Trước tiên là sự khác biệt về mặt nhận thức, Việt Nam chúng ta hiểu như thế
nào là rủi ro thanh khoản, có bao nhiêu dạng rủi ro thanh khoản và đối tượng nào được
đề cập trong loại rủi ro này?
Nếu như phần đầu tiên trong bài viết, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu cho người đọc hình dung sự phát triển nhanh chóng và mở rộng không ngừng của khái niệm rủi ro thanh khoản trên thế giới trong những năm gần đây, rủi ro thanh khoản hiện nay bao gồm rất nhiều dạng, và tác động đến tất cả các thành phần khác nhau
tham gia trong thị trường tài chính; thì quay trở lại Việt Nam, khái niệm ấy còn dừng lại ở những cấp độ ban đầu, chúng ta hiểu rủi ro thanh khoản đơn giản hơn rất nhiều.
Chúng ta cho rằng “rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về
tiền, rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu thất thoát về giá cả”. Hay có một cách hiểu khác cũng rất phổ biến “rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp
ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt”.
Đó là những khái niệm quen thuộc nhất mà đa số người Việt Nam nghĩ đến khi
được hỏi “Rủi ro thanh khoản là gì?”. Nó gắn liền với tính thanh khoản của tài sản và gắn liền với vai trò của các ngân hàng thương mại, hiểu được điều này sẽ là một bước
đệm hữu ích giúp cho chúng ta tiếp cận với rủi ro thanh khoản của thị trường Việt Nam.