Khái quát về tổ chức thử nghiệm

Một phần của tài liệu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 100 - 102)

6 tuổi trong hoạt động vui chơi

3.2.1.Khái quát về tổ chức thử nghiệm

3.2.1.1. Mục đích thử nghiệm

Thử nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả thực tế của các biện pháp được đề xuất để giáo dục TTL chotrẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi. Qua đó đánh giá tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã đề ra.

3.2.1.2. Khách thể thử nghiệm

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm ở Trường MN Thực hành với 2 lớp Lá: Lớp Lá 1: Lớp đối chứng (ĐC)

Lớp Lá 2: Lớp thử nghiệm (TN)

Số trẻ ở mỗi nhóm là 20 cháu, được chọn ngẫu nhiên theo danh sách của GV trong lớp cung cấp.

3.2.1.3. Nội dung thử nghiệm

Thử nghiệm tổng hợp, vận dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp đã xây dựng theo trình tự đã trình bày ở trên để giáo dục TTL chotrẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi.

3.2.1.4. Tổ chức thử nghiệm

* Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường của các hoạt động của trẻ đặc biệt trong hoạt động vui chơi. Điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ ở cả hai

nhóm thử nghiệm và đối chứng là như nhau.

Giữa hai nhóm thử nghiệm và đối chứng không có sự khác nhau về: trình độ GV, sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ.

Sự khác nhau giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng:

- Nhóm đối chứng: GV lên kế hoạch và tổ chức hoạt động vui chơi với hình thức, phương pháp, biện pháp không có gì thay đổi.

- Nhóm thử nghiệm: GV lên kế hoạch và tổ chức hoạt động vui chơi với hình thức, phương pháp, biện pháp theo sự định hướng của người nghiên cứu.

*Tiến trình thử nghiệm

- Chuẩn bị thử nghiệm:

+ Xây dựng chương trình, nội dung thử nghiệm

+ Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN tham gia thử nghiệm và GV ở nhóm đối chứng.

Đối với GVMN tham gia thử nghiệm chúng tôi tiến hành bồi dưỡng về các biện pháp giáo dục TTL chotrẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi. Cụ thể là:

+ Cách thực hiện từng biện pháp

+ Cách sử dụng phối hợp các biện pháp

+ Cách đánh giá hiệu quả của các biện pháp và cách đánh giá nhận thức, hành vi tự lực của trẻ sau thời gian có tác động thử nghiệm qua các tiêu chí về nhận thức, hành vi theo những thang đánh giá thống nhất chung.

Đối với GV phụ trách nhóm đối chứng chúng tôi chỉ bồi dưỡng cách đánh giá TTL qua các tiêu chí về nhận thức, hành vi theo những thang đánh giá thống nhất chung.

- Tiến hành thử nghiệm:

+ Thời gian thử nghiệm: Từ 01/03/ 2012 đến 30/ 05/ 2012

+ Trong quá trình thử nghiệm, GV theo dõi, quan sát, ghi chép những thay đổi, sự phát triển của trẻ theo từng bước thử nghiệm về nhận thức và hành vi tự lực của trẻ trong HĐVC.

Một phần của tài liệu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại tp hồ chí minh (Trang 100 - 102)