Trở lại lịch sử các cuộc khủng hoảng thanh khoản từng xảy ra ở Việt Nam, có một điều mà ai trong chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng phần lớn những sự cố này xuất phát từ những tin đồn, những thông tin thất thiệt tác động làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân – đối tượng khách hàng chính của các NHTM hiện nay.
Các TCTD như ngân hàng hoạt động trên một giả định là các khách hàng không rút tiền trong cùng một thời điểm. Vì vậy không có gì đáng sợ bằng việc làm tổn hại đến niềm tin của công chúng đối với ngân hàng. Từ lâu, thông tin, hình ảnh của các sản phẩm, của doanh nghiệp đã trở nên một vấn đề cực kỳ quan trọng mà những giám đốc, những hàng lãnh đạo của các công ty phải quan tâm nếu muốn tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như bây giờ. Nhưng một nghịch lý là trong một lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm như tài chính ngân hàng thì việc quản lý thông tin và xây dựng các kế hoạch ứng phó với tin đồn vẫn chưa
được chú trọng đúng mức, nếu không nói là quá bịđộng.
Lịch sử thế giới cũng từng chứng kiến những bậc đại gia trong ngành ngân hàng như Barings (Ngân hàng đầu tư có lịch sử 120 năm ở Anh) bị bán đi với giá chỉ
có 1 bảng Anh. Bài học đó sẽ còn được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần khi đề cập đến vấn đề thanh khoản ngân hàng, dù cho một tổ chức mạnh đến đâu nhưng nếu để rơi vào tình huống khách hàng mất niềm tin và rút chạy thì cũng đều “ngàn cân treo sợi tóc”, khả năng sụp đổ rất cao. Chưa nói đến “tác động lây nhiễm”, nếu NHTW và các cơ quan giám sát không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể mọi chuyện sẽ còn đi xa hơn nữa, dẫn đến sự đình trệ và tê liệt của cả một hệ thống ngân hàng – tài chính, hệ thống được coi là huyết mạch của bất cứ nền kinh tế nào.
Quay lại với câu chuyện của Barings Bank, đi sâu vào nguyên nhân, chúng ta sẽ thấy vấn đề nằm ở quyết định mạo hiểm quá sai lầm của cá nhân Nich Lanrson, Giám đốc chi nhánh Singapore của Barings khi quyết định đầu tư cho những sản phẩm phái sinh như Option (quyền chọn) tỷ giá. Khi kết cục thất bại để lại một khoản lỗ hơn 1,4 tỷ USD, đúng là Nich bỏ trốn thật, và thông tin này hiển nhiên dẫn đến việc đổ xô
đi rút tiền của toàn bộ khách hàng. Nhưng còn những câu chuyện của Việt Nam, việc khủng hoảng thông tin càng trầm trọng hơn khi phần lớn những thông tin thất thiệt trong ngành lại là những “tin đồn”, những câu chuyện hoàn toàn không có thật. Những tin đồn đại loại như “giám đốc của ngân hàng A ôm tiền bỏ trốn”, “ngân hàng B có nghi ngờ là dính líu đến vụ án…” xuất hiện không biết bao nhiêu lần mà về vấn đề
truy cứu trách nhiệm và xử phạt vẫn chưa thấy tiến triển gì. Ví dụ như sự cố của ACB, ngân hàng tự treo giải thưởng 200 triệu đồng cho ai cung cấp nguồn tin cho các cơ
hơi lặng tiếng”, phải chăng chính ACB cũng chỉ muốn đánh bóng cho tên tuổi mình hơn là truy tìm thực sự “kẻ thủ phạm”, và vai trò của các cơ quan giám sát, các cấp lãnh đạo ở đây phải chăng cũng quá mờ nhạt. Và khó trách tại sao “tin đồn” cứ mặc sức tung hoành trong thị trường Việt Nam nói chung, tạo nên những bong bóng tài sản, những cú sốc và những thiệt hại không nhỏ đối với cả doanh nghiệp và người dân.
Vấn đề tính minh bạch của thông tin đã đến lúc cần được chú trọng và cân nhắc. Tuy nhiên đó không chỉ là một khẩu hiệu có tính chất hô hào, nó cần được thực hiện nghiêm túc trong tương lai gần, chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau với những biện pháp cụ thể và chi tiết hơn.