9. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động bồ
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Bảng 2.14. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN
TT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG Rất nhiều (%) Nhiều (%) Ít (%) Không (%)
1 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của CBQL các cấp và các trường MN
84.3 15.7 0 0
2 Trình độ, năng lực quản lý, chỉ đạo hoạt
động chuyên môn của CBQL 91.5 8.5 0 0 3 Nhận thức về tầm quan trọng, trình độ,
năng lực chuyên môn của GVMN 45.7 52.3 2 0 4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện
phục vụ công tác bồi dưỡng
36.1 57.2 6.7 0 5 Chế độ, chính sách về hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn cho GVMN
62.9 32.1 5 0
Nhìn vào bảng 2.14 ta thấy:
a) Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của CBQL các cấp và các trường MN
Theo kết quả khảo sát, phần lớn CBQL và GVMN trường MN đều nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động chuyên môn trong trường MN. Cụ thể có 100% CBQL và GVMN ở các trường đều xác định việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là nhiệm vụ nòng cốt, cơ bản trong nhà trường. Nó tác động đến tất cả các hoạt động khác trong nhà trường và cuối cùng là phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, đó là chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, việc thiết lập mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN chỉ mang tính một chiều từ Bộ, Sở GD- ĐT, Phòng GD-ĐT mà chưa bám sát vào nhu cầu của đội ngũ GVMN. Do đó, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
100% CBQL và GVMN có ý kiến cho rằng trình độ năng lực quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của CBQL ảnh hưởng nhiều tới hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Chính vì vậy nếu không có đội ngũ CBQL có năng lực thì sẽ không đáp ứng được mong đợi của GVMN và dẫn đến GVMN không tin tưởng và không thấy được động lực để tập trung, có ý thức tốt khi tham gia bồi dưỡng.
c) Nhận thức về tầm quan trọng, trình độ, năng lực chuyên môn của GVMN Theo kết quả thống kê ở bảng 2.14, có 98% CBQL và GVMN cho rằng nhận thức của GVMN có vai trò quyết định đến công tác bồi dưỡng chuyên môn. Hiện nay, có một số GVMN còn bằng lòng với kiến thức, kỹ năng hiện có của mình, có tâm lý an phận, không có nhu cầu bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, do mức sống của GVMN còn quá thấp. Thêm vào đó, công việc hàng ngày khá căng thẳng. Song song đó, các chế độ ưu đãi, hỗ trợ GVMN hiện nay vẫn chưa tương xứng với công sức của họ bỏ ra. Các trường chưa có chính sách khen thưởng, động viên, khích lệ các GVMN tham gia học tập nâng cao nghề nghiệp của mình. Các điều này đã làm cho GVMN không tập trung cho việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Thái độ thờ ơ, không nhận thức được trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền lợi khi tham gia bồi dưỡng chuyên môn của GVMN cũng góp phần làm cho công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn trong thời gian qua trì trệ, không hiệu quả.
d) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng Để công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN đạt hiệu quả nhất định, thì cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện là một trong những yếu tố không thể thiếu. Theo kết quả điều tra ở các trường, có 93.3% CBQL và GVMN cho rằng yếu tố này có tác động nhiều đến hiệu quả của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Việc trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ giúp GVMN cập nhật nhanh chóng những kiến thức, kỹ năng mới, cũng như kích thích tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ này.
e) Chế độ, chính sách về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN 95 % CBQL và GVMN nhận định yếu tố này có tác động nhiều đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Thực tế ở các trường chưa xây dựng được chính sách, chế độ khen thưởng phù hợp để động viên, khích lệ những GVMN tham gia bồi dưỡng chuyên môn. Điều này cũng làm giảm sự nhiệt tình của GVMN trong công tác này.