Kết quả nghiên cứu thử nghiệm

Một phần của tài liệu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 102 - 108)

6 tuổi trong hoạt động vui chơi

3.2.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm

Để khẳng định tính hiệu quả của những biện pháp giáo dục TTL chotrẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi đã đề xuất, chúng tôi tập trung so sánh kết quả nghiên cứu của các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm để đưa ra những nhận định mang tính khái quát.

3.2.2.1. So sánh nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC

của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm

Chúng tôi tiến hành đàm thoại với trẻ và đặt câu hỏi với từng trẻ ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về TTL trong HĐVC. Qua việc phân tích kết quả cho thấy, nhận thức về TTL trong HĐVC của trẻ ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước khi thử nghiệm là tương đương nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa

Tính chủ động trong khi chơi

Chọn góc chơi Đối chứng 2,15 0,582 Thực nghiệm 2.25

Chọn vai chơi Đối chứng 2.05 0,770 Thực nghiệm 2,00

Lựa chọn đồ chơi Đối chứng 2,05 0,504 Thực nghiệm 1,90 Rủ bạn cùng chơi Đối chứng 2,10 0,823 Thực nghiệm 2,05 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ý chí, kiên trì trong giờ chơi

Bạn muốn đổi vai với Đối chứng 2,00 0,603 Thực nghiệm 2,10

Thay đổi vai đã chơi Đối chứng 2,00 0,303 Thực nghiệm 2,25 Sáng tạo trong khi chơi Dùng vật thay thế Đối chứng 2,10 0,618 Thực nghiệm 2,20 Nghĩ ra trò chơi độc

đáo để thu hút các bạn Đối chứng Thực nghiệm 1,80 1,90 0,618

Kỹ năng tự nhận xét, đánh giá

Kỹ năng tự nhận xét,

đánh giá về mình Đối chứng Thực nghiệm 1,95 2,20 0,260 Cất dọn đồ chơi Đối chứng 1,95 0,328

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, hầu như không có sự chênh lệch trong nhận thức về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm hay nói cách khác thì nhận thức về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC trước khi thử nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự tương đồng nhau. Sở dĩ có kết luận như vậy là dựa trên điểm trung bình theo các tiêu chí trong nhận thức về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC của hai nhóm cũng không có sự chênh lệch đáng kể. Đồng thời kiểm định T – Test cho thấy đều có mức ý nghĩa p > 0,05 là không có sự khác biệt về ý nghĩa giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Như vậy, có thể kết luận, nhận thức về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước thử nghiệm là có sự tương đồng.

3.2.2.2. So sánh mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

trong HĐVC của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm

Chúng tôi tiến hành quan sát giờ chơi của trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ, ghi chép những biểu hiện về hành vi tự lực của từng trẻ ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm để đánh giá mức độ biểu hiện của trẻ về TTL trong HĐVC. Qua việc phân tích kết quả cho thấy, biều hiện hành vi tự lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước khi thử nghiệm là tương đương nhau, điều này được thể hiện ở điểm trung bình ở các biểu hiện hành vi tự lực của trẻ . Ở tất cả các nội dung sự chênh lệch giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là không đáng kể. Để khẳng định sự tương đồng này, chúng tôi đã sử dụng kiểm nghiệm T-Test để kiểm định thì mức ý nghĩa của các biểu hiện đều lớn hơn α = 0,05 rất nhiều, chứng tỏ giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.

3.2.2.3. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm theo các tiêu chí

Bảng 3.2. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính chủ động trong khi chơi

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa

Tính chủ động trong khi chơi

Tự phân vai, nhận vai chơi Đối chứng 2,30 0,768 Thực nghiệm 2,35 Tự chọn góc chơi, chủ đề chơi Đối chứng 2,40 0,560 Thực nghiệm 2,30 Tự bàn bạc, thảo luận về nội dung chơi

Đối chứng 2,25

1,000 Thực nghiệm 2,25

Biết tự chọn đồ chơi Đối chứng 2,45 0,759 Thực nghiệm 2,50 Biết tự chọn và rủ bạn cùng chơi Đối chứng 2,25 0,180 Thực nghiệm 2,50

Nhìn vào bảng 3.2. cho thấy, hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi biểu hiện trong tiêu chí tính chủ động trong khi chơi của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm đều ở mức trung bình và không có sự khác biệt ý nghĩa. Trẻ ở cả hai nhóm vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ định của cô về vai chơi, góc chơi. Việc tự bàn bạc, thảo luận về nội dung chơi, tự chọn đồ chơi và rủ bạn cùng chơi ở trẻ cũng biểu hiện ở mức thỉnh thoảng là chủ yếu.

Sở dĩ có kết luận như vậy là dựa trên điểm trung bình theo từng nội dung trong nhận thức của trẻ về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC của hai nhóm cũng không có sự chênh lệch đáng kể.

Bảng 3.3. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí ính hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề trong khi chơi Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý

nghĩa Hợp tác trong khi chơi Hợp tác với bạn để tiến hành trò chơi Đối chứng 2,15 0,794 Thực nghiệm 2,20

Biết tự điều khiển trò chơi Đối chứng 2,20 0,757 Thực nghiệm 2,15 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ý chí, kiên trì trong giờ chơi

Biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong khi chơi

Đối chứng 1,95

1,000 Thực nghiệm 1,95

Biết thỏa hiệp, tự kiềm chế khi chơi với bạn

Đối chứng 2,05

1,000 Thực nghiệm 2,05

Kết quả của bảng 3.3 cho thấy, biểu hiện về tính hợp tác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm đều ở mức trung bình và không có sự khác biệt ý nghĩa. Đặc biệt ở biểu hiện “Biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong khi chơi” và “Biết thỏa hiệp, tự kiềm chế khi chơi với bạn” ở cả hai nhóm đều có điểm trung bình như nhau là 1,95 và 2,05.

Phân tích số liệu bảng 3.4 cho thấy, biểu hiện về tính sáng tạo và tự tin trong khi chơi của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm tương đương nhau và đều ở mức trung bình là chủ yếu. Các biểu hiện của tính sáng tạo trong khi chơi nghiêng về mức thấp, đặc biệt ở biểu hiện “Biết nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi” của nhóm đối chứng nghiêng gần với mức thấp hơn với điểm trung bình là 1,55. Nói về biểu hiện này, GV ở tại nhóm lớp có chia sẻ: một số trẻ thuộc nhóm này không biết hợp tác với bạn khi chơi, thậm chí có bé chỉ thích chơi một mình, hơn nữa trẻ vẫn còn chơi theo

thói quen, mọi ngày chơi như thế nào thì hôm sau cũng chơi như thế, nên việc nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi ở trẻ thể hiện không thường xuyên. Ở biểu hiện “Chơi vui vẻ, hăng say, thích thú” và “Mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi” của nhóm thực nghiệm đều ở mức cao với điểm trung bình là 2,55. Qua quan sát thực tế, các trẻ ở nhóm này tham gia vào trò chơi mạnh dạn, tự tin và hứng thú với vai chơi của mình. Qua kiểm nghiệm T - Test cũng cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về tiêu chí tính hợp tác và tự tin trong khi chơi.

Bảng 3.4. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính sáng tạo và tự tin trong khi chơi

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa

Sáng tạo trong khi chơi

Biết tạo ra những tình huống mới trong khi chơi

Đối chứng 1,80

0,365 Thực nghiệm 1,95

Có nhiều ý tưởng trong quá trình chơi

Đối chứng 1,80

0,365 Thực nghiệm 1,95

Tự tạo đồ chơi mới trong lúc chơi

Đối chứng 1,60

0,221 Thực nghiệm 1,85

Biết sáng tạo nội dung chơi

Đối chứng 1,75

0,395 Thực nghiệm 1,90

Biết nghĩ ra các trò chơi độc đáo để thu hút bạn cùng chơi

Đối chứng 1,55

0,559 Thực nghiệm 1,65

Biết phát triển chủ đề chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Đối chứng 2,00 0,489 Thực nghiệm 2,10 Tự tin, hứng thú trong khi chơi

Chơi vui vẻ, hăng say, thích thú

Đối chứng 2,45

0,539 Thực nghiệm 2,55

Mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi

Đối chứng 2,30

0,187 Thực nghiệm 2,55

Bảng 3.5. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa Tính kiên trì, bền bỉ theo đuổi trò chơi đến cùng Kiên trì thực hiện đúng luật chơi Đối chứng 1,95 0,330 Thực nghiệm 2,05 Có sự nỗ lực, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của vai chơi

Đối chứng 2,00 0,489 Thực nghiệm 2,10 Chơi đến cùng không bỏ giở giữa chừng Đối chứng 2,05 1,000 Thực nghiệm 2,05

Qua bảng 3.5 cho thấy, biểu hiện về tính kiên trì, bền bỉcủa trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm đều ở mức trung bình và không có sự khác biệt. Điều này được thể hiện ở điểm trung bình ở từng nội dung biểu hiện theo tiêu chí này. Ở tất cả các nội dung sự chênh lệch giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là không đáng kể. Để khẳng định sự tương đồng này, chúng tôi đã sử dụng kiểm nghiệm T-Test để kiểm định thì mức ý nghĩa của các biểu hiện đều lớn hơn α = 0,05 rất nhiều, chứng tỏ giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 3.6. Mức độ biểu hiện hành vi tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tự nhận xét, đánh giá khi kết thúc trò chơi

Tiêu chí Biểu hiện Nhóm Điểm TB Mức ý nghĩa Tự nhận xét, đánh giá khi kết thúc trò chơi Biết tự nhận xét, đánh giá về mình và các bạn sau khi chơi

Đối chứng 2,15 0,794 Thực nghiệm 2,20 Biết cất dọn đồ chơi gọn gàng, để đúng nơi qui định Đối chứng 2,40 0,805 Thực nghiệm 2,35

Đánh giá biểu hiện hành vi tự lực của trẻ theo tiêu chí tự nhận xét, đánh giá của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thử nghiệm qua điểm trung bình ở từng biểu hiện cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể giữa hai nhóm này. Theo kết quả bảng 3.6 xét ở từng biểu hiện cụ thể ở cả hai nhóm đều có điểm ở mức trung bình từ 2,15 đến 2,40. Điểm trung bình này cho thấy mức độ biểu hiện hành vi tự lực theo tiêu chí này của trẻ là ở mức thỉnh thoảng. Đồng thời tiến hành kiểm nghiệm T-Test thì các biểu hiện cụ thể đều cho thấy mức ý nghĩa p > 0,05 giúp ta có thể khẳng định không có sự khác biệt về ý nghĩa giữa hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về các biểu hiện hành vi tự lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC theo tiêu chí tự nhận xét, đánh giá trước thời điểm thử nghiệm.

Một phần của tài liệu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)