận trọng không để “nhân tố Trung Quốc” ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước trong hiện tại và tương lai.
Ngoài ra, “nhân tố Pakistan”về vấn đề Kashmir rõ ràng là một cái “hố sâu” tiềm tàng về ngoại giao ở khu vực Nam Á. Xen vào mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ là sự tranh chấp vùng đất Kashmir giữa Ấn Độ với Pakistan tồn tại từ năm 1947. Từ trước đến nay, Ấn Độ luôn giữ lập trường Kashmir là lãnh thổ của mình và coi vấn đề này là vấn đề nội bộ, không chấp nhận sự can thiệp nào của bên ngoài. Trong khi đó, Pakistan không công nhận đường ranh giới kiểm soát giữa hai bên và luôn có ý muốn dựa vào ảnh hưởng của Mỹ để quốc tế hóa tranh chấp ở Kashmir.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ luôn đứng về phía đồng minh Pakistan và chưa bao giờ có chính sách cân bằng nhằm đi đến một giải pháp cho vấn đề này. Sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến động, Mỹ nhận thấy rằng chỉ khi nào vấn đề Kashmir được giải quyết thì khu vực Nam Á mới có cơ hội được hưởng hòa bình, mở đường cho sự hợp tác và phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm tình trạng chạy đua vũ trang hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố, mở đường cho quan hệ Ấn Độ - Mỹ phát triển. Chính vì thế, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Thống Bill Clinton (3/2000), lần đầu tiên Mỹ đã ủng hộ quan điểm của Ấn Độ về vấn đề Kashmir. Trong chuyến thăm này. Tổng Thống Bill Clinton thúc dục cả Ấn Độ và Pakistan thực chính sách 4 “R” là Kiềm chế (Restraint) để không xảy ra xung đột; Tôn trọng (Respect) đường kiểm soát ở Kashmir; Nối lại (Renewal) đối thoại; và Bác bỏ (Rejection) bạo lực. Đồng thời Tổng Thống Bill Clintơn thúc giục cả hai nước sớm ký hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) và khẳng định Mỹ sẽ không đứng làm trung gian giải quyết tranh chấp ở Kashmir.
Quan hệ Ấn Độ - Mỹ bị thách thức thêm khi các phần tử khủng bố đã làm thiệt mạng khoảng 172 người trong một loạt vụ xả súng vào thành phố Mumbai vào