Bài học về phân tích kịch bản tài chính, những cuộc kiểm tra sức ép và việc lập quỹ dự phòng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính pptx (Trang 25 - 26)

việc lập quỹ dự phòng.

Khi đề cập đến vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản của các doanh nghiệp, tổ

chức hoạt động trong ba lĩnh vực Ngân hàng – tài chính – bảo hiểm, một phương pháp luận được nhấn mạnh nhiều nhất và cũng được các trung gian tài chính tin tưởng và áp dụng nhiều nhất chính là việc phân tích kịch bản tài chính và những cuộc kiểm tra sứp ép cũng như là phát triển những kế hoạch lập quỹ dự phòng. Sự phát triển của phương pháp luận này vẫn còn ở những bước đầu và còn mang nặng tính phán đoán, tính chủ

quan.

Đặc biệt liên quan tới rủi ro thanh khoản, một sự thật có thể nhận thấy là những cuộc kiểm tra sức ép diễn ra trước cuộc khủng hoảng vừa qua đã thất bại trong việc nhận dạng những điểm yếu kém tiềm tàng và tính dễ bị tổn thương trong vị thế thanh khoản của những ngân hàng. Vậy lý do tại sao, chuyện gì đã xảy ra? Vấn đề chính nằm ở chỗ những cuộc kiểm tra này đã bỏ sót những mối liên kết quan trọng, chẳng hạn như quan hệ giữa rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản ngân hàng và rủi ro thanh khoản thị trường. Hơn nữa những cuộc kiểm tra chủ yếu tập trung vào những đặc tính và những cú sốc cụ thể của từng doanh nghiệp, từng tổ chức. Bài học chính ở đây là việc kiểm tra sức ép nên tập trung vào sự kết hợp của những đặc tính và những cú sốc trên thị trường, để chọn ra những gợi ý của sự gián đoạn thị trường rộng hơn. Nhiệm

vụ của những nhà nắm quyền kiểm soát là đề xướng cuộc kiểm tra sức ép toàn diện, chính xác, nghiêm khắc và chuẩn hóa hơn.

Còn về kế hoạch lập quỹ dự phòng, chúng được thiết lập làm cơ sở để từ đó phác thảo những chiến lược mà các ngân hàng có thể áp dụng trong những tình huống căng thẳng. Rất tiếc, trong suốt cuộc khủng hoảng vừa qua, các quỹ dự phòng xuất hiện chưa đủ “cứng cáp” để hỗ trợ cho các ngân hàng vượt qua cú sốc như đã mong muốn. Vấn đề còn nằm ở chỗ tính thanh khoản của nguồn quỹ dự phòng này; sự thật

đã chứng minh rằng trong tình huống căng thẳng, khả năng tài trợ thêm từ nguồn quỹ

này là “kém”, đồng thời, các ngân hàng cũng phải cân nhắc đến việc xuất hiện rủi ro tai tiếng khi cố gắng sử dụng nguồn này. Ở thời điểm khó khăn này, mọi động thái

đều chuyển tải một thông tin nhất định: “lo ngại lòng tin của những người gửi tiền có thể bị tổn hại, những ngân hàng có thể sử dụng đến nguồn quỹ này, nhưng nếu không cẩn thận nó có thể làm cho mọi chuyện càng xấu đi, gia tăng rủi ro cuộc khủng hoảng thanh khoản trở thành một cuộc khủng hoảng khả năng thanh toán.”

Một phần của tài liệu Luận văn: Lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính pptx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)