Rủi ro thanh khoản thị trường OTC

Một phần của tài liệu Luận văn: Lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính pptx (Trang 26 - 27)

Như đã được đề cập từ trước, một trong những giả định quan trọng của chức năng tựđiều hòa của hệ thống tài chính là “những công cụ tài chính, những sản phẩm tài chính trong danh mục của các nhà đầu tư có thể được giao dịch (và những chứng khoán mới có thểđược phát hành) thậm chí với điều kiện thị trường căng thẳng.”

Do đó, vấn đề tính thanh khoản của những công cụ tài chính như CDOs và RMBSs đã bị trầm trọng thêm cũng bởi sự thật là những công cụ đó được giao dịch trong thị trường OTC chứ không phải trong thị trường có tổ chức. Tại sao chúng lại

được giao dịch nhiều trong OTC chứ không phải thị trường chính thức? Một trong những lý do có thể tìm thấy là từ vai trò hai mặt của những ngân hàng, họ vừa là những người tổ chức phát hành chứng khoán vừa là những nhà giao dịch trong thị

trường OTC, điều đó cho phép họ tốn ít phí hơn trong những giao dịch có tổ chức. Quay lại với việc cân nhắc và so sánh khả năng điều hòa trong thị trường OTC và thị trường chính thức, Cecchetti (2007) đã cung cấp những bằng chứng cho thấy là trong một cuộc khủng hoảng tính thanh khoản, những hoạt động giao dịch dựa trên trao đổi có tổ chức sẽ trôi chảy hơn những thị trường OTC, hơn nữa khủng hoảng tính thanh khoản trong thị trường OTC thì có những tác động hệ thống hơn đến toàn thị

trường. Cecchitti đã trích dẫn những phản ứng khác nhau của hai dạng thị trường này trước những tin tức khó khăn về khả năng thanh toán của các trung gian tài chính, như

muốn nhấn mạnh thêm cho nhận định này. Ông lấy cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 của LTCM làm một ví dụ, phần thiệt hại tài chínhcủa nó chủ yếu tập trung vào những hợp đồng hoán đổi được giao dịch trong thị trường OTC. Một dẫn chứng khác là sự thất bại của Amararanth Advisors năm 2006, một quĩ đầu cơ chuyên nghiệp cũng xuất phát từ những rủi ro trong hợp đồng giao sau năng lượng.

Thị trường có tổ chức yêu cầu những người tham gia phải nắm giữ số dư để

duy trì vị thế, hơn nữa sự xuất hiện của một nhà thanh toán bù trừ cũng làm giảm đi rủi ro hợp đồng (counterparty risk). Những thị trường có tổ chức luôn chú trọng đến tính chuẩn hóa cao hơn của những hợp đồng tài chính và đảm bảo cho tính minh bạch của thông tin ngày càng được cải thiện, qua đó, chúng góp phần tạo điều kiện cho những hợp đồng tài chính sẽ có tính thương lượng hơn trong những tình huống căng thẳng

Chúng ta không phủ nhận những ưu thế vượt trội của thị trường OTC như chi phí giao dịch thấp, đáp ứng được sự đa dạng những nhu cầu khác nhau của các nhà

đầu tư, sự tiện lợi và nhanh chóng, v.v… nhưng cuộc khủng hoảng vừa qua cũng đã lên tiếng báo động, đã đến lúc chúng ta cần đặt ra mối quan tâm lớn hơn đối với thanh khoản thị trường và hoạt động của thị trường OTC. Việc mà những nhà điều hành, những người nắm quyền quản lý cần làm là củng cố thêm các quy định, lên kế hoạch cấu trúc lại thị trường tài chính theo hướng tối thiểu hóa rủi ro hệ thống. Bên cạnh đó, giới thiệu những trao đổi có tổ chức với những hợp đồng tài chính được chuẩn hóa, cho những loại công cụ tài chính cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn: Lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính pptx (Trang 26 - 27)