Các cuộc tập trận chung

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ mỹ từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 70 - 72)

Trong những năm vừa qua, Ấn Độ - Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tập trận chung ở Ấn Độ Dương.

Từ đầu năm 2002, Ấn Độ và Mỹ đã tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận chung trên tất cả các lĩnh vực, cả về hải quân, quân đội và lực lượng biệt kích. Tháng 6 năm 2003, một cuộc thao diễn chung về chiến đấu trên không được tổ chức, có sự tham gia của máy bay chiến đấu kiểu Su-30MKI do Nga chế tạo. Đặc biệt vào tháng 9/2003, lực lượng biệt kích của Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức các cuộc tập trận chung kéo dài hai tuần ở gần biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Các cuộc tập trận của hải quân ba nước Ấn Độ- Mỹ - Nhật Bản đã được tổ chức ở vùng biển Nhật Bản. Mỹ cũng tăng cường trao đổi về đào tạo và huấn luyện quân sự, đặc biệt là gìn giữ hòa bình, trong đó Ấn Độ là lực lượng chủ chốt. Tháng 2 năm 2004, một cuộc tập trận chung của không quân mang tên “Cope Indian” ở miền trung Ấn Độ. Tháng7 năm 2004 cuộc tập trận “Cooperative Cope Thunder” của không quân tại bang Alaska (Mỹ). Sau đó là vòng thứ sáu cuộc tập trận hải quân chung mang tên “Malabar 2004” vào tháng 10 năm 2004 ở ngoài khơi bờ biển miền Tây Ấn Độ, có

sự tham gia của một tàu ngầm hạt nhân Mỹ.

Sau vụ sóng thần Tsunami ở Nam Á và Đông Nam Á vào tháng 12 năm 2004, hải quân Ấn Độ và Mỹ đã cùng nổ lực cộng tác tìm kiếm, cứu hộ và tái thiết khu vực này. Khả năng hợp tác quân sự Ấn Độ - Mỹ đã trở nên mật thiết hơn sau sự kiện này. Lực lượng hải quân, không quân của Ấn độ và Mỹ nằm trong số những lực lượng đầu tiên nhanh chóng cứu trợ nhân đạo cho khu vực này. Kể từ sau đó, mối quan hệ phòng thủ hai nước trở nên tích cực hơn nhiều.

Tháng 4 năm 2005, một hiệp định không gian mở đã được ký kết giữa hai nước. Hiệp định này tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác thương mại và kinh tế lớn hơn giữa hai nước do hiệp định đã dở bỏ các đòi hỏi hạn chế máy bay chở hàng giữa hai nước.

Hiệp định hạt nhân Ấn Độ - Mỹ không những mang lại lợi ích kinh tế, quân sự mà Mỹ sẽ tăng cường đào tạo, huấn luyện quân sự và ảnh hưởng của mình ở Ấn Độ Dương. Ngày 4/9/2007, hải quân Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia và Singapo bắt đầu cuộc tập trận chung 5 ngày với tên gọi “Malabar -07” ở vịnh Bengan. Trong cuộc tập trận này có 3 tàu sân bay tham gia và đã thu hút sự chú ý của nhiều nước trong đó có Trung Quốc.

Lực lượng biệt kích của hai nước đã 5 lần phối hợp tổ chức các cuộc tập trận chung “Vajra Prahar”, và ít nhất 133 nhà quân sự tài ba trong lực lượng biệt kích của Mỹ đã tham gia. Cuộc tập trận hải quân gần đây nhất vào ngày 3 tháng 5 năm 2009: Malabar 2009 là một thí dụ điển hình cho chương trình diễn tập chung ngày càng tăng giữa hai nước. Ấn Độ đóng vai trò chính trong cuộc tập trận hải quân Malabar 2009, trong đó, có khoảng 4000 quân của Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản cùng huấn luyện trên biển, trên bộ và trên không.

Như vậy, những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ và Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong mối quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ an ninh quốc phòng. Điều này được chứng minh qua các chuyến thăm viếng của lãnh đạo cấp cao hai nước, từ đó tạo cơ hội thuận lợi cho các thỏa thuận mua bán vũ khí quốc phòng cũng như tiến hành nhiều cuộc tập trận chung của hai nước. Thành tựu trên dựa trên

thực tế về vị trí địa chính trị hiện nay và việc ngày càng coi trọng những lợi ích chiến lược chung của cả hai nước. Ấn Độ rất cần sự hỗ trợ của Mỹ để phát triển kinh tế, chính trị, công nghệ, an ninh, quốc phòng, để tiến tới mơ ước trở thành một cường quốc toàn cầu.

Hợp tác an ninh quốc phòng hai nước ngày càng phát triển, dựa trên những điểm tương đồng về lợi ích. Nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, tiến trình và triển vọng đều rất sáng sủa. Muốn quan hệ hai nước ngày càng phát triển thì nhiệm vụ của Ấn Độ và Mỹ là phải luôn nắm bắt và cùng giải quyết được những thách thức, khó khăn. Trong đó, thách thức lớn nhất là chống khủng bố, buôn bán ma túy, phổ biến vũ khí hạt nhân, và để làm được những việc này, hai nước sẽ phải tăng cường hơn mối quan hệ an ninh quốc phòng, thông tin tình báo và thực thi pháp luật.“Mục tiêu của việc phát triển quan hệ quốc phòng song phương là phát triển khả năng và lòng tin, cùng đối mặt với các vấn đề an ninh đa phương, như bảo vệ các nguồn cung cấp năng lượng và vùng biển, tổ chức các hoạt động gìn giữ hòa bình và chống khủng bố”[53].

Một phần của tài liệu quan hệ ấn độ mỹ từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)