8. Đóng góp của đề tài
2.2.1. Bài học 1: Cấu tạochất – Thuyết động học phân tử chất khí
2.2.1.1. Các câu hỏi và các kết luận tương ứng.
Câu hỏi 1: Độ lớn lực tương tác giữa các phân tử phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Kết luận 1: Độ lớn lực tương tác giữa các phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng. Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy.
Câu hỏi 2: Thuyết động học phân tử chất khí gồm những nội dung nào?
Kết luận 2:
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình. - Các phân tử khí va chạm vào thành bình thì sẽ tác dụng lên thành bình một lực đáng kể => gây nên áp suất lên thành bình.
Câu hỏi 3: Khí lí tưởng là gì?
Kết luận 3:Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là khí lí tưởng.
2.2.1.2. Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức.
Các nội dung kiến thức trên được dạy theo cách ôn tập kiến thức đã học ở lớp 8 và thông báo bổ sung khái niệm khí lí tưởng,lực tương tác giữa các phân tử khí. Không thực hiện xây dựng thuyết động học phân tử chất khí đối với HS lớp 10.
2.2.1.3. Mục tiêu của bài học.
Về kiến thức: HS
- phát biểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- giải thích được các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn dựa các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử và tương tác các phân tử.
- phát biểu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí. - định nghĩa được khí lí tưởng.
- vận dụng thuyết động học phân tử chất khí để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
- bước đầu hình thành kĩ năng làm việc nhóm - bước đầu đọc hiểu SGK
Về thái độ: HS
- rèn luyện tính tích cực, trách nhiệm khi làm việc.
2.2.1.4. Chuẩn bị của GV và HS:
GV:- Phiếu học tập số 1 và đáp án; phiếu học tập số 2 dành cho các nhóm (phụ lục 1)
- Soạn thảo 5 câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho trò chơi “Ai nói đúng nhanh nhất”(phụ lục 1)
- Máy chiếu, bút viết, giấy A3.
HS: - Ôn lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất ở lớp 8. - Đọc trước bài mới ở nhà.
2.2.1.5. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu chương V: Chất khí và bài học 1: Cấu tạo chất – thuyết động học phân tử chất khí (5 phút, làm việc chung cả lớp)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Giả sử chúng ta đang chạy xe đạp trên đường, khi chúng ta không đạp xe nữa thì điều gì sẽ xảy ra?
- Tại sao xe không chuyển động mãi mãi mà lại dừng lại?
- Bây giờ muốn xe tiếp tục chuyển động và không dừng lại thì ta phải làm gì? - Chúng ta tiếp tục đạp xe, nghĩa là chúng ta đã tác dụng lực để duy trì chuyển động của xe, và xa hơn, nghĩa là chúng ta đã cung cấp năng lượng cho xe để xe tiếp tục chuyển động.
- Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó, sức người thì có hạn, sau một khoảng thời gian nào đó thì bắt buộc phải dừng lại để nghỉ ngơi hoặc khi chở những món hàng có khối lượng lớn thì vấn đề càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho các nhà khoa học, đó là làm thế nào để có thể duy trì được chuyển động và có thể chở được những vật có khối lượng lớn.
- Theo các em, làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
- Chúng ta sẽ không dùng sức người nữa mà là dùng máy móc để làm điều này, cụ thể hơn chính là sử dụng một động cơ để gắn vào xe.Nếu chúng ta gắn động cơ chạy bằng việc đốt xăng như hiện nay (gọi là động cơ nhiệt) thì ta có xe gắn
- Do quán tính xe sẽ không dừng lại mà tiếp tục chuyển động một đoạn rồi mới dừng lại hẳn
- Do có ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
- Chúng ta phải tiếp tục đạp xe
- Học sinh suy nghĩ và đưa ra các phương án khác nhau
- Hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đốt trong xylanh của động cơ nhiệt. Khi đốt cháy làm cho nhiệt độ tăng dẫn đến
máy. Do đó, nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt là gì?
- Qua nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt, chúng ta thấy một điều khá quan trọng đó là vai trò của lượng khí ở trong xylanh, nhờ khí này giãn nở mà làm cho pittong chuyển động. Và trong quá trình hoạt động của động cơ thì lượng khí này có sự thay đổi về nhiệt độ, áp suất và thể tích như thế nào?. Đó là vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu ở trong chương này. Cụ thể hơn, chúng ta đi nghiên cứu về chất khí.
- Để có những kiến thức nền tảng để nghiên cứu về chất khí, chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung kiến thức đầu tiên: ‘’Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí’’
khí đốt giãn nở tạo nên áp suất tác dụng lên pittong và đẩy pittong này di chuyển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo chất – thuyết động học phân tử chất khí (35 phút, hoạt động nhóm).
Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 8, kinh nghiệm thực tế và các kiến thức mới được cung cấp trong SGK, HS có thể tự tìm kiếm kiến thức về cấu tạochất – thuyết động học phân tử chất khí và dựa vào kiến thức tìm kiếm được có thể trả lời được một số câu hỏi thực tế. Do đó, chúng tôi chọn phương án tổ chức hoạt động nhóm, cho các nhóm thảo luận cùng một hệ thống câu hỏi sau đó sẽ tiến hành chấm điểm chéo kết quả làm việc của nhau, cuối cùng GV hệ thống hóa lại kiến thức.
Bước 1: Chia nhóm
Bước 2: Thảo luận nhóm
Bước 3: Trình
bày và đánh giá Bước 4: Kết quả
Chia thành 5 nhóm gồm những HS không cùng trình độ với nhau. - Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí. - Các nhóm thảo luận hệ thống câu hỏi. Các nhóm trình bày kết quả vào giấy A3, sau đó tiến hành chấm
chéo giữa các
nhóm. Sau đó, GV trả lời các câu hỏi và hệ thống hóa kiến thức.
Điểm của nhóm sẽ là trung bình cộng của điểm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập (do nhóm khác chấm) và điểm do GV chấm sau khi các nhóm đã chấm cho nhau. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Chia nhóm: tiến hành chia các nhóm gồm những HS không cùng trình độ với nhau, mỗi nhóm 6 HS
- Yêu cầu các thành viên của các nhóm nhanh chóng ổn định chỗ làm việc.
- Yêu cầu các nhóm nhanh chóng bầu nhóm trưởng và thư kí
- Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm - Các nhóm thảo luận với nhau trong khoảng thời gian từ 15 phút đến 20 phút - Trong lúc các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi, GV quan sát, giúp đỡ và đánh giá khi các nhóm đang làm việc. - Khi hết thời gian làm việc, GV yêu cầu các nhóm nộp lại bài làm để bắt đầu chấm chéo giữa các nhóm, nhóm 1 chấm bài nhóm 2, nhóm 2 chấm bài nhóm 3,……, nhóm n chấm bài nhóm 1.
- Các nhóm thực hiện theo đúng yêu cầu của GV
- Các nhóm đọc SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi vào giấy A3.
- Các nhóm nhận bài làm của nhóm khác và bắt đầu chấm.
- Phát phiếu học tập số 2 cho cá nhân - Lần lượt sửa từng câu và khái quát lại kiến thức. (sử dụng máy chiếu chiếu câu trả lời và chiếu một đoạn phim mô tả chuyển động của chất ở thể khí, thể lỏng, thể khí khi chữa câu hỏi 4)
- Thu lại phiếu học tập số1của các nhóm để chấm điểm.
- Ghi bài vào phiếu học tập số 2.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học (5 phút, làm việc chung cả lớp)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Cả lớp chơi trò chơi “Ai nói đúng nhanh nhất” với 5 câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn ( phụ lục 1).
- Yêu cầu HS đọc trước SGK các bài: + Quá trình đẳng nhiệt - định luật Bôi- lơ – Ma-ri-ốt trang 156, 157, 158.
+ Quá trình đẳng tích - định luật Sác-lơ trang 160, 161.
+ Quá trình đẳng áp trang 164 - Làm bài 5, 6, 7, 8 trang 154, 155.
- Tham gia trò chơi, ghi điểm cá nhân.
- Tiếp nhận nhiệm vụvề nhà.