Qui trình tổ chức dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “chất khí” vật lí 10 (Trang 40 - 49)

8. Đóng góp của đề tài

1.3.4.Qui trình tổ chức dạy học theo nhóm

Qui trình tổ chức dạy học theo nhóm gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn lại gồm các bước cụ thể được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 1.8. Qui trình tổ chức dạy học theo nhóm

Các giai đoạn Các bước cụ thể

Giai đoạn 1:

Lập kế hoạch

1. Phân tích và lựa chọn nội dung 2. Xác định mục tiêu của bài học

3. Thiết kế các nhiệm vụ trong hoạt động nhóm – dự kiến cách thức chia nhóm

4. Dự kiến cách thức kiểm tra đánh giá

Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện 5. Nêu vấn đề, chia nhóm 6. Làm việc nhóm - Sắp xếp chỗ làm việc nhóm - Giao nhiệm vụ cho các nhóm - Hướng dẫn các nhóm làm việc - Thỏa thuận quy tắc làm việc và đánh giá kết quả làm việc

- Tiến hành làm việc nhóm - Chuẩn bị báo cáo

7. Báo cáo kết quả

Giai đoạn 3:

Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc của nhóm và rút

kinh nghiệm

8. HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm. 9. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau. 10. GV đánh giá kết quả làm việc nhóm và cho điểm

11. Rút kinh nghiệm

mình.

1.3.4.1. Giai đoạn 1: Lập kế hoạch 1. Phân tích và lựa chọn nội dung

Để tổ chức một giờ học theo hình thức dạy học theo nhóm đạt hiệu quả, nâng cao tính tích cực và tự lực của học sinh, trước tiên GV cần nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dụng bài dạy, phân tích nội dung (xác định các kiến thức trọng tâm, mối liên hệ giữa kiến thức trong bài, mối liên hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ, con đường hình thành các kiến thức: tiên đề, thí nghiệm hay suy luận, mức độ của các kiến thức, ứng dụng thực tiễn của một số kiến thức...). Trên cơ sở lựa chọn nội dụng có thể tổ chức dạy học theo nhóm. Không phải bất kì nội dung nào cũng có thể sử dụng để tổ chức dạy học theo nhóm, một số nội dung có thể được sử dụng là:

- Những nội dung mà HS thấy hứng thú, có nhiều ý kiến khác nhau, cần tranh luận để đi đến sự thống nhất.

- Những nội dung mà HS không thể tự giải quyết một mình mà phải cần có sự cộng tác thực hiện giữa các thành viên trong nhóm, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính độc lập giữa các thành viên trong nhóm.

2. Xác định mục tiêu

Đối với hình thức dạy học theo nhóm sẽ có hai loại mục tiêu: mục tiêu của bài học và mục tiêu của hoạt động nhóm.

- Mục tiêu của bài học: gồm có mục tiêu về kiến thức, về kĩ năng và về thái độ.

+ Mục tiêu về kiến thức: mục tiêu này được xây dựng dựa trên cơ sở 6 cấp độ nhận thức của Bloom: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Tuy nhiên, đối với HS THPT thì chủ yếu là ở 3 cấp độ đầu tiên.

+ Mục tiêu về kĩ năng: gồm kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thực hành TN, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa),…

+ Mục tiêu về thái độ: hình thành các thái độ học tập đúng đắn như: tích cực, hăng hái trong học tập; tiếp thu, hưởng ứng, đánh giá, hành động theo giá trị mới, quan điểm mới…..

- Mục tiêu của hoạt động nhóm

• Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng

• Biết lắng nghe và thừa nhận ý kiến của người khác

• Biết ngắt lời một cách hợp lí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối

• Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục. + Kĩ năng tổ chức công việc

• Biết bầu nhóm trưởng, thư kí,

• Biết đưa ra mục tiêu và kế hoạch làm việc cụ thể

• Biết phân công công việc hợp lí

• Biết giải quyết công việc được nhóm giao

• Biết tự đánh giá hoạt động của mình, của nhóm mình và các nhóm khác.

+ Kĩ năng tạo môi trường hợp tác: Là sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các thành viên.

• Biết khuyến khích, động viên các TV trong nhóm

• Biết đề cao tinh thần đồng đội, loại bỏ tính vị kỉ cá nhân

• Biết tạo không khí vui vẻ, làm việc tích cực và hòa đồng với các TV khác.

• Biết cảm thông, giúp đỡ các TV trong nhóm

• Biết tôn trọng cách làm việc của nhau

• Biết chụi trách nhiệm về công việc của mình cũng như của cả nhóm + Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Là kĩ năng giúp HS tránh được những từ ngữ dễ gây mất lòng nhau. Vì thế, trong thảo luận, HS cần tránh sử dụng những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đó những cụm từ như: thế nào sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lí hơn,…

Chú ý: Trong một thời gian ngắn không thể đồng thời rèn luyện cho HS tất cả các kĩ năng nên lựa chọn một số kĩ năng cần thiết, phù hợp với nội dung bài học, với trình độ của HS.

3. Thiết kế các nhiệm vụ trong hoạt động nhóm – dự kiến cách thức chia nhóm

a. Thiết kế các nhiệm vụ trong hoạt động nhóm

Các nhiệm vụ trong hoạt động nhóm có vai trò rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến động cơ học tập của HS. Một nhiệm vụ có khả năng kích thích động cơ học tập của HS cần thỏa mãn các yêu cầu sau: [9]

- Choix (Sự lựa chọn): Sự tự do trong lựa chọn nhiệm vụ của HS sẽ thúc đẩy động cơ nội tại của HS, dẫn đến giải phóng họ hoàn toàn và thúc đẩy họ tham gia vào nhiệm vụ một các sâu sắc hơn. Bản chất và thời điểm lựa chọn cũng rất đa dạng: lựa chọn một nhiệm vụ riêng trong tổng thể các nhiệm vụ, lựa chọn các bước tiến hành, các nguồn lực cần huy động,…Cuối cùng tuỳ thuộc vào mục tiêu sau đó mà GV quyết định nhân sự cho nhiệm vụ đã được lựa chọn.

- Challenge (Thách thức): Thách thức chính là ở mức độ khó khăn của nhiệm vụ. Một nhiệm vụ có tính phức tạp trung bình sẽ mang tính thúc đẩy hơn bởi lẽ nếu nó quá dễ thì sẽ dẫn đến sự nhàm chán, ngược lại nếu quá khó thì HS dễ nản lòng. Thách thức đối với GV là ở chỗ xác định được đúng mức độ khó khăn của nhiệm vụ.

- Contrôle (Kiểm soát): Điều quan trọng là HS phải đánh giá được kết quả mong đợi, khả năng cần huy động và cần phát triển đối với chính bản thân mình. Việc kiểm soát là rất quan trọng để thiết lập nên mối quan hệ giữa tính tự chủ của HS và động cơ cho các nhiệm vụ còn lại. Đối với GV thì điều quan trọng là biết đưa ra các chỉ dẫn, các mục tiêu cần đạt được, khuôn khổ hoạt động cũng như là mức độ đòi hỏi đối với người học.

- Coopération (Hợp tác): Nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Việc cộng tác sẽ làm tăng động cơ học tập của HS.

Có thể cụ thể hóa 4 yêu cầu trên thành các đặc trưng của một nhiệm vụ mà có khả năng kích thích được động cơ học tập của HS. Nhiệm vụ của nhóm phải:

- phát huy tinh thần trách nhiệm của HS, nghĩa là HS có quyền được chọn nhiệm vụ cho bản thân và cho nhóm.

- thể hiện sự thách thức đối với HS, không quá dễ hoặc quá khó, đòi hỏi sự sáng tạo, ý tưởng đa dạng của HS.

- gần với kiến thức, kinh nghiệm cá nhân của HS hoặc với công việc tương lai mà HS sẽ lựa chọn sau này.

- cho phép người học có thể trao đổi thông tin qua lại lẫn nhau, giao tiếp với nhau. - được tiến hành trong một khoảng thời gian vừa đủ.

- phải rõ ràng, cụ thể và đơn giá.

b. Dự kiến cách thức chia nhóm

Các cách chia nhóm: Có nhiều cách chia nhóm với các tiêu chí khác nhau, mỗi cách chia có những ưu và nhược điểm. Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh mà áp dụng các cách chia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhóm cho phù hợp, ngoài ra không nên sử dụng một cách chia trong một thời gian dài. Cụ thể có các cách chia nhóm sau đây:

Bảng 1.9. Các cách chia nhóm

Loại nhóm Cách thực hiện Ưu điểm Nhược điểm

Nhóm được chia theo vị trí ngồi có sẵn Hai HS ngồi cạnh nhau, các HS ngồi chung một bàn, HS hai bàn ngồi quay mặt lại với nhau có thể được xếp vào một nhóm.

Đơn giản, dễ thực hiện, mất ít thời gian để di chuyển và sắp xếp chỗ ngồi, phù hợp với điều kiện nhà trường hiện nay.

- HS không có cơ hội làm việc với nhiều người trong lớp - Có thể gây ra sự không đồng đều về trình độ giữa các nhóm. Nhóm được chia ngẫu nhiên

- Chia HS ngẫu nhiên theo danh sách lớp. - Cho HS bắt thăm (hoặc phát thẻ, hoặc sắp xếp theo màu sắc), các HS có cùng thăm được xếp vào một nhóm. Các thành viên trong nhóm luôn mới, HS có thể được học tập với tất cả các HS khác trong lớp. - Sẽ gặp một số trục trặc vì các HS phải làm quen với cách làm việc của các thành viên mới.

- Mất thời gian trong việc chia nhóm, di chuyển và sắp xếp. Nhóm được chia theo sự tự nguyện hoặc chung một mối quan tâm. Các HS tự nguyện hoặc chung một mối quan tâm được xếp vào một nhóm. Đây là cách chia dễ chịu nhất, đảm bảo công việc sẽ thành công nhanh nhất Tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp nếu sử dụng cách chia này trong thời gian dài.

Nhóm được chia theo sở thích hoặc - Các HS có cùng sở thích được xếp vào một nhóm, như là - Tạo ra sự thích thú, niềm vui và HS có thể biết nhau rõ hơn.

- Không nên sử dụng thường xuyên vì sẽ làm cho HS

đặc điểm chung nào đó. nhóm thích thể thao, nhóm thích múa, nhóm thích hát…. - Các HS có chung một đặc điểm, được xếp vào một nhóm, như là cùng sinh vào một mùa, cùng địa bàn cư trú,…..

- Thuận lợi cho HS khi cần làm việc nhóm ngoài giờ lên lớp nếu chia theo địa bàn cư trú. mất đi sự thích thú. - Có thể gây ra sự không đồng đều về trình độ giữa các nhóm. Nhóm gồm những HS đồng đều về trình độ Các HS có học lực yếu, trung bình, khá, giỏi được xếp vào chung một nhóm

Thuận lợi cho nhóm toàn học sinh trung bình

Các nhóm làm việc kém hiệu quả và kết quả không cao, có thể dẫn đến sự tự ti đối với nhóm HS học lực yếu. Nhóm gồm những HS không đồng đều về trình độ Các HS có học lực khác nhau được xếp vào chung một nhóm Đây là cách chia nhóm đem lại hiệu quả cao và gần như không có khuyết điểm. Trong đó, HS yếu có cơ hội học hỏi thêm từ HS khá giỏi và HS khá giỏi nâng cao và hiểu sâu hơn kiến thức.

Mất thời gian trong việc di chuyển và sắp xếp chỗ ngồi

Trong điều kiện cơ sở vật chất hiện nay, bàn ghế được thiết kế có thể ngồi được từ 2 đến 3 em, ngoài ra bàn ghế được xếp cố định gây khó khăn trong việc di chuyển và sắp xếp nên thay đổi vị trí bàn ghế trong lớp học là điều không thể thực hiện được. Mặt khác, các tiết học hiện nay được thiết kế chỉ có 45 phút nên phải chú ý trong việc chia nhóm thật sự hợp lí để không mất nhiều thời gian. Theo chúng tôi thì hai cách chia nhóm sau đây tỏ ra thuận lợi hơn trong điều kiện hiện nay, đó là

- Nhóm gồm những HS không đồng đều về trình độ

Để hạn chế khuyết điểm đối với nhóm chia theo vị trí ngồi có sẵn thì GV có thể thay đổi chỗ của một số HS sao cho đảm bảo một phần nào đó sự đồng đều về trình độ giữa các nhóm, ngoài ra các HS được đổi chỗ nên có một mối liên hệ nào đó với nhóm được chuyển tới để đảm bảo các HS không bỡ ngỡ và cần thời gian làm quen nhau.

Đối với nhóm gồm những HS không đồng đều về trình độ để hạn chế sự mất thời gian trong việc chia nhóm thì GV nên tiến hành chia nhóm trong lúc soạn giáo án và thông báo trước để HS chuẩn bị tâm lí trước. Tiết lên lớp tiếp theo, GV chỉ thông báo lại lần nữa về cách chia nhóm rồi sắp xếp chỗ ngồi cho các nhóm. Ngoài ra, nếu GV có thể kết hợp giữa việc chia nhóm gồm những HS không đồng đều về trình độ và việc chia nhóm theo sở thích hoặc sự quen biết trước của các em thì hiệu quả sẽ càng cao.

c. Số lượng thành viên trong một nhóm

Theo nghiên cứu của Lou và các cộng sự thực hiện năm 1996 thì nhóm từ 3 – 4 thành viên sẽ hiệu quả hơn là nhóm lớn hơn. Tuy nhiên cũng tùy vào hoàn cảnh, thời gian hoạt động và nhiệm vụ mà có thể số lượng thành viên sẽ thay đổi.

4. Dự kiến cách thức kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là công việc không thể thiếu trong quá trình dạy học. Tùy vào mục tiêu bài học mà GV sẽ có các phương án khác nhau để kiểm tra đánh giá.

1.3.4.2. Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện 1. Nêu vấn đề, chia nhóm

a. Nêu vấn đề

Thông thường GV thực hiện việc giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết, thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Đôi khi việc này cũng được giao cho HS trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước cùng GV.

b. Chia nhóm

GV tiến hành việc chia nhóm như kế hoạch. Tuy nhiên, GV cũng cần linh hoạt và chủ động vì tình hình thực tế sẽ có nhiều thay đổi, như là một số HS không hợp tác, một số HS còn thụ động trong việc di chuyển hoặc sắp xếp chỗ ngồi.

2. Làm việc nhóm

Tùy theo hình thức tổ chức nhóm, GV dự kiến vị trí ngồi cho các nhóm, hướng dẫn HS sắp xếp lại bàn ghế cho phù hợp (nếu cần). GV cần bố trí chỗ ngồi sao cho các thành viên trong nhóm có thể ngồi đối mặt nhau để dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập, trao đổi và thảo luận. Đồng thời phải có khoảng trống làm lối đi để GV có thể dễ dàng di chuyển từ nhóm này qua nhóm khác nhằm quản lí và hỗ trợ khi cần thiết. Bước này cần làm nhanh để không mất thời gian và giữ được trật tự lớp học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Giao nhiệm vụ cho các nhóm

GV tiến hành giao nhiệm vụ cho các nhóm như kế hoạch đã định trước, nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau. Ngoài ra, GV cũng cần nêu rõ thời gian thực hiện thực hiện nhiệm vụ.

c. Hướng dẫn các nhóm làm việc

GV hướng dẫn cho các nhóm làm việc theo các bước sau:

- Hướng dẫn các nhóm bầu nhóm trưởng (nhận nhiệm vụ cho nhóm, giao công việc cho các thành viên, điều khiển và kết luận chung), thư kí (ghi chép kết quả công việc) và yêu cầu nhóm trưởng nhận nhiệm vụ từ GV.

Chú ý: Tạo điều kiện cho tất cả HS đều có thể tham gia vai trò nhóm trưởng và thư kí để tạo cơ hội phát triển kĩ năng học tập và kĩ năng lãnh đạo, điều khiển cho tất cả HS.

- Hướng dẫn HS làm việc: chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận về cách thức thực hiện nhiệm vụ, phân công công việc cho các thành viên, thực hiện nhiệm vụ, thống nhất kết quả chung của nhóm, phân công đại diện báo cáo kết quả trước lớp.

Chú ý: Trong lúc HS thảo luận về cách thức thực hiện nhiệm vụ, GV có thể yêu cầu các nhóm diễn giãi lại nhiệm vụ để đảm bảo chắc chắn là HS hiểu rõ những gì được GV yêu cầu

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học theo nhóm chương “chất khí” vật lí 10 (Trang 40 - 49)