6 tuổi trong hoạt động vui chơi
2.3.1. Thực trạng nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo –6 tuổi trong hoạt động
Mức thấp (1điểm – 1,5điểm): Trẻ không thể hiện TTL trong hoạt động vui chơi
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tự lực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở một số trường MN tại TP.HCM hoạt động vui chơi ở một số trường MN tại TP.HCM
2.3.1. Thực trạng nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi động vui chơi
Qua tiến hành điều tra mức độ nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi bằng phương pháp đàm thoại với từng trẻ. Kết quả thu được như sau:
2.3.1.1. Mức độ nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt
động vui chơi
Bảng 2.1. Kết quả nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi
Mức độ N % Điểm TB Xếp loại
Cao 21 17,5
1,97 Trung bình
Trung bình 84 70,0
Thấp 15 12,5
Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy mức độ nhận thức về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở hai trường MN Thực hành và MN Sài Gòn ở mức độ trung bình là chủ yếu. Số trẻ xếp loại trung bình chiếm 70,0%, số trẻ xếp loại cao chiếm 17,5 %. Điều đó cho thấy có 87,5 % trẻ có mức độ nhận thức về TTL trong hoạt động vui chơi từ trung bình trở lên. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 12,5 % trẻ xếp loại thấp nhận thức về TTL trong hoạt động vui chơi. Con số này đáng để các GVMN và các nhà nghiên cứu quan tâm vì nhận thức thấp thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi tự lực của trẻ trong hoạt động vui chơi.
2.3.1.2. Mức độ nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi theo từng tiêu chí
Bảng 2.2. Kết quả nhận thức về TTL của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi theo từng tiêu chí
Nội dung Mức 1 % Mức 2 % Mức 3 % Điểm TB Tính chủ động trong khi chơi
Chọn góc chơi 31,7 65,8 2,5 2,29 Chọn vai chơi 22,5 70,0 7,5 2,15 Lựa chọn đồ chơi 15,8 62,5 21,7 1,94 Bạn cùng chơi 21,7 49,2 29,2 1,92
Điểm TB chung 2,07
Kỹ năng giải quyết vấn đề và ý chí, kiên trì trong giờ chơi
Khi thiếu đồ chơi 20,0 54,2 25,8 1,94 Bạn muốn đổi vai
với con
10,8 71,7 17,5 1,93
Thay đổi vai đã chơi 17,5 51,7 30,8 1,86 Điểm TB chung 1,91 Sáng tạo trong khi chơi 14,2 50,0 35,8 1,78 Kỹ năng tự nhận xét, đánh giá Kỹ năng tự nhận xét, đánh giá 16,7 61,7 21,7 1,95 Cất dọn đồ chơi 24,2 46,7 29,2 1,95 Điểm TB chung 1,95
Theo bảng 2.2 cho thấy: Mức độ nhận thức của trẻ MG 5 – 6 tuổi về TTL theo từng tiêu chí ở mức độ trung bình là chủ yếu. Nói về tính chủ động trong trò chơi , đa số trẻ nhận thức rằng cần chờ sự chỉ định của cô giáo thì mới được bắt đầu chơi và vào các góc chơi có đến 65,8 % và 70,0% trẻ đã nói lên điều này. Qua trò chuyện thêm với trẻ thì trẻ cho biết phải chờ cô chỉ định góc chơi và vai chơi vì hàng ngày con đều chơi như vậy. Chỉ có 32,5% và 22,5 % thì cho rằng tự lực là khi đến giờ chơi là không cần đợi yêu cầu hay chỉ định của cô giáo mà phải tự mình chọn góc chơi, vai chơi, khi hỏi sâu hơn thì trẻ trả lời vì mình đã lớn rồi thì phải tự làm chứ vậy mới là bé ngoan.
Còn về việc lựa chọn đồ chơi để phục vụ cho trò chơi của mình thì trẻ cho rằng mình phải tự chọn đồ chơi mình thích và phù hợp với vai chơi mới là người tự lực nhưng số lượng trẻ có nhận thức như vậy không cao chỉ có 15,8%. Có đến 63,3% trẻ nói “con cùng cô lấy đồ chơi” vì trẻ bảo có sự giúp đỡ của cô thì con mới thấy yên tâm, những đồ chơi cùng lấy với cô giáo sẽ chính xác và chắc chắn phù hợp với góc chơi, vai chơi của con. Điều này cho thấy trẻ vẫn còn thói quen trong suy nghĩ là phải nhờ vả người khác.
Khả năng giải quyết vấn đề trong khi chơi của trẻ cũng ở mức trung bình với điểm trung bình chung 2.10. Trong tình huống thiếu vật thật thì phải giải quyết như thế nào, thì có đến 54,2% trẻ nghĩ rằng việc này khó phải nhờ cô giáo giúp đỡ chứ không tự làm được vì phải nhiều đồ vật để thay cho vật thật nhưng con không biết chọn cái nào nên cần phải có sự giúp đỡ của cô giáo mới nhanh và chính xác. Chỉ có 20,0% trẻ nói rằng tự lực là mình phải tự tìm vật khác thay thế vì đó là khả năng giỏi nhất để chứng tỏ mình tự làm được việc khó. Khi được hỏi nếu có bạn muốn đổi vai chơi với con thì con sẽ làm gì ? ở nội dung này trẻ không tự giải quyết hoàn toàn, chỉ có 10,8% trẻ cho rằng “tự thỏa hiệp với bạn để tiếp tục chơi”, tìm hiểu sâu hơn thì được trẻ giải thích: để chơi vui vẻ thì con tự thỏa thuận với bạn để con chơi hôm sau bạn chơi vai đó, bạn sẽ chịu và trò chơi sẽ tiếp tục. Có đến 71,7% trẻ cho rằng: “Phải nhờ cô giáo giúp đỡ” tức là sẽ gọi cô đến và cô sẽ là người quyết định ai được chơi tiếp vai chơi đó. Hỏi tại sao phải nhờ đến cô giáo trẻ bảo rằng: nếu không
có cô giáo các bạn sẽ dành với con đến khi nào được thì thôi mà con thì đang thích vai chơi đó, các bạn sẽ cãi nhau và như thế chơi sẽ không vui nữa và có thể cô giáo sẽ cấm không cho chơi nữa và có 17,5% trẻ trả lời trong tình huống đó con sẽ “Ngừng không chơi nữa”, trẻ giải thích rõ với lý do đơn giản là con sẽ nhường cho bạn vì con không muốn giành vai chơi với bạn sẽ gây ồn ào, cô sẽ trách và không cho chơi nữa.
Còn về sự kiên trì với mục đích đã đặt ra, có 51,7% trẻ trả lời là con sẽ “Xin cô đổi vai khác, góc chơi khác” vì con chơi đã chán rồi. Chỉ có 17,5% trẻ cho rằng sẽ “cố gắng chơi đến cùng để hoàn thành nhiệm vụ” vì người tự lực là người phải biết vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ mình phụ trách, nếu biết làm như vậy thì cô giáo sẽ khen và lần sau sẽ cho chơi tiếp. Còn 30,8% trẻ khẳng định “con sẽ nghỉ không chơi nữa” với lý do đơn giản là con không thích và không muốn chơi nữa, ngày mai mình vẫn còn được chơi nữa mà với suy nghĩ như vậy cho nên trẻ dễ dàng bỏ dở giữa chừng mà không có sự cố gắng, kiên trì với mục đích mình đã đặt ra.
Qua đó cho thấy, nhận thức của trẻ về khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong trò chơi và sự kiên trì với mục đích đã đặt ra chỉ ở mức trung bình. Những khả năng này là một trong những biểu hiện của TTL của trẻ vì nó thể hiện khả năng tư duy và sự tự tin, mạnh dạn của trẻ trước những tình huống nảy sinh trong khi chơi. Nếu trẻ không nhận thức tốt điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến hành vi tự lực của trẻ trong khi tham gia vào trò chơi, trẻ sẽ khó vượt qua những khó khăn và sẽ dễ dựa dẫm vào người khác, dễ bỏ việc giữa chừng, sẽ thiếu những sáng kiến, ý tưởng độc đáo và điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả của trò chơi.
Tính sáng tạo trong trò chơi của trẻ cũng được trẻ thể hiện qua trả lời câu hỏi “ Người tự lực là người sẽ làm như thế nào để trò chơi được hấp dẫn hơn?” thì có đến 50,0% trẻ chọn “ sẽ chơi theo yêu cầu của cô” và 35,8% trẻ chọn “Chơi theo cách cũ như mọi ngày” vì con không tự nghĩ ra được trò chơi nào độc đáo, hấp dẫn để thu hút các bạn cả, điều này khó lắm con không làm được, chỉ có 14,2% trẻ cho rằng “Tự nghĩ ra những trò chơi độc đáo để thu hút các bạn”, khi được hỏi tại sao, trẻ giải thích: nếu mình tự nghĩ ra những trò chơi mới, hấp dẫn thì sẽ làm cho góc
chơi vui hơn và như thế sẽ có nhiều các bạn khác đến cùng chơi.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.2 còn cho thấy, khả năng “Tự nhận xét, đánh giá” và “cất dọn đồ chơi” cũng ở mức trung bình với điểm trung bình là 1,95. Trẻ cho rằng phải có sự yêu cầu của cô thì mới nhận xét, đánh giá về mình và các bạn chứ tự mình làm việc này sau khi kết thúc trò chơi là không được vì chưa có sự cho phép của cô, hơn nữa con cũng không biết sẽ tự nhận xét, đánh giá như thế nào. Sau khi chơi xong phải biết cất dọn đồ chơi mới là bé ngoan, mới đúng là người biết tự lực không nhờ vả người khác, có 24,2% trẻ có suy nghĩ này và có 46,7% trẻ trả lời “Chờ cô yêu cầu thì con mới dọn” và 29,2% “Để đó cho các bạn khác dọn”. Tìm hiểu sâu hơn thì trẻ cho biết thêm: “Con phải chờ cô yêu cầu qua việc cô lắc chuông hoặc bật nhạc báo hiệu kết thúc giờ chơi và yêu cầu dọn dẹp đồ chơi thì con mới dọn, vì cũng có các bạn khác dọn rồi, ở nhà con có mẹ và cô giúp việc thường dọn dẹp đồ chơi cho con”. Qua đó cho thấy cách giáo dục của người lớn và nề nếp sinh hoạt ở gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến TTL của trẻ trong hoạt động vui chơi. Nếu trẻ thường có những thói quen như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ về TTL, trẻ khó có thể nhận thức đúng, đầy đủ về những biểu hiện của TTL trong hoạt động vui chơi.
Với kết quả khảo sát nhận thức về TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở bảng 2.2 cho thấy mức độ nhận thức của trẻ ở mức độ trung bình là chủ yếu, nếu có tác động giáo dục phù hợp có thể nâng cao nhận thức của trẻ về TTL trong hoạt động vui chơi. Vì nếu trẻ có nhận thức tốt về TTL thì sẽ dễ có những hành vi tự lực tương ứng trong hoạt động vui chơi. Điều này rất cần thiết vì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ MG, có vai trò rất quan trọng trong phát triển các quá trình tâm lý, trí tuệ và nhân cách của trẻ. Nếu trẻ có TTL cao trong hoạt động vui chơi cũng là điều kiện thuận lợi để kích thích TTL của trẻ trong các hoạt động khác.