hình mệnh lệnh hành chính”:
2.1. Lý do đưa ra sự lựa chọn này:
Mỹ và Anh là hai cường quốc trên thế giới với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, thu nhập trên đầu người cao,v.v… quan trọng hơn hết là cả hai đều sở hữu một hệ
thống tài chính vững mạnh, thị trường chứng khoán hiện đại, nắm giữ những ngoại tệ
cơ sở, và là đầu não đưa ra những chính sách tài chính có khả năng “lan tỏa” trên toàn cầu. Tuy nhiên, có một đặc điểm tạo nên sự khác biệt riêng cho hai “đế chế” này, đó chính là phong cách điều hành và giám sát thị trường tài chính của những nhà lãnh
đạo ở hai đất nước này. Nếu nhìn lại, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong khi Mỹ luôn chủ trương “tự do hóa” mọi thứ, để “thị trường cạnh tranh và thị trường tự quyết định tất cả”, sự can thiệp chỉ mang tính chất “cứu hộ” khi quy luật này đi trệch hướng và quá xa rời điểm cân bằng; thì ở Anh luôn tồn tại một phong cách thận trọng và bảo thủ, những hệ thống luật lệ được quy định cụ thể, nghiêm ngặt luôn là cách để quốc gia này ngăn chặn và đối phó với những sự cố và rủi ro ngẫu nhiên trên thị trường.
Rất khó để nói mô hình nào tốt hơn mô hình nào, bởi mỗi mô hình quản lý trên
đều có những ưu nhược điểm riêng và trong thực tế cả hai quốc gia này đều phát triển hai hệ thống tài chính mạnh như nhau. Cũng cần lưu ý rằng, nói như thế không có nghĩa là hai phương pháp điều hành và giám sát của Mỹ và Anh ở hai trạng thái “hoàn toàn đối lập nhau”; không có gì là tuyệt đối và bởi đôi khi sự tuyệt đối quá luôn đem lại thiệt hại nhiều hơn là lợi ích, nên luôn có một sự dung hòa. Chỉ là trong xu hướng thì Mỹ thiên về việc đề cao tính tự quyết và tính chủ quan của các thành phần tham gia trong thị trường hơn; còn Anh thì ngược lại, Anh thiên về mẫu hình hơi mệnh lệnh hành chính. Quay trở lại với Việt Nam, tại sao chúng tôi đưa ra lựa chọn một mẫu hình “thận trọng và bảo thủ” như nước Anh? Xin đưa ra một vài lý do giải thích như
sau:
Thứ nhất, chúng ta nhận thấy rất rõ một điều rằng, vai trò của những nhà giám sát là duy trì sự ổn định bằng cách hạn chế tối đa khả năng cũng như sự ảnh hưởng của những cá nhân ngân hàng sụp đổ có thể đe dọa đến toàn bộ chức năng của hệ
thống tài chính một cách rộng rãi hơn thông qua “hiệu ứng lây nhiễm” hay những tác
động tương tự nguy hại mạng lưới tài chính. Nhưng không có một động cơ nào thúc
đẩy những ngân hàng tư nhân tựđộng chi trả thêm những khoản chi phí để duy trì sự ổn định này, bởi trách nhiệm của những giám đốc điều hành hay ban quản lý là phục vụ cho mục tiêu sinh lời của những cổđông nhiều hơn là phục vụ cho đông đảo những người dân và tổ chức sử dụng hệ thống tài chính. Nếu để họ tự giác chung tay ổn định
hệ thống tài chính, liệu họ có hành động không? Ưu điểm của “mẫu hình mệnh lệnh hành chính” này là nó khắc phục những sự lệch lạc trong nhận thức đó, làm dung hòa những động cơ cá nhân và những mục tiêu chính sách bằng cách buộc các ngân hàng phải tuân theo những tiêu chuẩn quản lý rủi ro thanh khoản cao hơn và xây dựng những công cụ phòng chống mạnh hơn là những ý chí chủ quan của họ.
Thứ hai, do nhận thức của chúng ta về rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng còn kém nên việc để các ngân hàng tự xây dựng và phát huy hệ thống kiểm soát nội bộ, quyết định và xử lý mọi vấn đề rủi ro là chưa đủ, nếu không nói là quá mạo hiểm. Thực trạng ở Việt Nam mà chúng tôi đã trình bày cho thấy vẫn còn khá nhiều những bất cập, tư tưởng chạy theo lợi nhuận, lối cạnh tranh “không nhìn xa trông rộng”, những hoạt động phối hợp kiểm tra với các cơ quan chức năng chỉ mang hình thức đối phó, hệ thống nội bộ “thụ động”, tất cả những nhược điểm đó liệu có cho phép chúng ta buông lỏng những quy định thận trọng hay không?
Thứ ba là trình độ và kỹ thuật của chúng ta cũng chưa cho phép phát triển theo khuynh hướng tự do hóa hay linh động trong quyết định quản trị rủi ro.
Tuy rằng mọi vấn đề đều có hai mặt, để trả giá cho một tấm đệm thanh khoản “khắt khe” có thể sẽ làm mất đi phần nào tính hiệu quả và khả năng đầu tư sinh lợi nhưng nếu duy trì và thực hiện đúng đắn thì chúng tôi tin rằng “mẫu hình mệnh lệnh hành chính” là phù hợp với Việt Nam. Chỉ lưu ý một điều rằng đừng để những vấn nạn khác như “sự rườm rà trong thủ tục”, “luật định chồng chéo”, “chỉ đạo chậm trễ, thiếu cập nhật tình hình thị trường”,… làm cho chúng ta hiểu sai về những ưu điểm của mẫu hình này. Cụ thể hơn, chúng tôi xin giới thiệu mẫu hình và những giải pháp mà Anh đã biến đổi qua từng thời kỳ khó khăn.
2.2. Mô hình của Anh:
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu chi tiết hơn về kinh nghiệm của nước Anh trong lĩnh vực quản lý rủi ro thanh khoản suốt gần 200 năm qua. Vào giữa thế kỷ 19, những ngân hàng Anh nắm giữ trung bình 60 % tài sản thanh khoản là tiền gửi tiết kiệm, một chỉ số quá cao được lý giải bởi tần số xuất hiện khủng hoảng thanh khoản quanh thời điểm đó. Ngay sau khi năm 1866 khủng hoảng Overend và Gurney, NHTW Anh đảm nhận vai trò người cho vay cuối cùng, giúp cho các ngân hàng nới lỏng phương pháp thanh khoản quá bảo thủ và thận trọng (lại không hiệu quả) của họ.
Chỉ số thanh khoản trung bình giảm xuống khoảng 30% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Hiệp định đầu tiên về tính thanh khoản giữa NHTW Anh và những ngân hàng tư nhân xuất hiện vào năm 1947, liên quan đến một nhu cầu nắm giữ chỉ số tài sản thanh khoản tốt thiểu là 32% (giàm 28% so với sáu năm trước). Hiệp định này được vận hành đến 1971, khi Trung tâm quản lý quy định tín dụng và tính cạnh tranh (Competition and Credit Controls Act – CCC) giới thiệu một chỉ số dự trữ tối thiểu là 12,5%. CCC có hai mục tiêu: thứ nhất, nó hướng đến việc làm mạnh thêm khả năng
điều hành chính sách tiền tệ, bằng cách tạo ra một cơ sở tiền tệ vững chắc để làm trụ
cột, nền móng cho chính sách tiền tệ. Thứ hai, nó nhắm đến việc thống nhất những giới hạn cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Chỉ số dự trữ tối thiểu được định ra với mục tiêu mong muốn áp đặt một tấm đệm dự trữ thanh khoản thận trọng.
Trong thời gian CCC để cho thành phần ngân hàng Anh tự do và từ đó hỗ trợ
sự cải thiện trong tính cạnh tranh và tính hiệu quả, nó đã dẫn đến một sự sụt giảm trong việc nắm giữ tài sản thanh khoản chất lượng cao của các ngân hàng này. Sau khi giảm một nửa yêu cầu dự trữ tối thiểu, NHTW Anh cuối cùng đã thay thế hệ thống chỉ
số dự trữ bằng hệ thống tỷ lệ tiền mặt / tiền gửi vào năm 1981, chỉ số này không yêu cầu trực tiếp một tỷ lệ tài sản thanh khoản tối thiểu nào cả. Hệ thống thanh khoản
đồng Sterling năm 1996 chú trọng vào việc nắm giữ tính thanh khoản đầy đủ để đối mặt với một trường hợp đặc biệt căng thẳng về dòng tiền. Nó được xác định để bảo
đảm rằng một ngân hàng có đủ tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng cho những dòng chi ra trong tuần đầu của cuộc khủng hoảng mà không cần trông cậy vào thị
trường nối lại tổng nguồn vốn, hệ thống này cũng được thiết kế với mục đích cho phép những nhà cầm quyền thời gian để khảo sát, thăm dò những lựa chọn về một giải pháp mang tính mệnh lệnh. Nó được tạo lập như là một phần của hệ thống quản lý khủng hoảng rộng hơn, chứ không chỉ là một công cụ để các ngân hàng quản lý tấm
đệm dự trữ của mình trước sự cạn kiệt tính thanh khoản đang diễn ra.
Gần đây nhất trong cuộc khủng hoảng 2008, Anh vẫn tiếp tục đưa ra một kênh truyền dẫn tính thanh khoản “thận trọng” hoàn toàn khác so với các nước và chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi. Xưa nay, chúng ta bơm thêm tính thanh khoản vào hệ thống chủ yếu là “tiền mặt”, lúng túng không biết mức độ bao nhiêu là
NHTW Anh, họ đưa ra một “chương trình thanh khoản đặc biệt”, cho phép các ngân hàng ở Anh “hóa lỏng” một phần những tài sản không thể chuyển thành tiền của mình, bằng cách hoán đổi chúng thành những chứng khoán của chính phủ với tính thanh khoản rất cao, trong khi vẫn bảo đảm những rủi ro tín dụng đó được duy trì trong các ngân hàng. Hành động này làm xoa dịu áp lực vốn gần đây. Điều hay nhất là những rủi ro tín dụng đó cuối cùng vẫn thuộc về trách nhiệm của mỗi ngân hàng, hành động “cứu nguy” đó chỉ làm mọi việc tránh đi vào sự tồi tệ hơn, nó không làm cho các ngân hàng thoát tội và cũng không bắt hệ thống phải chịu những chi phí điều chỉnh nặng nề
của nền kinh tế.
2.3. Mẫu hình mệnh lệnh của Việt Nam:
Như chúng tôi luôn nhấn mạnh, việc vận dụng cần sự sáng tạo và phù hợp. Khi Việt Nam muốn đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn cần suy xét thêm về một số khía cạnh, chứ không phải là “khắt khe” toàn bộ, tạo thêm áp lực cho các NHTM. Những khía cạnh đó bao gồm: Nâng cao nhận thức, Đánh giá đúng rủi ro và Duy trì tấm đệm thanh khoản an toàn.
¾ Nâng cao nhận thức
Những ngân hàng và những nhà cầm quyền đều cần phải phát triển một nhận thức đầy đủ hơn, sâu hơn về những dạng rủi ro thanh khoản đa dạng có thể xảy ra.
Điền này yêu cầu sự phân tích cẩn thận về những nguồn gốc rủi ro tiềm tàng luôn tồn tại cũng như về những rủi ro mới có thể xuất hiện dưới điều kiện thị trường xấu đi. Trong môi trường tài chính ngày nay, rủi ro thanh khoản không chỉ xuất phát từ sự
hoán đổi kỳ hạn thanh toán giữa tiền gửi và các khoản cho vay nữa. Bên cạnh đó còn có những rủi ro tăng thêm, chẳng hạn như hoạt động ngoại bảng, hay là việc rút lại những phương tiện ủy nhiệm mở rộng đến các khách hàng doanh nghiệp. Rủi ro ngẫu nhiên cũng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từnhững công cụ trao
đổi phức tạp như đã được Viện tài chính quốc tế (IIF) liệt kê chi tiết năm vừa qua. Tuy nhiên có nhiều áp lực tiềm tàng hơn trong hoạt động của thị trường vốn, chẳng hạn như rủi ro lưu thông vốn phát sinh khi ngân hàng bị ứ đọng những khoản nợ có
đòn bẩy và những khoản cho vay “tồn kho” chờ chứng khoán hóa khi mà điều kiện thị
trường không thuận lợi. Và các ngân hàng cũng bị lệ thuộc vào rủi ro khi những “khả
về họ, lấy một ví dụ, khi những chứng khoán được ký quỹ bằng bất động sản dưới chuẩn được hoàn trả lại cho người phát hành, họ sẽ nhận ra chúng đã bị vi phạm những tiêu chuẩn tín dụng chuẩn xác. Cuối cùng, các ngân hàng cũng nhạy cảm trước rủi ro sụt giảm tính thanh khoản thị trường, sự giảm giá của những tài sản ký quỹ
hay những nhu cầu dự trữ số dư. Những rủi ro này thực tế buộc các ngân hàng phải gia tăng mức độ vốn căn bản hằng ngày.
¾ Đánh giá đúng rủi ro
Một khuyến nghị thiết thực là những tổ chức tài chính nên phát triển và áp dụng một chính sách tính phí cho rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống nội bộ. Cụ
thể, các ngân hàng cần đảm bảo rằng những quyết định rủi ro của những nhân viên quan hệ khách hàng (Relationship Manager – RM) của mình sẽđịnh giá thích đáng rủi ro thanh khoản phát sinh từ những sản phẩm mới và những hoạt động kinh doanh mới. Tránh trường hợp, họ sáng tạo ra những sản phẩm mới hấp dẫn với những khoản lợi cao hơn nhưng không nhìn thấy những rủi ro tăng thêm luôn song hành, họ xem rủi ro như những món hàng “miễn phí”. Việc tìm kiếm khách hàng cần lâu dài, tránh vì những lợi ích trước mắt mà các ngân hàng định giá quá thấp rủi ro, điều đó sẽđem lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả ngân hàng, khách hàng và toàn hệ thống tài chính.
¾ Duy trì tấm đệm thanh khoản an toàn
Một câu hỏi luôn bị bỏ ngỏ bấy lâu nay là “Làm thế nào nâng cao khả năng hồi phục của các tổ chức tài chính sau một cơn khủng hoảng thanh khoản?”. Để tìm câu trả lời trước tiên cần có một sự cân bằng giữa tính an toàn và tính hiệu quả. Nếu tấm
đệm thanh khoản quá yếu, rủi ro hồi phục sự ổn định của hệ thống sẽ rất chậm, còn nếu quá cao, tính hiệu quả của các trung gian tài chính sẽ bị ảnh hưởng. Đối với Việt Nam, đây là một khía cạnh cần có sự quy định rõ ràng và thận trọng, bởi nếu để các NHTM lựa chọn thì chắc chắn họ sẽ ưu tiên cho tính hiệu quả trong hoạt động của mình. Cuối cùng, kết hợp với những bài học phong phú về sự giám sát và điều hành của thế giới, chúng tôi xin đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể hơn tiếp sau đây.