Gi ải pháp khác:

Một phần của tài liệu Luận văn: Lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính pptx (Trang 75 - 80)

3. Gợi ý về các nhóm giải pháp cho NHNN và các tổ chức tài chính:

3.3. Gi ải pháp khác:

Đây là những gợi ý riêng của nhóm nghiên cứu xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của hệ thống tài chính và rủi ro thanh khoản của Việt Nam, bao gồm việc khủng hoảng những tin đồn xoay quanh ngành ngân hàng, việc hướng ra nước ngoài mà cụ thể là khu vực Asian để tìm sự liên kết vững mạnh hơn.

¾ Mạnh tay hơn với các tin đồn – xây dựng trung tâm xử lý kịp thời:

Không phải giống với bất kỳ những khó khăn nào trong hệ thống của nền kinh tế Việt Nam, việc bất cập trong kiểm soát thông tin hầu như xuất phát từ những tin

đồn thất thiệt, làm xôn xao dư luận và ảnh hưởng đến các tồ chức tài chính như chúng tôi đã đề cập. Vậy làm sao nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khắc phục được chuyện này?

Trước hết chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận một việc rằng, lý do tại sao các phần tử xấu cứ mãi lợi dụng thời cơ và tung tin đồn ra thị trường để tạo nên làn sang xôn xao trong dư luận và làm thiệt hại cho các tổ chức tài chính. Phải chăng cũng chính các cơ quan nhà nước cũng còn quá thờ ơ trong việc quản lý và có biện pháp răng đe đối với các đối tượng này. Điều này chúng tôi thiết nghĩ, ngay bây giờ các cơ

quan chính phủ nhà nước cần phải ban hành quy luật nghiêm ngặt trong việc trừng trị

những kẻ tung tin thất thiệt trên thị trường.

Hơn bao giờ hết, cùng với đó, chính phủ phải thiết lập một hệ thống trung tâm thông tin, và hệ thống trung tâm thông tin này có thể liên kết với tất cả các tổ chức tài chính lại để cập nhật thông tin thường xuyên về quá trình hoạt động của tất cả các tổ

chức tài chính. Và ngay tại tổ chức tài chính cũng có tổ chức và trung tâm thông tin cập nhật cho chính mình .

Và đặc biệt hơn hết, hệ thống trung tâm thông tin này sẽ được kết nối trực tuyến với từng đại diện của các tổ chức tài chính, và họ có thể trả lời trực tuyến với các cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính khác và thậm chí với ngay cả khách hàng. Với giải pháp này, chúng tôi tin rằng, một khi có những thông tin bất ổn trên thị

trường, thì khách hàng có thể truy cập để khẳng định lại thông tin đó. Cùng với đó, các khách hàng có thể tìm hiểu và hỏi những thắc mắc mà mình vướng, từ đó, có thể

làm an lòng cho khách hàng hơn bao giờ hết.

Còn đối với các tổ chức tài chính, họ phải biết “phản xạ nhanh” trước các luồng tin bất lợi cho mình. Đây là một vấn đề không phải đơn giản, bởi ngay cả các tổ chức tài chính khi họ bị vướng lấy những thông tin bất lợi, họ cũng không thể “kiềm chứng” một cách “tức thời”, vì thế thông thường sau một khoảng thời gian ngắn chúng ta mới có thể nghe họ lên tiếng để bảo vệ cho chính mình. Theo nhóm nghiên cứu để

ít bị ảnh hưởng từ những luồng tin bất lợi trên thị trường, khi gặp trường hợp này các tổ chức tài chính phải biết lên tiếng khẳng định sự “tồn tại” và hoạt động của mình ngay lập tức, để cho khách hàng an tâm, và sau đó mới tiến hành tìm hiểu thực hư ra sao. Trung tâm thông tin Tổ chức tín dụng A Tổ chức tín dụng C Tổ chức tín dụng B Khách hàng Khách hàng Khách hàng

Tuy nhiên một điều mà chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng, không phải chỉ có các thông tin bất hợp lý trên thị trường mới làm cho việc hoạt động của các tổ chức tài chính gặp khó khăn, mà ngay cả chính bản thân của các tổ chức tài chính, việc quản lý và cập nhật những thông tin trong chính tổ chức của họ cũng đang gặp những bất cập, khó khăn và không được kiểm soát một cách cẩn thận từ phía các cấp lãnh đạo. Chính vì vậy, khi có một thông tin gây khó dễ cho họ, họ không thể kiểm chứng một cách kịp thời. Đứng trước tình hình này, nhóm nghiên cứu chúng tôi cho rằng, bản thân các tổ chức tài chính phải biết “kiểm soát” nguồn thông tin của chính mình, không nên để

tổ chức của mình rơi vào thế bị động do chính các nguồn tin xuất phát từ nội bộ. Và

để làm được việc này, không còn cách nào khác các tổ chức tài chính phải biết quản lý thông tin của mình thông qua việc thành lập một trung tâm thông tin tại chính tổ chức của mình.

¾ Hướng ra khu vực tìm kiếm sự liên kết vững chãi:

Thời gian qua, không thể phủ nhận một điều là nhà nước ta luôn tìm kiếm những sự liên kết và hỗ trợ tích cực từ các nước bạn mà đặc biệt là khu vực ASEAN trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, tài chính đến văn hóa. Và nhìn vào những bài học của khối liên minh châu Âu EU và Ủy ban Basel BCBS thì rõ ràng những sự liên kết này luôn là một sức mạnh tiềm ẩn giúp cho các nước thành viên phát triển nhanh mà bền vững.

Đối quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, chúng ta đang hướng đến Hội nghị Chiang Mai, để gia tăng khả năng bảo vệđồng tiền nội tệ trước những biến cố các nhà đầu tư

nước ngoài rút vốn đồng loạt khỏi thị trường Việt Nam. Hội nghị Chiang Mai đề nghị

sự chia sẻ, nếu bất kỳ nước thành viên nào gặp khó khăn khi quỹ dự trữ ngoại hối không đủ để điều tiết tỷ giá thì các nước khác sẽ hỗ trợ. Đây là một Hội nghị mà Việt Nam đã và đang tiến hành tham gia cùng Nhật Bản, Trung Quốc và khối ASEAN. Thiết nghĩ, tại sao chúng ta không xây dựng nguồn dự trữ thanh khoản tương tự trong khu vực. Với quỹ dự trữ đa quốc gia, đa tiền tệ như vậy sẽ càng hỗ trợ tính thanh khoản của các thị trường, các hệ thống tài chính của các nước thành viên. Khi tính thanh khoản của một quốc gia nào rơi vào báo động thì chính phủ có thể tìm sự hỗ trợ

từ nguồn quỹ này, điều đó chắc chắn sẽ hạn chế việc sụp đổ hàng loạt các tổ chức tài chính và gây ra khủng hoảng như chúng ta đã từng chứng kiến trong thời gian vừa rồi.

Nền kinh tế Việt Nam đang đi theo hướng thị trường hóa thì chu kỳ những đợt khủng hoảng rồi hồi phục và phát triển giống như bất kỳ các nước phát triển nào cũng là điều hiển nhiên. Những nguồn quỹ dự trữ trong khu vực như thế này sẽđem lại một hành trang tốt nhất để chúng ta tự tin hơn trong công cuộc xây dựng và phát triển của mình, đồng thời cũng để tránh xảy ra những hậu quả nặng nềảnh hưởng đến nền kinh tế và hệ thống tài chính.

* Tóm lược chương 5:

Đến đây, chúng tôi xin khép lại chương cuối của đề tài nghiên cứu này với nội dung chính bao gồm những gợi ý về giải pháp cho các cơ quan giám sát điển hình như

NHNN Việt Nam và các tổ chức tài chính mà điển hình là các NHTM. Các gợi ý hướng đến các chính sách vĩ mô của nhà nước cũng như các chiến lược phát triển vi mô của các ngân hàng. Tất cả nhằm phục vụ cho một mục đích cuối cùng là đi tìm câu trả lời cho vấn đề mà tên đề tài đã đặt ra “Làm thế nào tăng cường vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng?”

Một phần của tài liệu Luận văn: Lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính pptx (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)