Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 31)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội

Thành phố Vinh nằm bên bờ sông Lam, ở vị trí Đông nam Tỉnh Nghệ An; Tọa độ địa lý từ 18038’50” đến 18043’38” vĩ độ Bắc đến 105049’50” kinh độ Đông. Bắc giáp huyện Nghi Lộc - Nam giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh - Tây giáp huyện Hưng nguyên - Đông giáp thị xã Cửa Lò. Diện tích 104,96 km2; Dân số 310.000 người; cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Bắc; cách thành phố Hồ Chí Minh 1424 km; cách trung tâm kinh tế miền Trung là thành phố Đà Nẵng 472 km về phía Nam; cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.

Thành phố Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác. Nhiệt độ trung bình 240C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,10C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 40C. Độ ẩm trung bình 65-90%. Số giờ nắng trung bình 1696 giờ. Có hai mùa gió đặc trưng: gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Kinh tế có bước phát triển khá và tương đối toàn diện: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16,1%/chỉ tiêu 16-17%, tăng 3,65%. Thu nhập giá trị gia tăng bình quân người/năm tăng từ 15,6 triệu đồng lên 38 triệu đồng/chỉ tiêu 32-35 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 37,9% lên 40,7%/ chỉ tiêu 40,5; tỷ trọng ngành dịch vụ giảm từ 60% xuống 57,7% chỉ tiêu 58%; tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 2,1% xuống 1,6%/ chỉ tiêu 1,5%.

Thu hút đầu tư đạt khá: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 25.246 tỷ đồng/ chỉ tiêu 20.000 - 23.000 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 19,9%. Số doanh nghiệp được thành lập đến nay là 4271 đơn vị, tăng bình quân 21,6%/năm; số hộ được cấp đăng ký kinh doanh đến nay là 12.852, tăng bình quân 11,1%/năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt khá, đạt 6.175 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 19,5%/chỉ tiêu 20%, tăng 0,9%.

Dịch vụ thương mại, du lịch phát triển theo hướng hội nhập và ngày càng đa dạng. Giá trị sản xuất đạt 3.850,4 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 16,2%/chỉ tiêu 16,5%, tăng 4,8%.

Giá trị sản xuất nông, ngư nghiệp đạt 125,7 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 9,1%.

Công tác thu hút đầu tư được quan tâm đúng mức. Chủ động và thay đổi phương thức tiếp cận để vận động, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào tìm hiểu và tiếp xúc đầu tư trên địa bàn. Phát triển mối quan hệ đối ngoại với các thành phố trong và ngoài nước. 72 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 9.147 tỷ đồng. Triển khai thực hiện dự án cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước với tổng vốn đầu tư 13,6 triệu EURO, dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn với quy mô 53 ha, tổng vốn đầu tư 3 triệu EURO và 2,5 triệu USD, dự án phát triển đô thị Vinh bằng nguồn vốn WB với tổng vốn đầu tư 125 triệu USD và nhiều dự án khác…

Thực hiện đề án “Phát triển Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2025, Thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km². Sau khi mở rộng, diện tích của Thành phố Vinh sẽ bao gồm Thành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Nam huyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên. Ranh giới thành phố mới sẽ là là phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông.

2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

2.1.2.1. Quy mô trường lớp, giáo viên, trẻ mầm non ở Thành phố Vinh, Nghệ An

a) Qui mô trường, lớp, trẻ MN

Đối với bậc học MN, năm học 2012 - 2013 toàn thành phố có 44 trường, được phân bố như sau:

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, trẻ MN ở bậc học MN Thành phố Vinh

LOẠI

TRƯỜNG SỐ TRƯỜNG

LỚP TRẺ

Tổng Nhà trẻ Mẫu giáo Tổng Nhà trẻ Mẫu giáo

Tổng 44 402 68 334 1578 6 1766 14020 Công lập 27 318 54 264 1283 0 1202 11628 Dân lập 5 29 5 24 908 106 802 Tư thục 12 55 9 46 2048 458 1590

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GĐ & ĐT Thành phố Vinh năm học 2012 - 2013)

GDMN Thành phố Vinh trong những năm gần đây được Đảng bộ, UBND Thành phố hết sức quan tâm trên mọi lĩnh vực phát triển quy mô trường lớp; chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất; chế độ chính sách đối với

người lao động, trẻ em nghèo tàn tật, ... nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ và đáp ứng nhu cầu học tập vui chơi của trẻ.

Trên địa bàn Thành phố Vinh hiện có 44 trường MN với các loại hình công lập, dân lập, tư thục và trên 40 nhóm lớp độc lập đáp ứng nhu cầu cho hơn 2000 trẻ được ra lớp và nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục đạt tỷ lệ gần 25% trẻ nhà trẻ, 85% trẻ 3,4 tuổi, 99,8% trẻ 5 tuổi ra lớp. Đội ngũ CBQL, GVMN có trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ đạt chuẩn 100% và trên chuẩn 65%.

Mỗi phường xã có từ 1 đến 4 trường MN được xây dựng kiên cố và đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục được khẳng định, phụ huynh có điều kiện để lựa chọn trường và đầu tư cho con được đến trường theo nhu cầu và điều kiện kinh tế của gia đình và làm tốt công tác phổ cập GDMN trẻ em 5 tuổi. Năm học 2012, Thành phố Vinh 24/27 trường MN công lập đạt chuẩn quốc gia.

Thành phố Vinh đã có kế hoạch xây thêm các phòng học ở các trường có điều kiện mở rộng khuôn viên, cho phép các phường xã xây thêm trường MN đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân trên địa bàn. Theo điều tra trẻ trong độ tuổi, với quy mô trường có 12 nhóm lớp, hiện tại ở Thành phố Vinh mới có 31 trường. Dự kiến đến năm 2020 Thành phố Vinh cần xây dựng thêm 22 trường MN.

2.1.2.2. Thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL và GVMN ở các trường MN Thành phố Vinh, Nghệ An

Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ CBQL và GVMN ở Thành phố Vinh

LOẠI TRƯỜNG Biên CBQL GVMN chế Hợp đồng Đạt chuẩn Trên Chuẩn Biên chế Hợp đồng Đạt chuẩn Trên Chuẩn Công lập 77 0 0 77 617 80 148 449 Dân lập 0 7 4 3 0 58 24 34 Tư thục 0 19 5 14 0 125 73 52

a) Về số lượng

Nhìn chung, đội ngũ CBQL và GVMN trên địa bàn Thành phố Vinh, Nghệ An hiện nay về cơ bản đã đáp ứng đủ về số lượng. Tỷ lệ GV/ nhóm, lớp đảm bảo định biên theo quy định, tỷ lệ bình quân trong nhóm nhà trẻ là 13 trẻ/ GV (quy định là 8 trẻ/ GV), trong nhóm mẫu giáo là 22.5 trẻ/ GV (quy định là 17.5 trẻ/ GV). Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được một lượng khá lớn về nhu cầu gửi con em đến trường MN của các phụ huynh, vẫn còn một số trường có sĩ số học sinh đông, vượt mức so với quy định.

b) Về chất lượng

Trong những năm qua, đội ngũ CBQL và GVMN đã có nhiều cố gắng nâng cao về trình độ, năng lực quản lý và chuyên môn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới GDMN. Hàng năm, 100% số cán bộ, GV tham gia học bồi dưỡng thường xuyên, tiếp thu các chuyên đề đổi mới về nội dung, chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ MN mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã khá quen thuộc trong công tác giảng dạy của GV ở các trường MN, đặc biệt là các trường trọng điểm trong Thành phố. Công tác bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ được quan tâm đẩy mạnh, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Hầu hết GVMN có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm, tận tụy với công việc, tâm huyết với nghề, sáng tạo trong công tác quản lý và trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Hiện nay, toàn thành phố có 888 GVMN. Trong đó GV đạt chuẩn: 245 tỷ lệ 31,4%, trong đó có 535 GV trên chuẩn tỷ lệ 68,6%. GV dạy lớp 5 tuổi là 239 GV, 100% GV đạt chuẩn và trên chuẩn.

2.1.2.3. Chất lượng và hiệu quả giáo dục mầm non Thành phố Vinh, Nghệ An

GDMN đã và đang tiếp tục thực hiện phong trào nâng cao chất lượng và hiệu quả cho GDMN Thành phố Vinh như: phong trào xây dựng trường học thân thiện trong trường MN và đạt được những kết quả tốt đẹp. Từng trường

học đã chú ý xây dựng môi trường sư phạm sạch đẹp, phòng học khang trang, đạt chuẩn, GV chú trọng lắng nghe, quan sát những biểu hiện của trẻ trong khi thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, tạo bầu không khí thân thiện trong nhà trường; tăng cường mối quan hệ bình đẳng, dân chủ trong hội đồng sư phạm, nâng cao ý thức tự giác trong cán bộ, GVMN. Thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa GV với trẻ và cha mẹ của trẻ, mời cha mẹ của trẻ thường xuyên tham dự, tham gia các hoạt động giáo dục. Nhìn chung, xây dựng môi trường thân thiện có bước phát triển tốt, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo sự đồng thuận và cùng hướng về mục tiêu tất cả vì trẻ em và vì sự phát triển của trường lớp.

Các trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình GDMN mới. Thực hiện Chương trình GDMN mới, trình độ kỹ năng chuyên môn nghiệp của GVMN được nâng cao. GVMN thực sự linh hoạt, chủ động trong lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch GD, lựa chọn các nội dung GD phù hợp, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động GD và sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi. Đa số GVMN có kỹ năng vận dụng PP dạy học tích cực, xây dựng môi trường hoạt động linh hoạt, tích cực cho trẻ. Kỹ năng sử dụng máy tính và tìm kiếm thông tin chăm sóc, giáo dục trẻ trên mạng internet của nhiều GVMN được nâng cao. Ban giám hiệu trường MN đã hiểu biết sâu sắc hơn về chương trình mới. Từ đó biết đánh giá hoạt động của GVMN theo hướng đổi mới; tạo điều kiện cho GVMN phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt, chủ động hơn trong việc lựa chọn đề tài, nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đa dạng và mới lạ. Các hoạt động giáo dục trẻ được tổ chức tự nhiên, đơn giản mà hiệu quả.

Toàn Thành phố tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Cán bộ của Phòng Giáo dục và CBQL của các trường có điều kiện tham gia giao lưu trực tuyến trên mạng và ngày càng có nhiều GVMN ham thích ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện chương trình, hình thành khả năng phát triển ý tưởng sư phạm. Ban giám hiệu tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. Thực hiện theo yêu cầu về đạo đức của người quản lý, của GVMN và cả trong đội ngũ nhân viên, với tinh thần sáng tạo và tự học, … đã tạo được sự chuyển biến mạnh về chất lượng trong đội ngũ; có nhiều tấm gương thể hiện sự tận tụy với nghề; có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị. Mỗi cán bộ GV và nhân viên đều thể hiện tốt tác phong, cử chỉ, lời nói đối với trẻ, đối với đồng nghiệp, luôn tạo được môi trường thân thiện trong nhà trường.

Công tác xã hội hoá GDMN được đẩy mạnh, nhiều cơ sở MN ngoài công lập được đầu tư phát triển đã góp phần xây dựng niềm tin trong đông đảo cha mẹ học sinh, nâng tỉ lệ đưa trẻ trong độ tuổi đến trường đạt cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhiều phường, xã tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học MN lên tới 100%.

2.2. Giới thiệu về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN ở Thành phố Vinh, Nghệ An.

- Xác định mặt thành công hạn chế và nguyên nhân của chúng để làm căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở Chương 3 của luận văn.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GVMN tại Thành phố Vinh, Nghệ An.

- Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GVMN tại Thành phố Vinh, nghệ An.

2.2.3. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu: Tác giả chọn ngẫu nhiên 5 trường MN chuẩn quốc gia ở Thành phố Vinh, gồm các trường MN:

+ Trường MN Hưng Dũng 2 (Phường Hưng Dũng) + Trường MN Hưng Bình (Phường Hưng Bình)

+ Trường MN Quang Trung 2 (Phường Quang Trung) + Trường MN Hà Huy Tập (Phường Hà Huy Tập) + Trường MN Họa Mi (Phường Hưng Dũng) - Đối tượng nghiên cứu:

+ Nhóm CBQL: 35 người (gồm 5 Hiệu trưởng, 10 Phó hiệu trưởng, 20 tổ trưởng chuyên môn) của 5 trường MN đạt chuẩn quốc gia ở Thành phố Vinh, Nghệ An.

+ Nhóm GVMN: gồm 165 GVMN của 5 trường MN đạt chuẩn quốc gia Thành phố Vinh, Nghệ An.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát ý kiến của 2 nhóm khách thể, tác giả chủ yếu đánh giá kết quả và nguyên nhân của thực trạng qua tỉ lệ phần trăm (%) và điểm trung bình của từng nội dung trả lời của 2 nhóm khách thể được khảo sát. Qua đó, tác giả phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận về từng nội dung nghiên cứu.

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ở Thành phố Vinh, Nghệ An ở Thành phố Vinh, Nghệ An

2.3.1. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại Thành phố Vinh, Nghệ An

Bảng 2.3. Đánh giá về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của GVMN.

TT NHU CẦU BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CỦA GVMN

Ý KIẾN LỰA CHỌN (%)

CBQL

(35 CBQL) (165 GV)GV

I Bồi dưỡng kiến thức

1 Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình chăm

sóc giáo dục trẻ mầm non 77.1% 89.1% 2 Lựa chọn và vận dụng các PP tổ chức hoạt động kích

thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN 91.4% 80% 3 Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN 85.7% 44.8% 4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm

sóc giáo dục trẻ mầm non

65.7% 78.8% 5 Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ

MN theo chương trình GDMN mới 77.1% 81.8% 6 Tổ chức môi trường học tập theo chủ đề cho trẻ MN 57.1% 35.8% 7 Đổi mới PP đánh giá trẻ theo độ tuổi 57.1% 53.9% 8 Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN 54.3% 23% 9 GD hoà nhập trẻ khuyết tật 48.5% 18.2%

II Bồi dưỡng kỹ năng

1 Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần theo

hướng đổi mới 77.1% 55.8%

2 Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc

sức khoẻ, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN 74.3% 33.9% 3 Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn 77.1% 21.8% 4 Kỹ năng thực hành các chuyên đề về chăm sóc, giáo dục 74.2% 30.9% 5 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ 65.7% 19.4%

III Bồi dưỡng các chuyên đề

1 Bồi dưỡng các chương trình nhằm hiện đại hoá ngành học MN

82.9% 46.1% 2 Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ 85,7% 44.8% 3 Bồi dưỡng các môn năng khiếu 37.1% 12.1% 4 Bồi dưỡng PP tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w