Các yếu tố ảnh hưởng đến đến TTL của trẻ mẫu giáo –6 tuổi trong hoạt

Một phần của tài liệu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 77)

6 tuổi trong hoạt động vui chơi

2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đến TTL của trẻ mẫu giáo –6 tuổi trong hoạt

2.3.4.1. Kết quả đánh giá của GV về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi

Bảng 2.12. Đánh giá của GV về các hoạt động chủ yếu thể hiện TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi

Các hoạt động N Tỷ lệ %

Hoạt động vui chơi 14 87,5

Hoạt động học tập 6 37,5

Hoạt động tạo hình 8 50,0

Hoạt động lao động 2 12,5

Hoạt động xây dựng 6 37,5

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các GV đều cho rằng hoạt động vui chơi mà đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động thể hiện TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi rõ nét nhất. Sự nhận định này phù hợp với bản chất đặc trưng của hoạt động này. HĐVC là hoạt động mang tính tự lực, tự nguyện. Hơn bất cứ hoạt động nào, khi tham gia vào trò chơi trẻ thể hiện rõ TTL, chủ động của mình. Trẻ hoạt động tích cực và bộc lộ thật hết mình. Rõ ràng HĐVC là hoạt động độc lập và tự chủ đầu tiên của trẻ. Trong khi chơi, trẻ tự lực làm lấy mọi việc như tự chọn góc chơi, chọn vai chơi, tìm kiếm đồ chơi, đăc biệt là độc lập suy nghĩ để khắc phục những trở ngại và tìm kiếm các cách chơi tốt hơn. Có lẽ ít có hoạt động nào mà lại thể hiện tinh thần tự lực, tự chủ cao đến như vậy. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát thực trạng TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC ở trên cho thấy, mức độ TTL của trẻ ở mức trung bình là chủ yếu.

2.3.4.2. Kết quả đánh giá của GV về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt

động vui chơi

Bảng 2.13. Đánh giá chung của GV về mức độ TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi

Mức độ N Tỉ lệ %

Cao 6 37,5

Trung bình 10 62,5

Nhìn vào bảng 2.13 cho thấy, 62,5 % GV đánh giá về mức độ TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở mức độ trung bình, nhận định này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài. GV cũng nhận định không có trẻ nào ở mức thấp, có 37,5% GV cho rằng trẻ có TTL ở mức cao. Qua phỏng vấn, GV cho biết, TTL của trẻ trong HĐVC không cao, thường là ở mức trung bình vì trẻ còn phụ thuộc nhiều vào GV, nhiều trẻ thông minh, ngôn ngữ mạch lạc nhưng còn nhút nhát nên cũng không chủ động và tự lực trong khi chơi, trẻ cũng ít sáng tạo, chưa biết cách phối hợp với bạn trong khi chơi và khi gặp khó khăn thì trẻ không tự giải quyết được nhất là đối với những tình huống nảy sinh trong khi chơi.

Bảng 2.14. Đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi

STT Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng Nhiều (%) Ít (%) Không (%) 1 Tính cách của trẻ (mạnh dạn, tự tin, chủ động, nhút nhát, thụ động ...) 87,5 12,5 0

2 Khả năng, năng lực của trẻ 87,5 12,5 0 3 Hứng thú, nhu cầu chơi của trẻ 87,5 12,5 0 4 Kỹ năng chơi của trẻ 62,5 37,5 0 5 Giới tính của trẻ 37,5 62,5 0 6 Vốn sống, kinh nghiệm của trẻ 62,5 37,5 0 7 Thể chất, sức khỏe của trẻ 12,5 87,5 0 8 Phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt

động vui chơi của giáo viên

87,5 12,5 0

9 Sự động viên, khuyến khích trẻ của GV 87,5 12,5 0 10 Sự tôn trọng trẻ của GV 75,0 25,0 0 11 Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu… 87,5 12,5 0 12 Số lượng trẻ trong lớp ( quá đông hoặc

quá ít)

37,5 50,0 12,5

13 Không gian chơi chung và riêng cho từng góc chơi còn hạn chế

25,0 75,0 0

14 Bạn cùng chơi của trẻ 100 0 0 15 Cách giáo dục tính tự lực cho trẻ của gia

đình

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.14 cho thấy, 87,5 % GV cho rằng các yếu tố:Tính cách, khả năng, năng lực của trẻ, hứng thú, nhu cầu chơi của trẻ có ảnh hưởng nhiều đến TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi. Trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động tự nguyện, tự giác ở trẻ, vì thế hứng thú là yếu tố đầu tiên thúc đẩy trẻ đến với trò chơi. Đối với trẻ MG 5 – 6 tuổi thì trò chơi ĐVTCĐ cần được thực hiện như một hoạt động có ý thức bao gồm các giai đoạn chuẩn bị chơi, thực hiện trò chơi, kiểm tra, đánh giá trò chơi. Vì thế, hứng thú của trẻ đối với trò chơi ĐVTCĐ phải là động cơ không những thúc đẩy trẻ đến với trò chơi, vai chơi mà còn phải giúp trẻ đi qua các giai đoạn của trò chơi một cách tích cực, nếu hứng thú của trẻ không bền vững trẻ cũng dễ chán nản và bỏ dở giữa chừng không chơi nữa.

Ngoài ra, tính cách của mỗi trẻ được biểu hiện trong khi tham gia trò chơi qua sự tự tin, mạnh dạn hay sự thụ động nhút nhát, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc tham gia của trẻ qua các giai đoạn của trò chơi. Nếu trẻ mạnh dạn, tự tin trẻ sẽ luôn chủ động, tích cực trong việc tự chọn vai chơi, góc chơi, mạnh dạn trao đổi, chia sẻ với bạn về ý tưởng của mình để lên kế hoạch thực hiện trò chơi đạt kết quả cao. Tự tin là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính sáng tạo của trẻ trong trò chơi. Ngược lại nếu trẻ thụ động , nhút nhát thì trẻ sẽ dễ có những biểu hiện như luôn chờ sự chỉ định của cô giáo về vai chơi, góc chơi và lệ thuộc vào bạn cùng chơi rất nhiều.

Qua quan sát thực tế, những trẻ có nét tính cách này thường không chủ động, hoặc đứng nhìn bạn chơi hoặc chờ cô, các bạn chỉ cho vai chơi nào, góc chơi nào thì chơi vai chơi, góc chơi đó. Để tiến hành trò chơi tốt trẻ còn cần phải có khả năng, năng lực nghĩa là trẻ phải biết cách chơi, biết cách tổ chức trò chơi, biết cách hợp tác với bạn, nếu không trò chơi rất nghèo nàn về nội dung và rập khuôn về hình thức, các mối liên hệ giữa các bạn cùng chơi rời rạc.

Có đến 100% GV đánh giá yếu tố “Bạn cùng chơi của trẻ” và “Cách giáo dục tính tự lực cho trẻ của gia đình” có ảnh hưởng nhiều đến TTL của trẻ mẫu giáo

5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi. Bạn cùng chơi là một yếu tố rất quan trọng trong trò chơi của trẻ, đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ là một hoạt động đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi với nhau. Nếu các trẻ không biết hợp tác, chia sẻ thì trò chơi sẽ không thành công. Hơn nữa, bạn cùng chơi ảnh hưởng không nhỏ đến cách chơi, nội dung chơi của trẻ. Nếu bạn cùng chơi có nhiều ý tưởng hay, kinh nghiệm nhiều, trẻ cũng sẽ học được và cùng chia sẻ những ý tưởng đó với bạn để cùng nhau phát triển chủ đề chơi, nội dung chơi phong phú hơn. Như vậy, bạn cùng chơi là một yếu tố góp phần vào việc phát triển kỹ năng hợp tác và sáng tạo trong trò chơi của trẻ. Đó là một trong những biều hiện TTL của trẻ trong trò chơi.

Cách giáo dục tính tự lực cho trẻ của gia đình là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến TTL của trẻ, phụ huynh thường có suy nghĩ con họ còn nhỏ chưa thể tự làm được một số việc, hơn nữa ở gia đình lại có rất nhiều người lớn có thể làm giúp trẻ, làm thay trẻ nhiều việc như thu dọn đồ chơi của trẻ sau khi trẻ chơi xong, thay quần áo cho trẻ …nên đã tạo cho trẻ thói quen ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác, không tự mình làm những việc mà khả năng mình có thể làm được, không tự lực khi tham gia vào trò chơi, trẻ thiếu kinh nghiệm và gặp khó khăn trong việc tự giải quyết những vấn đề gặp phải trong hoạt động của mình đặc biệt trong trò chơi ĐVTCĐ. Qua kết quả khảo sát có đến 100% GV khẳng định “Cách giáo dục tính tự lực cho trẻ của gia đình” ảnh hưởng nhiều đến TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi.

Nói về “Kỹ năng chơi của trẻ” và “Vốn sống, kinh nghiệm của trẻ” Có 62,5% GV cho rằng hai yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến TTL của trẻ trong hoạt động vui chơi. Qua quan sát thực tế cho thấy, trò chơi của trẻ thể hiện một cách sinh động cái riêng của từng trẻ, thể hiện sự khác biệt về nhu cầu, hứng thú và đặc biệt gắn với hoàn cảnh sống, kinh nghiệm, vốn sống của trẻ. Những trẻ có vốn sống phong phú, trẻ thường tự mình thể hiện nhiều ý tưởng mới lạ, sáng tạo. Biết phát triển nội dung chơi không cần sự trợ giúp của GV. Như khi quan sát trẻ chơi ở góc

xây dựng, sản phẩm của trẻ là công trình xây dựng đường giao thông trẻ đã làm được nhiều làn đường dành cho các phương tiện giao thông khác nhau, khi được hỏi “tại sao con phải làm nhiều làn đường như vậy?”, trẻ giải thích: “phải làm nhiều làn đường dành riêng cho từng loại phương tiện giao thông đường bộ như xe hai bánh, xe bốn bánh, xe tải… từng loại phải chạy theo làn đường riêng để cho an toàn không gây tai nạn, và cả đường dành cho người đi bộ nữa, con đã nhìn thấy trong tivi đó”. Rõ ràng với vốn sống kinh nghiệm phong phú sẽ làm cho nội dung chơi của trẻ sinh động, đa dạng hơn, trẻ cũng có cơ hội thể hiện và thực hiện ý tưởng của mình. Ngược lại, những hiểu biết và vốn sống, kinh nghiệm không nhiều sẽ không đủ để trẻ bắt đầu hay tiếp tục phát triển ý tưởng chơi của mình. Sự mờ nhạt và thiếu hụt của vốn sống khiến cho trò chơi của trẻ trở nên đơn điệu, nghèo nàn, đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trẻ không có hứng thú, bỏ dở cuộc chơi.

Trong trò chơi, kỹ năng chơi của trẻ cũng là một trong những yếu tố có tính chất quyết định hiệu quả của trò chơi. Kỹ năng chơi là cách thức trẻ thực hiện các hành động chơi. Kỹ năng chơi thường được đánh giá căn cứ vào việc làm chủ cách thức để chơi và mức độ thuần thục. Qua trao đổi trực tiếp với GVMN phụ trách giảng dạy lớp trẻ MG 5 – 6 tuổi, các cô cho biết thêm trẻ biết chơi nhưng chưa thuần thục như: trẻ có phân vai chơi nhưng không biết xưng vai, chưa biết nhập vai, trẻ còn nhầm lẫn giữa những quan hệ thực với những quan hệ chơi.

Khi quan sát trẻ chơi, chúng tôi nhận thấy, kỹ năng chơi của trẻ cũng chưa thuần thục, trẻ chưa biết cách tổ chức trò chơi của mình như chưa biết cách phân công công việc theo từng vai, như khi đến góc chơi “Gia đình” hỏi trẻ: “Ai là người phân công công việc cho những thành viên khác trong gia đình?”, trẻ trả lời: “Ai cũng được, nhưng thường là bạn Thùy Anh” có nghĩa là trẻ đang nói đến tên của bạn chứ không xưng hô theo vai, cho nên ở góc chơi này không có sự gắn kết giữa các vai chơi, quan hệ chơi còn rời rạc. Cách thức giao tiếp, ứng xử theo vai chơi cũng mờ nhạt, trẻ chưa biết cách giao tiếp cho phù hợp tương ứng, như ở góc “bán

hàng” khi khách hàng đến mua hàng chỉ chọn món hàng và trả tiền không hỏi giá, không hỏi phải trả bao nhiêu, không chào hỏi hay nói lời cám ơn…giữa hai bên. Chính kỹ năng chơi chưa thuần thục, trẻ chơi theo thói quen hàng ngày nên làm cho trò chơi của trẻ không sinh động tích cực. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực, chủ động, tự lực của trẻ.

Những yếu tố thuộc về GV cũng ảnh hưởng không nhỏ đến TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi như “Phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi của giáo viên”, “Sự động viên, khuyến khích trẻ và tôn trọng trẻ của GV”. Có đến 87,5% GV đánh giá “Phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi của giáo viên”, “Sự động viên, khuyến khích trẻ và tôn trọng trẻ của GV” ảnh hưởng nhiều đến TTL của trẻ trong HĐVC. Cơ hội thể hiện TTL của trẻ trong HĐVC phụ thuộc nhiều vào phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi của GV. Tổ chức cho trẻ chơi tức là gợi ý, hướng dẫn sao cho trẻ có thể tự chơi, phát huy cao độ TTL của trẻ, không làm thay hoặc không áp đặt, bắt buộc trẻ. Được độc lập, tự lực trong khi chơi trẻ sẽ dễ dàng phát huy nhiều sáng kiến, nỗ lực vượt khó khăn và biết tìm cách khắc phục những trở ngại trong quá trình chơi, qua đó trẻ sẽ phát triển về ý chí, một trong những biểu hiện của TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Trong khi trẻ tham gia vào trò chơi, sự động viên, khuyến khích trẻ và tôn trọng trẻ của GV rất cần thiết, cần tôn trọng tính tự nguyện, tự lực của trẻ vì chơi là một hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ thích thì chơi chứ không ai có thể áp đặt được. GV luôn khuyến khích, động viên trẻ chơi, tạo ra nhiều tình huống chơi nhằm duy trì hứng thú chơi của trẻ và kịp thời động viên, khuyến khích những trẻ có nhiều sáng kiến trong khi chơi như tìm kiếm đồ chơi mới, giải quyết tình huống có vấn đề trong trò chơi hoặc thay đổi kiểu chơi… Điều này sẽ phát huy rất nhiều TTL của trẻ trong HĐVC.

Có đến 87,5 % GV nhận định “Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu…” ảnh hưởng nhiều đến đến TTL của trẻ trong HĐVC. Đồ chơi là phương tiện giúp trẻ triển khai trò chơi. Không đủ đồ chơi sẽ gây khó khăn, làm cản trở việc triển khai

các ý tưởng chơi của trẻ. Ngược lại, quá nhiều đồ chơi cũng làm cản trở việc triển khai trò chơi của trẻ như sự không thống nhất của bạn cùng chơi về số lượng đồ chơi và loại đồ chơi phù hợp nhất với nội dung chơi và vai chơi có thể dẫn đến xung đột trong nhóm chơi. Do đó việc trang bị đồ chơi cho từng góc chơi phải phù hợp với chủ đề chơi và có tác dụng mở rộng chủ đề chơi cho trẻ. Việc này sẽ tạo điều kiện tốt cho TTL của trẻ trong khi chơi, trẻ có thể tự chọn đồ chơi theo khả năng và nhu cầu triển khai chủ đề chơi, tự mở rộng và phát triển chủ đề chơi của mình với những đồ chơi có trong góc chơi. Là điều kiện phát triển tính sáng tạo - một trong những biểu hiện TTL của trẻ trong hoạt động vui chơi. Chẳng hạn như sau buổi đi chơi công viên do trường tổ chức, xe ô tô bị hỏng máy giữa đường phải kéo vào gara sửa. “Sự cố” này gây cho trẻ ấn tượng mạnh mẽ và trò chơi với đề tài “Trạm sửa xe” nảy sinh. Cô giáo sẽ có thể gợi ý và giúp trẻ chuẩn bị mô hình gara và những “dụng cụ cơ khí” để sửa xe.

Theo các GVMN thì các yếu tố “Giới tính, thể chất, sức khỏe của trẻ”, “Số lượng trẻ trong lớp (quá đông hoặc quá ít)”, “Không gian chơi chung và riêng cho từng góc chơi” ảnh hưởng ít đến TTL của trẻ. Khi được hỏi trực tiếp thì GV giải thích thêm: TTL của trẻ không phụ thuộc nhiều vào giới tính hay sức khỏe, thể lực của trẻ. Tùy vào hứng thú, nhu cầu chơi của trẻ và phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi của cô mà TTL sẽ bộc lộ rõ nét hay không. Sự nhận định này cũng tương đồng với kết quả khảo sát thực trạng theo phương diện giới tính cho thấy không có sự khác biệt về TTL giữa nam và nữ của hai trường MN Thực Hành và MN Sài Gòn.

Như vậy, qua kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC với những mức độ khác nhau. Việc xác định được những yếu tố then chốt, ảnh hưởng nhiều đến TTL của trẻ sẽ giúp cho việc đưa ra các biện pháp, cách thức khả thi nhất để phát triển TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐVC.

2.3.4.3. Biện pháp GV sử dụng để giáo dục TTL cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)