9. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
Bảng 2.11. Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn
TT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN
MỨC ĐỘ THỰC
HIỆN CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc
1 Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên
môn của GVMN 1.98 5 1.94 5
2 Thiết lập mục tiêu, tiêu chí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
2.15 4 2.08 3 3 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn cho GVMN trong kế hoạch hoạt động năm học của trường
2.34 3 2.35 2 4 Xác định nội dung, hình thức, PP bồi
dưỡng chuyên môn cho cả năm học 3.41 1 2.94 1 5 Hướng dẫn các tổ chuyên môn, cá nhân
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn
3.15 2 1.98 4
Chú thích: Điểm trung bình các mức độ được quy ước 3-4 điểm: rất thường xuyên/tốt, 2-3 điểm: thường xuyên/khá; 1-2 điểm ít thường xuyên/trung bình; < 1 điểm: không thực hiện/yếu
Nhìn vào kết quả đánh giá ở bảng 2.11 cho thấy:
a) Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV
Để xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN đạt hiệu quả, thì việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là một vấn đề quan trọng, không thể thiếu. Một khi đã đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng thì quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GVMN sẽ được nâng cao. Qua khảo sát ở các trường, tác giả nhận thấy đánh giá của CBQL và GVMN về việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được thực hiện ở mức độ ít thường xuyên (ĐTB = 1.98; thứ bậc 5) nên chất lượng thực hiện đạt mức độ trung bình. Điều này chính tỏ nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV chưa được quan tâm đúng mức. Khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, đa số CBQL không chú trọng đến hoạt động tìm hiểu nhu cầu của GVMN mà còn áp đặt, dựa vào kinh nghiệm quản lý hay
dựa vào các nội dung, yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được phân bổ từ trên xuống. Về phía GVMN, khi không đáp ứng được nhu cầu của mình, họ sẽ có tâm lý thụ động, không quan tâm và cảm thấy bị áp đặt khi tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Chính vì điều này đã góp phần tạo nên sự thất bại, không hiệu quả của kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn. Nguyên nhân gây nên sự khó khăn trong việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là do nhà trường không phân bố được thời gian, điều kiện vật chất, kinh phí để thực hiện khâu khảo sát, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của GVMN.
b) Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
Thực tế khảo sát ở các trường MN, cho thấy CBQL và GVMN đều đánh giá việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN ở mức độ thường xuyên (ĐTB = 2.15, thứ bậc 4) và chất lượng khá (ĐTB = 2.08, thứ bậc 4). Điều này cho thấy CBQL có chú ý đến việc thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng nhưng chưa cụ thể, rõ ràng nên đã ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN.
c) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học của trường
Theo CBQL và GVMN, công tác này được thực hiện ở mức độ thường xuyên (ĐTB=2.34). Mặc dù CBQL ở các trường đã quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn trong kế hoạch hoạt động năm học của trường, nhưng chất lượng thực hiện của hoạt động này chỉ đạt ở mức độ khá (ĐTB = 2.35). Đánh giá của CBQL và GVMN như trên cho thấy rằng trong kế hoạch hoạt động năm học của trường, CBQL có chú ý đến việc xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN nhưng chưa có sự đầu tư, quan tâm thật sự nên dẫn đến chất lượng đạt chưa cao.
d) Xác định nội dung, hình thức, PP bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học Theo kết quả khảo sát ở các trường, đa số CBQL và GVMN cho rằng đây là hoạt động được thực hiện rất thường xuyên nhất (ĐTB = 3.41, thứ bậc 1). Đánh giá về chất lượng thực hiên, cả CBQL và GVMN đều đánh giá hoạt động này chỉ đạt ở mức độ khá (ĐTB = 2.94). Vì vậy việc xác định nội dung, hình thức, PP bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN sẽ đạt chất lượng cao hơn khi CBQL ở các trường có sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc về vấn đề này.
e) Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn Hoạt động này được CBQL và GVMN của các trường đánh giá thực hiện rất thường xuyên (ĐTB= 3.15). Về chất lượng thực hiện, CBQL và GVMN đánh giá ở mức độ trung bình (ĐTB= 1.98). Điều này chứng tỏ rằng, tổ chuyên môn có chú ý đến việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhưng nội dung chưa bám sát được nhu cầu của GVMN cũng như chưa chú trọng đến việc thiết lập mục tiêu, xác định nội dung, chương trình, PP, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong tổ, chưa thể hiện được trách nhiệm thật sự của mình.
Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 2.11 và phân tích ở trên, tác giả nhận thấy CBQL có chú ý thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN thể hiện qua một số hoạt động được đánh giá rất thường xuyên: “xác định nội dung, hình thức, PP bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học” (thứ bậc 1), “xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN trong kế hoạch hoạt động năm học (thứ bậc 2)”, hay “hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng” (thứ bậc 3). Tuy nhiên, qua khảo sát, công tác này mang lại chất lượng thực hiện chưa cao mặc dù mức độ thực
hiện tương đối thường xuyên. Nguyên nhân là do nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu của GVMN, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn chưa cụ thể, thiết thực. Điều này chưa kích thích được GVMN tham gia công tác bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ của mình. Ngoài ra, để việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN mang lại hiệu quả cao còn đòi hỏi năng lực quản lý, trách nhiệm của CBQL ở các cơ sở, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, nguồn lực, … Chính vì thế, đối với một số tiêu chí chưa thực hiện thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao, cần có phương hướng cụ thể khắc phục để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN thật sự có ý nghĩa và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của chất lượng GDMN.