Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác bồ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 66)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác bồ

mầm non tại Thành phố Vinh, Nghệ An

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

a) Mục đích

- Giúp cho đội ngũ CBQL và GVMN thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Giúp CBQL nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn cho GVMN, đó là nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.

- Giúp cho GVMN nhận thức được việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghề nghiệp là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và công tác đối với mỗi GV ở trường MN. Đó cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất của GVMN.

b) Nội dung và cách thực hiện

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho CBQL

+ Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng GDMN của đội ngũ GV, nắm rõ được xu thế phát triển GDMN và yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với chất lượng GDMN. Từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý chuyên môn của GV nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả.

+ Phải nhận thức được sứ mệnh, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do đội ngũ GVMN quyết định. Vì thế, xây dựng tập thể GV vững mạnh về trình độ chuyên môn là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý.

+ Cán bộ quản lý tự bồi dưỡng để nâng tư duy ở trình độ thói quen, kinh nghiệm thực tế lên trình độ tư duy lý luận, tư duy khoa học, từ đó có khả năng nhạy bén, linh hoạt, tạo uy tín trong phong cách quản lý. Nâng cao ý thức

trách nhiệm đối với mối quan hệ trong công việc, luôn tìm cách thấu hiểu GV để đưa ra quyết định quản lý cho phù hợp. Đưa trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV vào tiêu chí đánh giá CBQL.

- Tuyên truyền, động viên, khuyến khích hoạt động bồi dưỡng chuyên môn + Xây dựng phong trào thi đua học tập trong nhà trường để động viên GV quyết tâm học tập, tạo điều kiện khuyến khích tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập.

+ Tạo điều kiện làm việc thoải mái cho GV, giúp họ về vật chất và thời gian để yên tâm khi tham gia hoạt động bồi dưỡng.

+ Trao quyền và nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi, tạo động lực làm việc. Trao quyền đi với trách nhiệm để GV tăng thêm khả năng kiểm soát công việc của họ, tác động đến nhận thức của GV, thúc đẩy họ có những quyết định đúng đắn.

+ Tổ chức phong trào thi đua chăm sóc giáo dục trẻ; học tập các cá nhân điển hình tiên tiến. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho GVMN, tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ, …

3.2.2. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

a) Mục đích

- Biện pháp này nhằm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN một cách khoa học, hợp lý, có tính khả thi, đáp ứng với đổi mới GDMN và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của GV trong trường.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV góp phần thực hiện các nguyên tắc quản lý giáo dục thiết thực, khả thi, kiểm tra được.

b) Nội dung và cách thực hiện

- Đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, hiệu quả

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của các nội dung cần bồi dưỡng. Kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn diện, tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và PP bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng toàn diện phải được CBQL xây dựng trong nhiều năm.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn dựa trên cơ sở nhu cầu phát triển của giáo dục về số lượng, đối tượng, nội dung, chương trình bồi dưỡng toàn diện và cần có sự phân loại GV để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn hằng năm qua việc kiểm tra, đánh giá xếp loại chuyên môn của GV, kết hợp với yêu cầu thực tế về đội ngũ, nhu cầu của GV mà CBQL xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.

- Đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn + Xác định cụ thể mục tiêu, nội dung và thời gian của chương trình bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng toàn diện của ngành.

+ Tìm hiểu nhu cầu của người học, gắn với yêu cầu của đổi mới GDMN, đặc biệt chú ý tới những kiến thức và PP mới.

+ Dựa trên nhu cầu thực tiễn và xuất phát từ năng lực, trình độ chuyên môn và sư phạm của GV. Hằng năm, có tổ chức đánh giá, phân loại GV để xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng trình độ GV một cách cụ thể.

+ Xác định rõ những yêu cầu và mong muốn cần đạt được đối với các yếu tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng như nội dung, PP và hình thức tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn của giảng viên, cách thức đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng, ... để hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV có chất lượng, hiệu quả.

+ Tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới. Sắp xếp, bố trí bồi dưỡng vào thời gian, thời điểm phù hợp như: Bồi dưỡng chu kỳ và bồi dưỡng chuyên đề vào các thời điểm học sinh MN nghỉ hè, tạo điều kiện để tất cả GV được học tập, tham gia bồi dưỡng.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trên cơ sở tài liệu bồi dưỡng GV của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục, đồng thời quan tâm, bổ sung thêm một số nội dung gắn với tình hình thực tiễn của trường vào kế hoạch bồi dưỡng; chú trọng cập nhật thông tin về đổi mới GDMN (chương trình GDMN), các kinh nghiệm tiên tiến, hiện đại trong GDMN của các địa phương khác hay các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thể hiện quy trình tiến hành hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV, những điều kiện hỗ trợ các khâu trong quá trình bồi dưỡng và cách thức kiểm soát một cách chặt chẽ, khoa học kết quả bồi dưỡng chuyên môn của GV cũng như chất lượng, hiệu quả của mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức, PP bồi dưỡng chuyên môn

a) Mục đích

- Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn nhằm lựa chọn và xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, đáp ứng nhu cầu người học và sự đổi mới của GDMN. Khắc phục tình trạng nội dung bồi dưỡng dàn trải, thiếu trọng tâm, mang tính hình thức và chưa đáp ứng nhu cầu của GV mong đợi.

- Đổi mới nội dung và hình thức bồi dưỡng chuyên môn là một trong những giải pháp lớn, quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong trường MN.

b) Nội dung và cách thực hiện

- Xác định nội dung bồi dưỡng cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của GVMN

+ Căn cứ vào trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng GV để đề ra nội dung, PP bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng. Đảm bảo tính liên tục, hệ thống và trách nhiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ GV thông qua các nội dung được bồi dưỡng.

+ Trưng cầu ý kiến GV về nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên môn để xác định được nhu cầu và mong muốn của GV về nội dung và hình thức bồi dưỡng.

+ Cập nhật những nội dung bồi dưỡng chuyên môn của ngành. Các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV phải phù hợp với nhu cầu, mong muốn của GV, gắn với tình hình thực tiễn của GDMN trên địa bàn và phù hợp với trường.

+ Cập nhật và nâng cao các kiến thức về chuyên môn của GVMN, đặc biệt là đổi mới PP tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp theo chủ đề, tuyên truyền các kiến thức, PP nuôi dạy con theo khoa học, phát hiện sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, ...

+ Nội dung bồi dưỡng cho GV có kỹ năng tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng tích cực, cách sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả, hướng dẫn cách làm đồ dùng, đồ chơi, ...

+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDMN, giúp GV hiểu rõ hơn về những vấn đề đổi mới trong giáo dục trẻ MN.

- Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN

+ Trong các kỳ bồi dưỡng chuyên môn mời các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng trực tiếp một số nội dung chuyên môn về đổi mới nội dung, PP, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ trong trường MN.

+ Nhà trường tổ chức bồi dưỡng, hội thảo theo các chuyên đề trọng tâm trong năm học, áp dụng hình thức tổ chức kiến tập, kết hợp bồi dưỡng lý thuyết, tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề, tạo điều kiện cho GV vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả.

+ Tăng cường tổ chức cho GV tham quan học tập, tạo cơ hội cho đội ngũ GV có điều kiện học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với các đơn vị, địa phương khác.

+ Việc trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm là một trong những hình thức bồi dưỡng quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi GVMN. Đây chính là cơ hội giúp cho đội ngũ GVMN vươn tầm nhìn ra khỏi địa bàn của mình để nhìn lại chính mình, để thấy rõ mình hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong trường MN.

+ Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV thực sự có hiệu quả, chất lượng, bên cạnh việc chủ động bồi dưỡng tại trường, việc liên kết với các

trường MN ở các trường khác trong thành phố, tỉnh và các thành phố khác là một hoạt động rất cần thiết, mang tính đột phá.

+ Tổ chức hội thi, hội giảng. Hình thức bồi dưỡng này thu hút được nhiều GV tham gia. Tham gia hoạt động này, GV càng thấy rõ tầm quan trọng của chuyên môn, đồng thời bổ sung kiến thức, kỹ năng cho GV.

+ GV tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn có hướng dẫn của tổ chuyên môn và Ban giám hiệu. CBQL phải thông tin kịp thời cho GV những nội dung cần bồi dưỡng theo chu kỳ để GV được biết và chủ động đăng ký lựa chọn các chuyên đề cho phù hợp.

- Tăng cường tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN

+ Tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn của GV có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn. Cần tạo các phong trào tự bồi dưỡng, bồi dưỡng liên tục theo nhu cầu cần thiết của từng GV, khuyến khích tinh thần tự giác, nhiệt tình, ý thức học tập bồi dưỡng chuyên môn của GV.

+ Tự bồi dưỡng chuyên môn là một yêu cầu vừa mang tính tự nguyện, vừa mang tính bắt buộc. Hoạt động này thể hiện phẩm chất cần có đối với mỗi CBQL và GV trong quá trình đào tạo và tự đào tạo, nhất là trong xu thế của tiến trình hội nhập hiện nay của Việt Nam, đòi hỏi mỗi người khi sống trong “Xã hội học tập” thì phải có ý thức “Tự học, tự sáng tạo, học liên tục, học suốt đời”, tự cập nhật bồi dưỡng trình độ, nâng cao năng lực, chuyên môn.

+ Để tăng cường hình thức tự bồi dưỡng của đội ngũ GVMN, cần giải quyết những vấn đề sau: Đưa nội dung tự bồi dưỡng chuyên, môn thành một phong trào thi đua trong trường, trước hết triển khai trong đội ngũ CBQL, sau đó là đội ngũ GVMN. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động đội ngũ CBQL trong trường hiểu và thấm nhuần sâu sắc, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của công tác tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển giáo dục - đào tạo nói chung và bậc học MN nói riêng.

Mỗi CBQL và GVMN phải có định hướng rõ ràng về công tác bồi dưỡng, phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể, chi tiết về công tác này.

3.2.4. Tổ chức tốt bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường MN

a) Mục đích

- Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vai trò của các vị trí, chức năng của các thành viên trong hoạt động quản lý, thể hiện sự phân công công việc một cách hợp lý của CBQL trong trường MN.

- Tổ chức tốt bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường, giao trách nhiệm và tạo điều kiện hoạt động sẽ khẳng định vai trò quản lý của Phó hiệu trưởng chuyên môn và tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giúp CBQL giám sát, đôn đốc GV trong tổ tham gia hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn tích cực, đạt hiệu quả; chia sẻ gánh nặng trong công tác quản lý nhà trường, giúp CBQL xây dựng các kế hoạch và triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường; làm cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tiến hành đều đặn, đảm bảo sự liên tục, tạo nề nếp tốt ở GV trong bồi dưỡng chuyên môn.

b) Nội dung và cách thực hiện

- Thiết lập bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

+ Mỗi khối có một tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn phụ trách do các thành viên trong tổ chuyên môn bình bầu theo năm học và được Hiệu trưởng ra quyết định, gồm: Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn khối nhà trẻ. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn khối mẫu giáo.

+ Trong sinh hoạt, học tập bồi dưỡng chuyên môn, người tổ trưởng và tổ phó chuyên môn phát huy vai trò, trách nhiệm của mình để triển khai các nội dung bồi dưỡng chuyên môn đến từng GV đạt hiệu quả.

+ Giao trách nhiệm và tạo điều kiện hoạt động cho hiệu phó và tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

+ Để chuẩn bị tốt cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở năm học tiếp theo, ngay từ những tháng hè, tháng 6, 7, 8, Hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng chuyên môn hoặc trực tiếp Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu GV của từng tổ nêu ra những vướng mắc của mình về kế hoạch, chương trình giáo dục đang thực hiện, những đề tài chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ, những điểm còn bất cập trong mạng nội dung và mạng hoạt động, cách lập mạng nội dung và mạng hoạt động, cách đánh giá trẻ, cách lồng ghép các chuyên đề trọng tâm vào các nội dung hoạt động, ... Phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng, tổ phó chuyên môn ghi lại những ý kiến, sau đó cùng trao đổi để đi đến thống nhất chung.

+ Trước khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng chuyên môn triệu tập các tổ trưởng chuyên môn để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn.

+ Khi giao trách nhiệm và tạo điều kiện hoạt động cho hiệu phó và tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Hiệu trưởng cần lưu ý đến thẩm quyền của từng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w