Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp quan sát và phương pháp trò chuyện là phương pháp chủ đạo, các phương pháp còn lại là phương pháp hỗ trợ.
2.1.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Giai đoạn 1: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành thiết kế bảng hỏi mở gồm 5 câu hỏi về những vấn đề liên quan đến TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi. Sau đó phát cho 16 GVMN đang dạy lớp Lá (MG 5 – 6 tuổi) tại các trường MN Thực hành, MN Sài Gòn, MN8 – Quận 5 và 10 Giảng viên đang giảng dạy các môn Giáo dục Mầm non và phương pháp để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.
Giai đoạn 2:
Thu bảng hỏi mở và xử lý số liệu, dựa trên kết quả xử lý chúng tôi xây dựng bảng hỏi chính thức dành cho khách thể là GVMN.
Bảng hỏi gồm 6 câu hỏi [Phụ lục 4] nhằm tìm hiểu:
- Đánh giá của giáo viên về các hoạt động chủ yếu thể hiện TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi, thực trạng mức độ TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi (câu 1, 2, 3).
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến TTL của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt đông vui chơi (câu 4).
- Các biện pháp GV sử dụng để giáo dục TTL cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi (câu 5).
- Ý kiến của GV về các biện pháp giáo dục TTL cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi (câu 6).
Giai đoạn 3: Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức.
2.1.4.2. Phương pháp đàm thoại
Chúng tôi tiến hành trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi về những việc mà trẻ có thể tự thực hiện trong hoạt động vui chơi (chủ yếu là trò chơi ĐVTCĐ) ở trường mầm non.
- Sử dụng bảng hỏi để đánh giá nhận thức của trẻ về TTL trong hoạt động vui chơi [Phụ lục 3].
2.1.4.3. Phương pháp quan sát
trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non. [Phụ lục 3]
Dự giờ để quan sát các biện pháp giáo viên sử dụng để giáo dục TTL cho trẻ.
2.1.4.4. Phương pháp phỏng vấn.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số GVMN được chọn làm khách thể nghiên cứu nhằm làm rõ hơn về những biểu hiện TTL của trẻ, các yếu tố ảnh hưởng