3. Gợi ý về các nhóm giải pháp cho NHNN và các tổ chức tài chính:
3.2. Giải pháp đối với các NHTM và các TCTD khác:
Rủi ro thanh khoản được đánh giá là rủi ro nguy hiểm nhất trong 36 rủi ro mà một ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động và tồn tại của mình. Nói như
vậy để thấy được việc cấp thiết đối với các ngân hàng bây giờ là xây dựng và không ngừng củng cố một mô hình quản trị rủi ro cho riêng mình. Sau đây, chúng tôi cũng xin được đưa ra những gợi ý, đó có thể là những mô hình, những giải pháp mà các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới đang áp dụng hiệu quả hoặc những bài học từ một vài cá nhân NHTM ở Việt Nam đã vận dụng sáng tạo và thành công.
¾ Hệ thống giám sát nội bộ (ICAAP):
Đây là một bài học mà Basel 2 đã khuyến cáo các TCTD nên áp dụng bằng cách thiết lập cho riêng mình một hệ thống giám sát nội bộ và không ngừng nâng cao
vai trò cũng như năng lực của bộ phận này. Bởi hơn ai hết, chỉ có nội bộ mỗi một ngân hàng, một tổ chức tài chính mới nắm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình nhất, hiểu rõ những khó khăn, những rủi ro mà mình gặp phải trong quá trình hoạt động.
Những quy định chung của NHNN hay Chính phủ ban hành nhằm mục đích hạn chế những rủi ro hệ thống và những tổn hại tài chính có thể xảy ra trong thị
trường. Nhưng nếu chỉ tuân thủ những chỉ tiêu đó cũng không hẳn là hoàn toàn an toàn, bởi trong các thực thể doanh nghiệp nói chung và các TCTD nói riêng luôn tồn tại các rủi ro phi hệ thống bên cạnh những rủi ro thị trường. Lấy ví dụ, ngoài việc tuân thủ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hệ thống giám sát nội bộ hoàn hoàn có thể yêu cầu tổ
chức nâng cao vốn dự trữ của mình nhằm đối phó với những rủi ro mà họ nhận định là
đang gia tăng trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên như hạn chế mà Basel 2 đã nhận định thì hệ thống giám sát nội bộ
này là một hệ thống đề cao tính chủ quan và tính phán đoán nên cũng đòi hỏi một năng lực chuyên môn cao và bản lĩnh của những cán bộ tham gia trong bộ phận này. Trở lại với Việt Nam, nhiều ngân hàng hiện nay đã xây dựng cho mình những bộ phận mang trách nhiệm giám sát nội bộ tương tự như ICAAP, tuy nhiên vai trò và chức năng thực sự của họ vẫn còn mờ nhạt, giải pháp này cần được tiến hành một cách triệt
để và nghiêm túc hơn. Sau đây, chúng tôi xin lấy một ví dụ cụ thể hơn.
¾ Hội đồng ALCO:
Bộ phận quản lý tài sản nợ và tài sản có hay còn được gọi là hội đồng ALCO (Assets and Liabilities Committee) cũng là một bộ phận quản trị rủi ro nội bộ của các NHTM. Bộ phận này đã ra đời từ rất lâu trên thế giới tuy nhiên nó mới chỉ bắt đầu ở
Việt Nam trong thời gian gần đây và đi đầu chính là NHTM cổ phần Á Châu (ACB) – ngân hàng đầu tiên xây dựng Hội động ALCO trong bộ máy quản trị của mình. Nhiệm vụ của bộ phận này là gì?
Hội đồng ALCO sẽ hỗ trợ, nâng cao năng lực điều hành của nhà quản trị ngân hàng, bộ phận quản lý tài sản nợ và tài sản có này có nhiệm vụ theo dõi và quản lý các danh mục trong bảng tổng kết tài sản, quản lý khả năng thanh toán và các rủi ro thị
trường (rủi ro lãi suất, tỷ giá,…). Đặc biệt, bộ phận này còn làm nhiệm vụ thu thập, xử
về khách hàng, thông tin về thị trường, thông tin cạnh tranh,… Bên cạnh đó, bộ phận này còn liên kết các hoạt động, các quyết định của các phòng nghiệp vụ giúp ban điều hành ngân hàng nắm được tổng thể và nhìn nhận bao quát hơn các hoạt động của ngân hàng.
¾ Mối liên hệ giữa khả năng thanh toán và tính thanh khoản:
Theo nhóm nghiên cứu nhận định, đây là một bài học rất thích hợp đối với các NHTM của Việt Nam. “Một cơ sở vốn mạnh là chưa đủ mà điều quan trọng là nguồn vốn này có tính thanh khoản trong những tình huống khẩn cấp hay không?”. Đây là kinh nghiệm mà thế giới đã rút ra trong cuộc khủng hoảng vừa qua. Nhưng như chúng ta thấy, vì chạy theo những hoạt động mang tính sinh lợi cao nên các NHTM Việt Nam vẫn còn quá xem nhẹ việc bảo đảm tấm đệm thanh khoản trong danh mục đầu tư
mà họ nắm giữ. Cụ thể như chúng tôi đã trình bày trong chương 3, các NHTM nắm giữ rất ít những trái phiếu chính phủ vì họ cho rằng nó có tỷ suất sinh lợi quá thấp mà quên mất rằng đó lại là những chứng khoán có khả năng thanh khoản cao và an toàn,
đặc biệt là trong những tình huống nguy cấp.
Theo các cán bộ lãnh đạo và những giám đốc của các ngân hàng nhận xét thì danh mục đầu tư hiện nay của các NHTM Việt Nam là lành mạnh, tuy nhiên theo chúng tôi, việc cần thiết là họ phải thay đổi nhận thức về vai trò của tính thanh khoản trong việc duy trì và phát triển của mình, nếu không, khi thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ và các sản phẩm phái sinh ra đời thì những danh mục đó sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi mà không ai ngờ tới.
¾ Bộ phận quản lý thông tin và đối phó với các tin đồn:
Nếu như các doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng bộ phận “quan hệ cộng đồng” PR – Public Relationship chuyên phụ trách thông tin truyền thông, quản lý thông tin và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt cộng đồng, thì để đối phó với các “tin đồn” trong lĩnh vực ngân hàng, thiết nghĩ các NHTM cũng nên xây dựng cho mình một bộ
phận PR tương tự.
Có thể việc chia sẻ thông tin là điều cấm kỵ của ngân hàng như chính nguyên tắc trong Basel cũng yêu cầu “tính bảo mật” cho thông tin của khách hàng. Nhưng nếu các thông tin về sức khỏe tài chính, vốn tự có và những tỷ lệ thanh khoản tối thiểu ,
quy trình tín dụng … được minh bạch hơn, công bố và chứng thực rõ ràng thì đó có thể sẽ không còn “tin đồn” nào được thổi phồng nữa.
¾ Mua lại và sáp nhập – Hoạt động M&A:
Đây là một xu hướng mà chúng tôi cho là cần thiết. Xét về mặt cạnh tranh, nó giúp cho các NHTM vừa và nhỏ của Việt Nam có thểđối phó trước làn sóng ồạt các chi nhánh và các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập ở Việt Nam khi các điều khoản WTO được thực hiện đầy đủ trong tương lai.
Điều quan trọng hơn cả là xét về mặt rủi ro thanh khoản và khả năng thanh toán thì rõ ràng một cơ sở vốn mạnh hơn cũng là một thuận lợi cho các ngân hàng như bài học về “mối liên hệ giữa khả năng thanh toán và tính thanh khoản” mà chúng tôi đã đề
cập ở phần trước.
¾ Lập quỹ dự phòng, tiến hành các cuộc kiểm tra sức ép:
Các ngân hàng Việt Nam mà điển hình là ngân hàng ACB đã bước đầu học hỏi các công cụ quản trị tính thanh khoản như lập quỹ dự phòng và tiến hành các cuộc kiểm tra sức ép mà thế giới đang vận dụng thành công.
Có điều các ngân hàng Việt Nam cần một danh mục tài sản dự phòng an toàn hơn, tránh hiện tượng chạy theo lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi quá cao như thời gian vừa qua. Cũng không nên tồn tại quan niệm “trông chờ vào NHNN” khi có các sự cố
về thanh khoản xảy ra, vì chính những lúc đó, nếu NHNN bơm vào thị trường tính thanh khoản tăng thêm qua các kênh trung gian sẽ càng làm cho thị trường thêm méo mó và mọi việc có thể sẽ càng tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao các NHTM nên hỗ trợ
nhau, trước khi gõ cửa NHNN, và lý do tại sao chúng ta gọi NHNN là “người cho vay cuối cùng”.