Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “chất khí” vật lí 10 (Trang 109 - 141)

8. Đóng góp của đề tài

3.3. Kết luận chương 3

Qua việc tổ chức, theo dõi, phân tích diễn biến của các giờ thực nghiệm và xử lí kết quả bài kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm, chúng tôi có nhận xét sau:

- Nhìn chung tiến trình dạy học theo hình thức nhóm đã soạn thảo là có tính khả thi, phát huy được tính tích cực, tự lực và khả năng làm việc nhóm của HS. Tuy nhiên, tiến trình dạy học cũng cần một số bổ sung và chỉnh sủa để hoàn thiện hơn.

- Qua hình thức tổ chức hoạt động nhóm, HS được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của nhóm, của lớp. Điều này giúp các em bộc lộ được suy nghĩ của mình, có cái nhìn đúng đắn hơn về kiến thức của mình và biết được những chỗ sai để kịp thời khắc phục. Ngoài ra, việc các em trực tiếp tham gia vào quá trình tìm tòi kiến thức với các bạn dưới sự hướng dẫn của GV giúp các em hiểu rõ hơn và bền vững hơn những kiến thức trong bài.

- Qua các phân tích kết quả thực nghiệm ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức dạy học theo nhóm bước đầu đã đem lại hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả của việc dạy và học nên có thể áp dụng để tổ chức các hoạt động dạy học.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng còn một số hạn chế như sau:

- Để tổ chức hoạt động nhóm, GV mất rất nhiều thời gian để thiết kế tiến trình dạy học phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường và chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết.

- Việc tổ chức dạy học theo hình thức nhóm mất nhiều thời gian hơn cách dạy truyền thống.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT

Đề tài “Tổ chức dạy học theo nhóm chương “Chất khí” Vật lí 10” được thực hiện trong thời gian ngắn với quy mô nhỏ, nhưng cũng đã hoàn thành được mục tiêu đề ra. Chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau:

- Làm sáng tỏ một số vấn đề về phương pháp học và học tích cực. Ngoài ra, chúng tôi cũng hệ thống hóa cơ sở lí luận về phát huy tính tích cực, tự lực của HS.

- Nghiên cứu lí luận hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, qui trình tổ chức dạy học theo nhóm sao cho đạt được các mục tiêu đã đề ra.

- Điều ra tình hình dạy và học chương “Chất khí” ở một số trường trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu về phương pháp giảng dạy của GV, phương pháp học của HS, những khó khăn và thuận lợi khi dạy và học chương này, tình hình áp dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các nhà trường hiện nay. Sau đó, chúng tôi vận dụng những kết quả thu được để làm cơ sở thực tiễn cho việc thiết kết các tiến trình dạy học.

- Trên cơ sở vận dung lí luận về tổ chức dạy theo nhóm, các luận điểm về dạy học phát huy tính tích cực, tự lực, chúng tôi đã thiết kế các kiến thức trong chương “Chất khí” thành 4 bài học theo hình thức tổ chức hoạt động nhóm và vận dụng vào quá trình thực nghiệm sư phạm.

- Chúng tôi đã cải tiến một số thí nghiệm của định luật Sác-lơ, định luật về quá trình đẳng áp để áp dụng vào quá trình giảng dạy.

- Các tiến trình dạy học đã được xây dựng ở trên đã được đưa vào thực nghiệm sư phạm. Kết quả thực nghiệm cho phép kết luận về tính khả thi của tiến trình dạy học với việc phát huy tính tích cực, tự lực và kĩ năng làm việc theo nhóm của HS.

Với những kết quả trên, đề tài đã đạt đươc mục đích đã đề ra và khẳng định được giả thuyết ban đầu: Nếu thiết kế được tiến trình dạy học theo hình thức tổ chức hoạt động nhóm một số kiến thức thuộc chương "Chất khí" Vật lí 10 phù hợp với mục tiêu dạy học và nội dung kiến thức thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực và kĩ năng làm việc theo nhóm của HS.

Tuy nhiên, do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên chúng tôi chỉ mới thiết kế được các tiến trình dạy học cho chương “Chất khí” Vật lí 10 và thực nghiệm trên một lớp với số lượng 30 HS. Do đó, việc đánh giá hiệu quả mang lại của hình thức tổ chức dạy học theo nhóm chưa mang tính khái quát. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng cần có nhiều công trình nghiên cứu tiếp về hình thức tổ chức dạy học theo nhóm này với các phần khác của chương trình

Vật lí và tiến hành thực nghiệm sư phạm trên phạm vi rộng hơn, thời gian dài hơn để có những kết luận chính xác hơn về tính hiệu quả của hình thức tổ chức dạy học này.

Cuối cùng, chúng tôi hi vọng rằng đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, nhất là chương “Chất khí” và những kết quả đạt được của đề tài là một tài liệu tham khảo cho GV khi giảng dạy chương này ở trường phổ thông hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bảo (1995), Phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Nxb giáo dục.

2. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2007), Sách giáo khoa Vật Lý 10 cơ bản, Nxb Giáo dục.

3. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2007), Sách giáo viên Vật Lý 10 cơ bản, Nxb Giáo dục.

4. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010),Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.

6. Ngô Thị Thu Dung (2002), “Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh”, Tạp chí Giáo dục, (46), tr.9-10.

7. Nguyễn Thị Kim Dung (2007), Dạy học theo nhóm nhỏ - lí luận và thực tiễn, Trung tâm giáo dục học viện nghiên cứu giáo dục, TP.HCM.

8. Nguyễn Văn Giang (2008), “Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh bằng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Vật lí”, Tạp chí Giáo dục, (196), tr.51-53.

9. Phạm Vũ Bích Hằng (2008), Thiết kế phương án dạy học chương “Từ trường” lớp 11 THPT theo hướng tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm TP.HCM.

10. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

11. Hồ Thị Hồng (2011), Tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học phần tĩnh điện – chương trình Vật lí đại cương của trường Cao đẳng Công nghệ, Luận văn thạc sĩ giáodục học, Đại học Sư phạm TP.HCM.

12. Tô Thị Hồng (2012), Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – Vật lí 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,Đại học Sư phạm TP.HCM.

13. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông môn Vật lí, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

14. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Trường Đại học Sưphạm TP. HCM.

15. Nguyễn Văn Khải, Triệu Thị Chín (2006), “Sử dụng phiếu học tập dạy học bài Các định luật bảo toàn (Vật lí 10) theo phương pháp ghép nhóm”, Tạp chí Giáo dục, (148), tr.27-33.

16. Bùi Thị Hạnh Lâm (2009), “Về kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (209), tr.28-38.

17. Phan Thanh Long (2010), ”Một số kĩ thuật khi sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học”, Tạp chí Giáo dục, (247), tr.32-33.

18. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2010), Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,Đại học Sư phạm TP.HCM.

19. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (2011), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nguyễn Hữu Châu (dịch), Nxb Giáo dục.

20. Robert J. Marzano (2011), Nghệ thuật và khoa học dạy học, Nguyễn Hữu Châu (dịch), Nxb Giáo dục.

21. Hỉ A Mổi (2009), Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học môn hóa học ở trường trung học phổ thông – phần Hóa 10 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,Đại học Sư phạm TP.HCM.

22. Ngô Diệu Nga (2008),Chiến lược dạy học Vật lí ở trường THCS, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

23. Ngô Diệu Nga (2008), Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần “Từ trường” lớp 11 THPT theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh, Đề tài nghiên cứu khoa học trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội.

24. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học sư phạm.

25. Nguyễn Thị Minh Phượng – Phạm Thị Thúy (2012), Cẩm nang phương pháp sưphạm, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Đình Sim (2006), Tổ chức hoạt động nhóm qua dạy học khóa trình lịch sử thế giới cận đại ở lớp 10 THPT, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trường THPT Quốc học, Huế.

27. Nguyễn Trọng Sửu (2006), “Dạy học nhóm – Phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí Giáo dục, (146), tr.21-22.

28. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật Lý ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.

29. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003),Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NxbĐại học sư phạm Hà Nội,

Hà Nội.

30. Nguyễn Xuân Thức(2006), Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

31. Phạm Hữu Tòng (2007), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Thùy Trang (2009), Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề Vật lí tự chọn thông qua hoạt động nhóm, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm TP.HCM.

33. Trần Thị Bích Trà (2006), “Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (146), tr.20-21.

34. Nguyễn Thị Thanh Trà (2011), “Mối quan hệ giữa đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học”, Tạp chí Giáo dục, (262), tr.9-30.

35. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

36. Thái Duy Tuyên (1991), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb giáo dục Hà Nội, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Bài học 1: Cấu tạo chất – thuyết động học phân tử chất khí Phiếu học tập số 1: Dùng cho các nhóm thảo luận

Các nhóm đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau vào giấy A3:

Câu 1. Các em hãy cho biết những kiến thức cơ bản về cấu tạo chất đã học ở lớp 8? (Hướng dẫn: Đọc phần I.1. Những điều đã học về cấu tạo chất)

Câu 2. Các em hãy nêu những đặc điểm về hình dạng của chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí? (Hướng dẫn : Đọc phần I.3. Các thể rắn, lỏng, khí)

Câu 3. Tại sao lại có sự khác biệt về hình dạng của chất ở thể lỏng, thể khí, thể rắn? (Hướng dẫn : Đọc phần I.3. Các thể rắn, lỏng, khí)

Câu 4. Lực tương tác giữa các phân tử bao gồm những lực gì?, độ lớn lực tương tác giữa các phân tử phụ thuộc vào yếu tố nào? (Hướng dẫn : Đọc phần I.2. Lực tương tác phân tử)

Câu 5. Các em hãy cho biết nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí?, vì sao chất khí lại gây ra áp suất lên thành bình? (Hướng dẫn : Đọc phần II.Thuyết động học phân tử chất khí)

Câu 6. Khí lí tưởng là gì? (Hướng dẫn : Đọc phần II.2. Khí lí tưởng)

Câu 7. Vận dụng thuyết động học phân tử giải thích hiện tượng: Tại sao lốp xe đạp bơm căng, để ngoài trời nắng thì dễ bị nổ.

Câu trả lời cho phiếu học tập số 1. Trả lời 1:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử. - Các phân tử chuyển động không ngừng.

- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Trả lời 2:

- Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

- Chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. - Chất rắn có thể tích riêng và hình dạng riêng xác định

Trả lời 3: Vì Lực tương tác giữa các phân tử ở các thể khác nhau là khác nhau.

- Lực tương tác giữa các phân tử gồm lực hút và lực đẩy, độ lớn lực tương tác giữa các phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng.

- Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy.

Trả lời 5:

- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng

- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ càng cao

- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình. - Vì khi các phân tử khí va chạm vào thành bình thì sẽ tác dụng lên thành bình một lực đáng kể => gây nên áp suất lên thành bình.

Trả lời 6: Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là khí lí tưởng.

Trả lời 7:Vì khi để lốp xe bơm căng ngoài nắng thì sẽ làm cho khí ở bên trong lốp xe nóng lên, dẫn tới các phân tử khí sẽ chuyển động nhanh hơn, dẫn tới áp suất khí sẽ tăng lên và có thể nổ.

Phiếu học tập số 2: Dùng chung cả lớp

1. Những điều đã học về cấu tạo chất

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là………..

- Các phân tử………

- Các phân tử chuyển động ……… thì nhiệt độ của vật……….

2. Các thể rắn, lỏng, khí

- Sự khác nhau giữa các thể có thể được giải thích là do……… ………...

- Lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng…………hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí và ………..hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn.

3. Lực tương tác phân tử

Độ lớn lực tương tác phân tử phụ thuộc vào ………giữa các phân tử. Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy………lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút ……….lực đẩy.

4. Thuyết động học phân tử chất khí

- Chất khí được cấu tạo từ các………., có ………rất nhỏ so với

……….giữa chúng.

- Các phân tử chất khí chuyển động……….không ngừng, chuyển động

này………..thì ………chất khí càng cao.

- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí ………và………

………..

- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây

ra………..lên thành bình.

5. Khí lí tưởng

Chất khí trong đó các phân tử được coi là các………và………..

Phụ lục: 5 câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho trò chơi “Ai nói đúng nhanh nhất”

Câu 1: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

A. chỉ có lực hút. B. chỉ có lực đẩy.

C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí?

A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động không ngừng. C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.

D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng.

Câu 3: Nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất chất khí là do:

A. các phân tử khí có khối lượng riêng nhỏ.

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “chất khí” vật lí 10 (Trang 109 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)